Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 20, 2022
Mục Lục Bài Viết
Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến, thường bắt đầu từ một đốm nhỏ có màu đen hoặc nâu ở men răng. Phạm vi tổn thương có thể mở rộng sang những cấu trúc bên trong của răng nếu không được chữa trị kịp thời. Và hiện tượng răng cấm bị sâu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân dưới đây:
Hình thái răng không tốt: Mặt nhai của răng cấm thường rộng, có nhiều hố rãnh, múi để nghiền và xay thức ăn trước khi đưa vào dạ dày. Nếu hố rãnh quá sâu, vụn thức ăn, vi khuẩn rất dễ kẹt lại bên trong, gây ra tình trạng răng cấm bị sâu.
Lười đánh răng: Nếu không được làm sạch sau khi ăn uống, tinh bột, đường và Axit có trong thực phẩm sẽ bám lại ở bề mặt răng. Chúng sẽ khiến men răng yếu đi. Lúc này vi khuẩn sẽ có điều kiện tấn công, gây sâu răng.
Đánh răng không đúng cách: Đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang sẽ làm men răng bị mài mòn nhanh hơn, khiến chúng mỏng dần đi.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Thực phẩm có hàm lượng đường cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó nó còn làm gia tăng nguy cơ bị một số bệnh lý về răng miệng. Nguyên nhân là do đường rất dễ bám lại trên răng.
Ảnh hưởng của bệnh lý toàn thân: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ bị sâu răng cao hơn bình thường.
Tụt nướu: Hiện tượng này sẽ khiến chân răng bị lộ ra ngoài, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công, gây sâu răng.
Khô miệng hoặc giảm tiết nước bọt: Nước bọt giữ vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sâu răng. Nước bọt giúp trung hòa các chất Axit gây hại, rửa sạch vụn thức ăn còn sót lại trên răng và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Phương pháp điều trị chuyên khoa là cách duy nhất giúp điều trị tận gốc bệnh sâu răng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát sức khỏe răng miệng của bệnh nhân. Bên cạnh đó có thể chỉ định chụp X-quang tại chỗ (nếu cần thiết) để đánh giá mức độ tổn thương của răng.
Bác sĩ sẽ lên kế hoạch chữa trị phù hợp dựa vào kết quả thăm khám và tư vấn cụ thể cho bệnh nhân. Mục đích xuyên suốt của việc chữa trị là hoàn toàn loại bỏ các ổ vi khuẩn, mô răng bị hỏng, đồng thời tái tạo, phục hồi lại hình dáng răng ban đầu. Dưới đây là những biện pháp điều trị răng cấm bị sâu được áp dụng phổ biến:
Đây là kỹ thuật phục hình răng nhanh chóng, đơn giản, thường được hoàn thành chỉ trong một lần hẹn. Miếng trám đóng vai trò như một tấm chắn, bảo vệ mô răng trước sự tấn công của vi khuẩn và hạn chế nguy cơ tái sâu. Tuy nhiên, khả năng chịu lực khi nhai của miếng trám sẽ không cao. Do đó, người bệnh chỉ nên nhai với một lực vừa phải sau khi thực hiện để tránh làm miếng trám bị vỡ.
Bạn cũng nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ theo dõi tình trạng của miếng trám và đưa ra phương hướng xử lý kịp thời khi nó đi lệch ra khỏi vị trí trám hoặc có dấu hiệu bong tróc.
Vậy trám răng cấm bị sâu bao nhiêu tiền? Chi phí hàn trám răng cấm bị sâu thông thường sẽ dao động từ 100.000 – 700.000 đồng. Nếu bạn chọn thực hiện trám và chất liệu Inlay/Onlay thì mức giá có thể lên đến 5 triệu đồng/răng. Thế nhưng dùng vật liệu nào để trám sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng của răng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cụ thể hơn.
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng sâu mang đến hiệu quả sử dụng lâu dài. Trung bình một chiếc răng sứ có tuổi thọ từ 8 – 10 năm. Nhiều loại có thể dùng đến hơn 20 năm hoặc hơn. Răng sứ sẽ được bác sĩ chụp lên chiếc răng thật và cố định lại bằng chất gắn chuyên dụng.
Răng sứ sẽ bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn, các kích thích từ bên ngoài và hỗ trợ phục hồi lại hình dáng chuẩn. Trong trường hợp răng cần được điều trị viêm tủy, bác sĩ sẽ chỉ định chữa tủy, gắn thêm cùi giả hoặc đóng chốt răng (nếu cần thiết) trước khi bọc sứ.
Có thể sẽ không cần phục hình nếu răng chỉ bị sâu nhẹ. Sau khi loại bỏ các mô sâu, bác sĩ nha khoa sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách.
Ngược lại, khi răng cấm bị sâu nghiêm trọng, không thể phục hình được nữa, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và tư vấn cho người bệnh phương pháp trồng lại sao cho phù hợp, ví dụ như cầu răng sứ, răng giả tháo lắp, cấy ghép Implant. Song song với việc chữa trị nha khoa, bạn cũng nên kiểm soát các bệnh lý toàn thân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Để ngăn ngừa bệnh sâu răng, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng, thông qua việc duy trì những thói quen tích cực dưới đây:
Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp thêm một số thắc mắc có liên quan dưới đây:
Sâu răng cấm sẽ làm cấu trúc men răng và ngà răng bị tổn thương. Nếu kéo dài không điều trị sẽ gây ra tình trạng viêm tủy răng, chết tủy,… khiến miệng bị hôi, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, thậm chí làm mất răng và tác động đến sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc nhai thức ăn hàng ngày của bạn sẽ gặp khó khăn. Về lâu dài, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào chân răng, theo phần tủy mềm lan xuống nướu, lợi, hàm. Tệ hơn nó có thể gây hoại tử. Ngoài ra, nếu để quá lâu, vết sâu có thể phá hủy những chiếc răng kế cận.
Răng cấm được đánh giá là chiếc răng giữ vai trò quan trọng nhất trên cung hàm. Bên cạnh chức năng nhai thức ăn, nó còn là “chìa khóa” để tạo thành cấu trúc hàm. Vì nó là chiếc răng vĩnh viễn mọc đầu tiên trên hàm. Do đó nếu răng cấm mọc không đúng vị trí thì sẽ kéo theo sự sai lệch của toàn hàm.
Răng cấm bị mất sẽ tạo thành khoảng trống tại vị trí đó, tác động tiêu cực đến toàn hàm. Những chiếc răng khác sẽ ngày càng xô lệch và có xu hướng nghiêng về khoảng trống khiến cấu trúc hàm gặp biến chứng
Bên cạnh đó, nhổ răng sau một thời gian sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm vì lực ăn nhai đã bị suy giảm. Vấn đề này kéo theo nhiều biến chứng khó điều trị và tiềm ẩn nguy hiểm. Thế nên bác sĩ luôn hướng đến việc bảo tồn răng cấm tối ưu. Nhổ chỉ là phương pháp cuối cùng khi tình trạng sâu quá nghiêm trọng không thể chữa trị được. Bạn cũng cần trồng răng sớm sau khi nhổ để phục hình, nhằm hạn chế nguy cơ gặp biến chứng do mất răng.
Nhổ răng cấm bị sâu sẽ tiềm ẩn một số nguy hiểm nhất định do nó nằm ở vị trí nhạy cảm. Ví dụ như làm xương hàm tiêu biến, ảnh hưởng đến thần kinh,… Tuy nhiên, với trình độ y học hiện đại, những yếu tố nguy hiểm kể trên đã được khắc phục đáng kể. Do đó, nếu bạn bắt buộc phải nhổ răng cấm thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy đến cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm thực hiện.
Giải pháp điều trị nha khoa chuyên sâu là cách tốt nhất và duy nhất giúp bạn chữa tận gốc tình trạng răng cấm bị sâu. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện một trong những cách dưới đây:
Hàn trám răng: Nếu răng cấm bị sâu chỉ ở mức nhẹ, chưa gây ê buốt, đau nhức dai dẳng thì hàn trám là biện pháp tối ưu để bảo tồn răng. Kỹ thuật này được thực hiện khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí và thời gian. Đầu tiên, nha sĩ sẽ làm sạch vết sâu răng, loại bỏ vi khuẩn. Tiếp theo, lấp đầy lỗ trống bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Nhờ đó hạn chế nguy cơ răng cấm tái sâu.
Bọc răng sứ: Đây là phương pháp mang đến hiệu quả lâu dài. Tuổi thọ của răng sứ có thể dao động từ 8 – 20 năm tùy loại. Nha sĩ sẽ thiết kế mão sứ tương thích, phù hợp để chụp lên trên răng cấm. Sau đó dùng chất gắn nha khoa cố định lại để bảo vệ răng.
Nhổ răng: Nếu răng cấm bị sâu gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng tức là vi khuẩn đã ăn sâu vào tủy răng. Lúc này nhổ răng là phương pháp duy nhất có thể áp dụng. Sau khi nhổ, bệnh nhân nên cân nhắc thay thế chiếc răng đã mất bằng việc cấy ghép Implant, răng giả tháo lắp hoặc bắc cầu răng sứ.
Mức giá nhổ răng cấm bị sâu ở mỗi cơ sở y tế sẽ khác nhau. Chi phí hiện dao động từ 500.000 – 1.000.000 đồng/răng. Những yếu tố ảnh hưởng đến giá nhổ răng cấm phải kể đến là:
Lưu ý, chi phí trên chỉ mang tính tham khảo. Để nhận được mức giá chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế nhé!