Siêu Âm Đầu Dò Âm Đạo Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Siêu Âm Đầu Dò Âm Đạo Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 13, 2023

Siêu âm đầu dò âm đạo là quy trình thăm khám phụ khoa tại cơ quan sinh dục nữ. Phương pháp này sử dụng phổ biến để kiểm tra cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,… Từ những hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ phát hiện bất thường, chẩn đoán bệnh lý và đưa ra hướng điều trị nếu có. Bạn có bao giờ hỏi tại sao người ta lại ứng dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo hay không? Cần phải lưu ý gì khi thăm khám? Hãy cùng tìm hiểu với Đa khoa Phương Nam trong bài viết này nhé!

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì?

Siêu âm đầu dò âm đạo được xem là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán và phát hiện bệnh lý ở vị trí tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung,… Kỹ thuật này sử dụng sóng âm tần cao tiếp xúc qua ngõ âm đạo, hiển thị hình ảnh chuyên sâu, có độ chính xác cao. Nhờ đó, các cơ quan bên trong sẽ được tầm soát, chẩn đoán kịp thời bệnh lý nếu có. Phương pháp siêu âm đầu dò âm đạo thường áp dụng đối với phụ nữ đã lập gia đình hoặc từng quan hệ tình dục.

Siêu âm đầu dò âm đạo là gì?
Siêu âm đầu dò âm đạo giúp chẩn đoán bệnh lý tại cơ quan sinh dục nữ

Kỹ thuật siêu âm vùng bụng hoặc chậu, đầu dò nằm ở bên ngoài khung chậu. Trong khi thăm khám vùng kín, dụng cụ sẽ được đặt vào khoảng 5 – 8 cm trong âm đạo. Vì thế có thể tạo cảm giác hơi khó chịu mỗi khi bác sĩ đút đầu dò vào vùng kín.

Vai trò của siêu âm đầu dò trong chẩn đoán bệnh lý phụ khoa

Siêu âm đầu dò âm đạo giúp thăm khám tình hình cơ quan bên trong vùng chậu. Bác sĩ khuyến cáo mọi người cần kiểm tra thường xuyên để kịp ngăn chặn hội chứng gây nguy hiểm tính mạng. Phương pháp siêu âm đầu dò có khả năng phát hiện ra các bệnh lý dưới đây:

U xơ cổ tử cung

U xơ cổ tử cung là loại u lành tính phổ biến thường gặp ở tử cung. Phụ nữ trong khoảng 30 – 45 tuổi thường mắc căn bệnh này. Các nghiên cứu chỉ ra, hơn 20% nữ giới trên 35 tuổi bị u xơ cổ tử cung nhưng đa số không có triệu chứng lâm sàng. Họ chỉ đi thăm khám khi bụng to ra, cảm giác nặng bụng dưới, ra máu âm đạo bất thường, khó tiểu, táo bón,… 

Bác sĩ đánh giá số lượng, vị trí, kích thước khối u và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp thông qua siêu âm. Đây cũng là một căn bệnh có thể dẫn đến tử vong vì thế mọi người không nên quá chủ quan, nhất là phụ nữ từ 40 tuổi trở lên.

Vai trò của siêu âm đầu dò trong chẩn đoán bệnh lý phụ khoa
Siêu âm đầu dò âm đạo giúp phát hiện bệnh u xơ tử cung sớm

Polyp nội mạc tử cung

Polyp nội mạc tử cung được hình thành do sự tăng sinh khu trú nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của Estrogen. Phụ nữ thường đi khám khi xuất hiện triệu chứng rong huyết, kinh, tăng tiết âm đạo, nhiều trường hợp không có dấu hiệu mà phát hiện tình cờ khi tái khám định kỳ. Siêu âm bơm nước lòng tử cung được xem là phương pháp hữu hiệu nhất để đánh giá số lượng, vị trí, kích thước, polyp cuống dài hay ngắn,…

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng không biểu hiện rõ rệt, đa số trường hợp phát hiện do thăm khám định kỳ, khám vô sinh, tiền sản,… hoặc khi xuất hiện biến chứng cấp gây đau. Siêu âm giúp đánh giá kích thước, đặc điểm phản âm trong lòng u, vỏ u dày hay mỏng, có dịch ổ bụng không,… qua đó giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

U nang buồng trứng
Kỹ thuật siêu âm vùng âm đạo giúp phát hiện bệnh u nang buồng trứng

Các yếu tố rủi ro khi siêu âm đầu dò âm đạo là gì?

Các chuyên gia y tế cho biết không có bất cứ rủi ro nào khi thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo. Phương pháp này hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và thai nhi vì dụng cụ chuyên dụng không sử dụng bức xạ.

Khi đầu dò được đưa vào âm đạo, một số bệnh nhân có thể cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, sự khó chịu này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ biến mất sau khi hoàn tất.

Các yếu tố rủi ro khi siêu âm đầu dò âm đạo là gì?
Phương pháp siêu âm này không mang lại nguy hiểm cho người bệnh

Khi nào nên siêu âm đầu dò?

Chuyên gia phụ khoa khuyến cáo phụ nữ nên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần, đặc biệt nếu có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây cần đi gặp bác sĩ ngay, cụ thể như sau:

  • Đau vùng xương chậu.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
  • Kiểm tra sức khỏe khu vực xương chậu.
  • Kiểm tra u xơ tử cung và u nang buồng trứng.
Khi nào nên siêu âm đầu dò?
Nên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần vùng âm đạo

Thỉnh thoảng, bác sĩ cũng có thể đề nghị siêu âm âm đạo trong thời gian mang thai để:

  • Theo dõi nhịp tim của thai nhi.
  • Quan sát cổ tử cung để theo dõi những biến chứng có thể xảy ra như sảy thai, sinh non.
  • Kiểm tra dấu hiệu bất thường của nhau thai. 
  • Xác định nguyên nhân ra máu bất thường.
  • Chẩn đoán nguy cơ sảy thai.
  • Xác nhận có thai sớm.

Cần chuẩn bị gì để siêu âm đầu dò?

Kỹ thuật siêu âm đầu dò khá đơn giản vì thế người thực hiện không cần phải lo lắng và cần chuẩn bị gì. Tùy thuộc vào lý do thăm khám, bạn có thể đi vệ sinh trước khi thăm khám. Nếu cần làm căng đầy bàng quang, người siêu âm nên uống nước trước khi thực hiện từ 30 phút đến 1 tiếng.

Phương pháp dùng đầu dò để chẩn đoán không gây đau đớn. Tuy nhiên, nó có thể mang lại cảm giác khó chịu. Bác sĩ cho biết kỹ thuật thăm khám này không gây bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến thai nhi.

Siêu âm đầu dò có chính xác không?

Khi áp dụng kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo, bác sĩ có khả năng xác định chính xác vị trí của thai nhi, nhằm phát hiện sớm thai ngoài tử cung. Đây được xem là một chẩn đoán đầy ý nghĩa, ngăn ngừa những biến chứng như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,…

Bên cạnh đó, phương pháp siêu âm đầu dò giúp đánh giá tim thai ở tuần thứ 6 – 8. Từ đó nhận biết tình trạng và phát hiện kịp thời dấu hiệu bất thường của tim thai. Vì vậy cũng có biện pháp chữa trị kịp thời.

Siêu âm đầu dò có chính xác không?
Kỹ thuật siêu âm đầu dò vùng âm đạo mang đến kết quả chính xác cao

Siêu âm đầu dò sử dụng cho phụ nữ mới mang thai. Đối với trường hợp thai nhi đã lớn, đầu thai nhi quay xuống dưới che khuất sóng âm. Trong tình huống này, chuyên gia y tế sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xác định vị trí của bánh nhau.

Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò ngả âm đạo

Siêu âm đầu dò ngả âm đạo là kỹ thuật đơn giản. Phương pháp này cũng có giá trị cao trong chẩn đoán và góp phần quan trọng giúp điều trị những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản. Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò bao gồm các bước:

Bước 1

  • Người bệnh không cần chuẩn bị gì nhiều, nên đi vệ sinh trước khi thăm khám. Hoặc nếu cần làm căng bàng quang thì uống nước trước khi siêu âm từ 30 phút đến 1 tiếng.
  • Sau đó, bệnh nhân thay váy và cởi quần áo từ eo trở xuống.
Quy trình thực hiện siêu âm đầu dò ngả âm đạo
Nên mặc váy thoải mái khi đi siêu âm vùng kín

Bước 2

Người bệnh nằm lên bàn siêu âm, gác 2 chân lên khu vực giá đỡ. Bác sĩ có thể cho họ một cái gối nhỏ ở phần hông để quá trình thực hiện thuận lợi nhất.

Bước 3

Bác sĩ đưa đầu dò (bọc bằng cao su) đã kèm gel bôi trơn vào trong âm đạo khoảng 5 – 7 cm. Trong một số trường hợp, chuyên gia y tế siêu âm truyền nước muối (SIS) vào lòng tử cung để giúp tạo hình rõ nét hơn. Tuy nhiên thủ thuật này không được áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc bị tình trạng nhiễm trùng.

Bước 4

Đầu dò phát sóng siêu âm, thu lại tín hiệu (đã được mã hóa), truyền hình ảnh đến các cơ quan vùng chậu. Trong quá trình thực hiện, dụng cụ có thể phải xoay nhẹ để thu hình ảnh tổng thể và đầy đủ. Từ đó, bác sĩ chẩn đoán, xác định kịp thời các bệnh lý nếu có.

Siêu âm đầu dò âm đạo giá bao nhiêu?

Giá siêu âm đầu dò âm đạo thường dao động từ 200.000 – 300.000 đồng tùy vào cơ sở y tế. Đây là dịch vụ được sử dụng phổ biến tại các phòng khám, bệnh viện. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn phòng khám, địa chỉ y tế uy tín, chất lượng giúp quá trình thăm khám thoải mái, hiệu quả điều trị cao hơn.

Hiện nay, Đa khoa Phương Nam cung cấp dịch vụ siêu âm đầu dò âm đạo với giá 200.000 đồng/lần với quy trình thăm khám đơn giản, nhanh chóng, có kết quả ngay sau quá trình thực hiện kết thúc. Tuy nhiên, chi phí có thể chênh lệch tùy thuộc vào thời điểm. Bạn cần liên hệ cơ sở thăm khám để được tư vấn và báo giá chính xác.

Ưu và nhược điểm của siêu âm đầu dò

Mặc dù siêu âm đầu dò được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong thăm khám sức khỏe, phát hiện bệnh lý nếu có. Tuy nhiên, cũng giống các phương pháp khác, kỹ thuật này cũng có ưu và nhược điểm:

Ưu điểm

  • Là kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng, rẻ tiền, có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến.
  • Cung cấp độ phân giải cao so với các siêu âm thông thường qua đường bụng.
  • Mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh béo phì, có lớp mỡ dưới da bụng dày hoặc người bị tử cung gập sau.

Nhược điểm

  • Không thực hiện được ở trẻ em, người chưa quan hệ tình dục.
  • Giảm khả năng quan sát các tạng cao trong ổ bụng.
  • Hạn chế đánh giá đúng đối với trường hợp người bệnh có sinh mổ trước đó.
  • Bụng có nhiều hơi hoặc phân trong đại tràng cũng gây khó khăn trong việc chẩn đoán.
Ưu và nhược điểm của siêu âm đầu dò
Siêu âm vùng kín không áp dụng với bé gái

Chưa quan hệ có siêu âm đầu dò được không?

Siêu âm đầu dò tuy mang lại kết quả chính xác cao nhưng vẫn có hạn chế đó là khó quan sát được những tầng cao hơn trong ổ bụng. Ngoài ra, đối với trẻ em và phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục, màng trinh chưa rách, dị dạng đường sinh dục thì không thể áp dụng phương pháp này. Bên cạnh đó, không chỉ định cho trường hợp đến kỳ kinh hoặc đang bị viêm nhiễm âm đạo, âm hộ.

Chưa quan hệ có siêu âm đầu dò được không?
Nữ giới còn màng trinh, chưa phát sinh quan hệ không được dùng siêu âm âm đạo

Các loại siêu âm hiện nay

Nhiều người khi tiến hành thăm khám tổng quát thường khó nhận biết các loại dụng cụ sử dụng trong siêu âm hiện nay. Dưới đây là một số loại đầu dò được sử dụng phổ biến trong kiểm tra sức khỏe định kỳ.

  • Đầu dò phẳng

Đầu dò phẳng (Liner Array) là loại đầu dò có tần số cao, trung bình 7.5 – 11 Mhz. Nó có độ phân giải cao, thích hợp cho kiểm tra vùng nông như da, tuyến vú, giáp, mạch máu, cơ xương khớp.

  • Đầu dò cong

Đầu dò cong (Convex) có tần số thấp hơn với độ phân giải thấp hơn, tuy nhiên độ sâu lớn, trung bình 2.5 – 7.5 Mhz. Dụng cụ này thích hợp để đánh giá những cơ quan ở sâu ví dụ như thai, ổ bụng, các mạch máu ở sâu.

Đầu dò thẳng và cong là 2 loại cơ bản, hỗ trợ lẫn nhau trong siêu âm tổng quát. Cả 2 loại có ở hầu hết các máy thăm khám. Chẳng hạn như siêu âm bụng sử dụng đầu dò cong để đánh giá cơ quan gan, thận trong khi đánh giá ruột thì lại dùng loại phẳng.

  • Đầu dò âm đạo

Thiết bị đầu dò âm đạo khoảng 2 – 3 inch đưa qua ống âm đạo, nhằm kiểm tra và thăm khác: Tử cung, buồng trứng, cổ tử cung,… Dụng cụ này có thể quan sát rõ các khối u bất thường ở cơ quan sinh dục nữ. Ngoài ra, nó cũng giúp đánh giá tim thai ở 6 – 7 tuần. Tuy nhiên kỹ thuật siêu âm âm đạo không áp dụng với phụ nữ chưa quan hệ tình dục, chưa rách màng trinh, em bé.

  • Siêu âm đầu dò tim

Siêu âm đầu dò tim (Doppler tim) là đầu dò có vùng phủ sóng, tần số thấp nhất (2 – 7.5 Mhz). Chùm tia dưới dạng hình tam giác, độ phân giải trường kém. Đầu dò đặt dọc theo bờ trái xương ức, hõm ức, mỏm tim để nhìn van động mạch chủ, động mạch chủ, xuống đường ra thất trái. Nó thường ít sử dụng trong siêu âm tổng quát.

Siêu âm đầu dò âm đạo là phương pháp thăm khám phổ biến để nhận biết những bất thường ở tử cung, buồng trứng, cổ tử cung, vòi trứng,… Tuy nhiên, để đạt được chẩn đoán chính xác cần đến trung tâm y tế, phòng khám uy tín với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia trình độ cao. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ