Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 18, 2023
Mục Lục Bài Viết
Bác sĩ cho biết trường hợp siêu âm 4D em bé nằm sấp khá bình thường và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi. Ở tuần thai thứ 4, bé yêu thường đã nằm trong túi ối.
Khi bé dưới 7 tháng tuổi sẽ thường xoay phải trái, trên dưới, trước sau, ngang dọc,… trong túi ối cũng như tử cung của mẹ. Đây được xem là biểu hiện bình thường vì thế thai phụ có thể yên tâm. Lúc này, khoảng không gian còn trống khá nhiều nên em bé thỉnh thoảng nhào lộn trong bụng mẹ.
Đến khi thai ở mốc thời gian tuần thứ 34 đã có sự định hình đầu hoặc mông vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên thai phụ cần chú ý việc thăm khám đúng lịch trình để bác sĩ xác định vị trí nằm của thai nhi.
Bên cạnh thắc mắc siêu âm 4D em bé nằm sấp có sao không, nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến tính chính xác của kết quả siêu âm khi con yêu nằm sấp. Dưới đây là một số thông tin được bác sĩ chia sẻ về vấn đề này:
Ngoài lúc siêu âm 4D em bé nằm sấp thì trong các giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cũng có thể nhìn thấy những tư thế khác nhau của con yêu:
Trong trường hợp siêu âm 4D em bé nằm sấp thì mẹ có thể tham khảo những biện pháp dưới đây để giúp con yêu thay đổi vị trí, cụ thể như sau:
Nước trái cây tự nhiên có khả năng làm tăng lượng đường trong máu mẹ. Sự kích thích này giúp mẹ nghe được thấy tim bé đập nhanh hơn. Bác sĩ sản khoa cho biết, nước trái cây mát vào trong bụng mẹ cũng có tác dụng đánh thức em bé.
Lưu ý: Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng các loại nước trái cây đóng hộp vì chúng có thể chứa chất làm ngọt nhân tạo, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé yêu.
Đi bộ cũng là cách giúp em bé tỉnh giấc khi đang ngủ. Do đó, khi thực hiện siêu âm, nếu mẹ bầu thấy em bé ít chuyển động thì nên tăng cường đi lại để đánh thức con yêu.
Cười lớn hoặc ho cũng giúp bé yêu tỉnh táo, di chuyển và thay đổi tư thế nằm.
Các bác sĩ cho biết thai nhi khá nhạy cảm với âm thanh. Do đó nếu mẹ bầu trò chuyện hoặc hát ru, bé yêu sẽ có những phản ứng mạnh mẽ để thể hiện sự thích thú cũng như di chuyển nhẹ nhàng trong bụng mẹ.
Mẹ bầu chỉ nên hát hoặc nghe nhạc vừa đủ âm lượng, đặc biệt không nên áp thẳng tai nghe vào bụng vì có thể làm tổn hại thính lực của bé.
Khi mẹ thao tác nhẹ nhàng bằng cách ấn hai ngón tay xuống bụng giống như cách làm của bác sĩ trước siêu âm. Động tác này sẽ giúp bé được đánh thức, di chuyển vị trí nhằm hỗ trợ việc siêu âm diễn ra dễ dàng hơn.
Để tránh siêu âm 4D em bé nằm sấp mẹ bầu cũng có thể nằm ngửa ra giường. Các bác sĩ cho biết khi mẹ di chuyển nhẹ nhạc hoặc làm những công việc vặt dễ khiến bé buồn ngủ.
Chính vì thế nếu mẹ muốn cảm nhận con yêu di chuyển nhiều hơn có thể nằm ngửa ra giường hoặc thử ngồi xuống để khiến môi trường nước ối thay đổi. Do đó, em bé sẽ thức dậy và thay đổi tư thế nằm trong bụng thai phụ.
Chắc hẳn nhiều ông bố, bà mẹ mong muốn được nhìn thấy rõ nét mặt của bé mỗi khi đi siêu âm. Theo các bác sĩ, lúc siêu âm 4D em bé nằm sấp là do vị trí nằm của thai nhi. Dưới đây là một số cách để giúp con yêu nằm ngửa mà mẹ bầu có thể áp dụng:
Thai nhi tương đối nhạy cảm với lượng đường huyết có bên trong cơ thể của mẹ. Do đó, trước khi đi siêu âm khoảng 30 phút, thai phụ nên bổ sung một số món ăn như kem, sinh tố, nước táo, nước cam,…
Lúc bác sĩ tiến hành siêu âm thì bé sẽ thay đổi tư thế và không nằm sấp nữa. Từ đó, mẹ bầu có thể ngắm nhìn thỏa thích con yêu. Mặc dù đây là một mẹo đơn giản nhưng nhiều thai phụ chia sẻ rằng hiệu quả đạt được khá cao.
Khi thai nhi từ tuần tuổi thứ 22 trở đi, thị lực khá nhạy cảm đủ để phân biệt được ánh sáng, bóng tối. Do đó, khi bác sĩ chiếu ánh sáng trẻ sẽ cử động, đẩy người, xoay ra xa chỗ có ánh sáng. Nhờ vậy, tư thế nằm của bé cưng sẽ thay đổi theo, giúp mẹ quan sát được khuôn mặt con rõ nét hơn.
Khi siêu âm 4D em bé nằm sấp thì mẹ bầu nên vận động một cách nhẹ nhàng như đi bộ để con xoay mặt ra bên ngoài. Bởi vì như vậy, em bé có trong bụng mẹ sẽ quay lại nằm vị trí thuận lợi. Từ đó, bác sĩ và thai phụ dễ dàng quan sát được khuôn mặt của con.
Nhiều mẹ bầu khi siêu âm thấy thai nhi lấy tay che mặt lại cũng khá lo ngại. Tuy nhiên, bác sĩ sản khoa cho biết đây là một hành động hết sức bình thường. Từ tháng 5 của thai kỳ trở đi, em bé đã hình thành gần đủ các bộ phận và bắt đầu có ý thức, vận động nhiều hơn.
Những chức năng như thính giác, vị giác cũng hoàn thiện dần và hành động lấy tay che mặt của thai nhi được xem là phản xạ bình thường do sự thay đổi ánh sáng từ môi trường bên ngoài.