Bà Bầu Bị Cảm Cúm Tháng Thứ 8 – Nguy Hiểm Khó Lường

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bà Bầu Bị Cảm Cúm Tháng Thứ 8 – Nguy Hiểm Khó Lường

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 1, 2021

Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ chỉ ra mức độ nguy hiểm của tình trạng bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8. Đồng thời cung cấp thêm cách chữa trị, chăm sóc và phòng tránh bệnh cúm cho thai phụ hiệu quả nhất, nhằm hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 sẽ đối mặt với một số triệu chứng cảm cúm ở bà bầu điển hình như:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Viêm họng, ho khan, mệt mỏi, đau nhức cơ.
  • Sốt với nhiệt độ vừa hoặc cao.

Triệu chứng của bệnh cúm có thể diễn ra trong 2 – 3 ngày, thậm chí kéo dài 1 – 2 tuần tùy theo mức độ nghiêm trọng của mỗi người. Nếu mẹ bầu thấy bản thân đang có những biểu hiện bất thường của cảm cúm, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để nhận phác đồ chữa trị phù hợp.

Bất kỳ thời điểm nào trong năm mẹ bầu cũng có thể mắc cảm cúm. Tuy nhiên, mùa đông là lúc dễ nhiễm cúm nhất. Thai phụ nên chú ý chăm sóc bản thân thật tốt khi thời tiết chuyển mùa để phòng tránh cúm.

ba-bau-bi-cam-cum-thang-thu-8-1
Bất kỳ thời điểm nào trong năm mẹ bầu cũng có thể mắc cúm

Vậy bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 có nguy hiểm không? Tại thời điểm này, nếu thai phụ nhiễm cúm kèm theo sốt cao trên 39 độ C sẽ rất nguy hiểm cho bản thân và em bé. Triệu chứng sốt cao kết hợp với độc tính của virus có thể dẫn đến biến chứng sảy thai, sinh non do tử cung co bóp.

Ngoài ra, nếu bị cúm nặng trong giai đoạn này, thai nhi có khả năng mắc phải một số dị tật bất thường bẩm sinh về giác quan và tim. Theo các nghiên cứu khoa học, tỷ lệ gặp biến chứng thai kỳ khi bị cúm cao gấp 2 lần so với mẹ bầu khỏe mạnh. Do đó, dù ở tháng thứ 8 quá trình phát triển của thai nhi đã gần như hoàn thiện, nhưng mẹ bầu không được chủ quan, cần có phương pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.

Cách chăm sóc và điều trị bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 cần đến gặp bác sĩ thăm khám sớm. Vì chỉ bác sĩ mới có khả năng chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi. Từ đó, có chỉ định điều trị chính xác nhất. Nếu sốt quá cao mẹ bầu có thể chườm mát và tìm nơi yên tĩnh để nghĩ ngơi, tránh tự ý mua thuốc hạ sốt về dùng.

Ngay cả khi cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thai phụ cũng cần cố gắng bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tăng cường rau xanh, thực phẩm, thức uống giàu Vitamin C như nước cam, chanh,… để nâng cao sức đề kháng, rút ngắn thời gian hồi phục.

Mẹ bầu tuyệt đối không được xông hơi, vì nhiệt độ của nước ối có thể tăng cao, dẫn đến hiện tượng phá hủy tế bào và làm gián đoạn quá trình hấp thụ Oxy của bé. Hơn thế nữa, thai nhi có thể bị mất nước và khuyết tật ống thần kinh nếu cơ thể mẹ bầu nóng hơn 38 độ C.

Ngoài ra, sự kín khí khi xông hơn và áp lực từ hơi nóng sẽ khiến mẹ ngạt thở, chóng mặt, thậm chí hạ đường huyết, làm giảm số lượng máu vận chuyển đến thai nhi. Dù cảm cúm là bệnh lý thường gặp phải ở mẹ bầu, nhưng nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời sẽ tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường. Do đó, việc phòng tránh cảm cúm là điều cần thiết phải làm.

Cẩm nang phòng cảm cúm cho mẹ bầu tháng thứ 8

Để tình trạng bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 không xảy ra, hãy áp dụng ngay cách phòng cảm cúm cho bà bầu như sau:

  • Tiêm vacxin phòng cúm trước khi mang thai là biện pháp hữu hiệu nhất. Mẹ nên đến cơ sở y tế uy tín để thực hiện.
ba-bau-bi-cam-cum-thang-thu-8-4
Tiêm vacxin là biện pháp ngừa cúm tốt nhất
  • Lưu ý đưa những thực phẩm giàu Vitamin C vào chế độ ăn uống hằng ngày nhằm nâng cao sức đề kháng.
  • Mẹ bầu cũng được khuyên bổ sung thêm các thực phẩm giàu Kẽm trong bữa ăn như hạt hướng dương, các loại đậu, hải sản, thịt nạc,…
  • Thêm tỏi vào các món ăn mỗi ngày hoặc uống nước ấm pha tỏi giã nát cũng là biện pháp ngừa cúm hiệu quả.
  • Mẹ bầu có thể uống một cốc nước ấm gừng pha với đường đỏ trước khi đi ngủ để ngăn ngừa cảm cúm.
  • Để quá trình đào thải độc tố diễn ra tốt hơn, thai phụ nên uống khoảng 2 – 2,5 lít nước/ngày.
  • Mỗi ngày nên vận động nhẹ nhàng khoảng 15 – 30 phút để hỗ trợ tuần hoàn máu, nâng cao sức đề kháng và thể lực.
  • Mẹ bầu nên sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý và ngủ đủ giấc.
  • Rửa mặt buổi sáng bằng nước lạnh và dùng nước muối súc miệng thường xuyên để khử khuẩn đường hô hấp.
  • Tránh di chuyển đến nơi đông đúc và tiếp xúc với người mắc bệnh cúm.

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 8 luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng tránh và chữa trị phù hợp, sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi sẽ được đảm bảo an toàn, không phải đối mặt với biến chứng. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ