Siêu Âm Ổ Bụng Có Cần Nhịn Ăn, Nhịn Tiểu Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Siêu Âm Ổ Bụng Có Cần Nhịn Ăn, Nhịn Tiểu Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 10, 2023

Siêu âm ổ bụng là cách thăm khám bệnh tổng quát được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, một số lưu ý của phương pháp này. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu thời gian cần thăm khám và giải đáp thắc mắc siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn, nhịn tiểu không bạn nhé!

Siêu âm ổ bụng có tác dụng gì?

Siêu âm bụng nói riêng và siêu âm nói chung được xem là một phương pháp thăm khám quan trọng hiện nay. Đây là phương pháp sử dụng sóng âm cực kỳ an toàn với người bệnh, cho kết quả nhanh chóng.

Siêu âm ổ bụng có tác dụng gì?
Siêu âm vùng bụng giúp bác sĩ thăm khám bệnh ở cơ quan bên trong ổ bụng

Siêu âm vùng bụng giúp bác sĩ thăm khám cơ quan nội tạng bên trong ổ bụng và những bệnh lý bất thường. Đây là kỹ thuật nằm trong danh sách kiểm tra sức khỏe định kỳ. Phương pháp siêu âm bụng có thể phát hiện, chẩn đoán các bệnh như sau:

  • Gan: Xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ, khối u lành và ác tính, áp xe gan,…
  • Hệ sinh dục: Viêm, ung thư tiền liệt tuyến (nam), u nang, ung thư buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt, ứ mủ vòi trứng (nữ).
  • Tiêu hóa: Viêm ruột (thừa, non), lồng ruột, u tiêu hóa, xoắn ruột,…
  • Đường mật: U, dị dạng đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, polyp túi mật,…
  • Tiết niệu: Chấn thương, dị dạng, sỏi niệu quản, viêm thận, viêm bàng quang, ung thư thận, bàng quang, sỏi thận, bàng quang,…
  • Lách: Áp xe, lympho, u lách, lách to,…

Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện nhiều bệnh lý ở các cơ quan nội tạng tại vùng bụng. Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần nhằm đảm bảo sức khỏe trong tầm kiểm soát.

Nguyên tắc làm việc của phương pháp siêu âm diễn ra như sau:

  • Sóng siêu âm được quét qua cơ thể bằng bộ phận đầu dò.
  • Bác sĩ sẽ thoa lớp gel trong trên đầu dò trước khi thực hiện và sóng âm truyền qua da dễ dàng.
  • Sóng đi qua từng cơ quan, phản hồi lại hình ảnh, âm thanh và truyền dữ liệu trở lại máy tính.
  • Kết quả được hiển thị ngay trên màn hình máy tính.

Đối tượng thực hiện siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng là phương pháp hữu hiệu nhất mà các bác sĩ khuyến cáo thực hiện khi bạn có triệu chứng như đau bụng râm ran hoặc dữ dội, khó tiêu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa. Thời gian đi thăm khám định kỳ tốt nhất là 6 tháng 1 lần.

Phương pháp siêu âm bụng không chống chỉ định đối tượng nào, vì thế nếu có nhu cầu bạn nên đăng ký thực hiện. Kỹ thuật này dùng cho cả nam và nữ, người dễ mắc các bệnh liên quan khi xuất hiện những triệu chứng đã đề cập bên trên. Cơ quan nội tạng như gan, mật, hệ tiêu hóa, tuyến tiền liệt nam, hệ sinh dục nữ,… đều được thăm khám toàn diện.

Đối tượng thực hiện siêu âm ổ bụng
Mọi đối tượng đều có thể tiến hành thực hiện siêu âm

Bác sĩ cũng chỉ định siêu âm ổ bụng khi thực hiện kỹ thuật nhỏ ở khu vực này. Siêu âm cho kết quả khá chính xác. Người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vì đây là phương pháp an toàn, không gây hại cho sức khỏe của đối tượng thực hiện. Cho đến nay, Bộ Y Tế vẫn chưa ghi nhận bất kỳ tình huống bất lợi nào mà phương pháp siêu âm ổ bụng gây ra cho sức khỏe người thực hiện.

Tuy nhiên, những người bị nhiễm trùng da, mô mềm tại khu vực bụng không nên áp dụng kỹ thuật siêu âm. Người bệnh nên thông báo ngay lập tức cho bác sĩ nếu có vấn đề nào cần được tư vấn, hỗ trợ.

Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?

Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả siêu âm vùng bụng và khả năng thăm khám bệnh như: Tồn tại thức ăn trong dạ dày, hội chứng béo phì, có khí ở đường ruột,…

Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Siêu âm vùng bụng có cần nhịn ăn hay không?

Vì vậy, để đảm bảo quá trình siêu âm diễn ra trơn tru và mang lại kết quả chính xác. Bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

  • Nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi tiến hành kiểm tra. Vì thức ăn chưa được tiêu hóa kịp có thể khiến kết quả hình ảnh cấu trúc toàn bộ của dạ dày không chính xác.
  • Đặc biệt khi cần đánh giá về túi, đường mật bệnh nhân cần phải nhịn ăn tối thiểu 8 tiếng. Bác sĩ khuyến cáo nên đi kiểm tra vào buổi sáng.

Lỡ ăn sáng thì siêu âm có chính xác không?

Nhiều người thường ăn sáng trước khi xét nghiệm. Liệu điều này có mang lại kết quả chính xác hay không? Như đã đề cập bên trên, siêu âm ổ bụng nằm trong danh mục thăm khám thường kỳ. Phương pháp này có thể giúp đánh giá những tổn thương ở các cơ quan như mật, gan, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, lách, tụy,…

Có nhiều nhân tố góp phần ảnh hưởng đến chất lượng siêu âm như: Hội chứng béo phì, thức ăn chưa được tiêu thụ hết trong dạ dày. Do đó bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo bệnh nhân nên nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi làm các xét nghiệm. Đặc biệt cần lưu ý những điều sau:

  • Những bệnh nhân khi làm siêu âm túi mật, tụy, gan, lách thường được yêu cầu không ăn chất béo vào buổi tối trước khi làm xét nghiệm đến khi có chỉ định khác của bác sĩ.
  • Việc ăn sáng trước khi khám đồng nghĩa với việc thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn. Lượng thực phẩm này gây cản trở sóng âm, khó lấy được hình ảnh rõ nét nhất. Một số trường hợp có thể dẫn đến kết quả sai lệch.
  • Do đó người bệnh chỉ nên tiêu thụ thức ăn nhẹ, dễ tiêu, hạn chế đồ ăn khó tiêu, nhiều dầu vì có thể gây đầy bụng.
  • Nếu đã trao đổi về việc đã ăn sáng với bác sĩ và kết quả siêu âm không có vấn đề thì bạn hãy yên tâm. Để chắc chắn, bạn có thể thực hiện khám, siêu âm lại.

Những thực phẩm dễ tiêu bạn có thể dùng trước khi thực hiện siêu âm

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe vì nó có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải. Tuy nhiên không phải ai cũng sở hữu cơ quan tiêu thụ thực phẩm tốt. Vì thế nếu bạn cần phải thực hiện bất cứ xét nghiệm cần thiết nào vào ngày hôm sau, có thể tham khảo danh sách thực phẩm dễ tiêu dưới đây:

  • Rau màu xanh đậm

Rau xanh cung cấp chất xơ không hòa tan tuyệt vời. Chất xơ này khi được bổ sung vào phân trong quá trình tiêu hóa, giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa. Các loại rau xanh đậm mang lợi ích tốt về tiêu hóa là rau bina, bông cải xanh, cải Brussels,…

Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng những loại rau màu xanh thường chứa một loại đường có khả năng nuôi dưỡng lợi khuẩn trong ruột. Loại đường này không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn diệt các hại khuẩn gây bệnh.

  • Cá hồi

Cá hồi chứa lượng Axit béo Omega-3 dồi dào, giúp giảm viêm trong cơ thể. Bệnh nhân mắc các triệu chứng liên quan đến đường ruột do không dung nạp được thực phẩm. Axit béo Omega-3 có khả năng giảm viêm và cải thiện tiêu hóa.

  • Củ cải đường

Củ cải đường là một nguồn chất xơ dồi dào. Cứ trong 136 gam loại thực phẩm này chứa đến 3,4 gam chất xơ. Chất xơ đi thẳng đến đại tràng, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi hoặc bổ sung hàm lượng chất xơ vào phân, cải thiện quá trình tiêu hóa hiệu quả. Bạn có thể bổ sung củ cải đường vào cơ thể bằng cách làm salad, xay sinh tố,…

  • Miso

Miso là một loại gia vị quen thuộc của Nhật Bản, được nêm nếm vào canh. Loại thực phẩm này bao gồm men vi sinh, giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách tăng vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các men vi sinh này cũng khắc phục bệnh đường ruột hữu hiệu.

  • Đu đủ

Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa một loại Enzyme tiêu hóa Papain. Papain phá vỡ các sợi Protein nên thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

  • Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt bao gồm: Quinoa, yến mạch, bánh mì nguyên cám,… Chất xơ có trong loại thực phẩm này thúc đẩy cải thiện tiêu hóa theo 2 cách:

  • Bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân, giảm táo bón.
  • Nuôi dưỡng khuẩn có lợi trong đường ruột.

Siêu âm tử cung có cần nhịn tiểu?

Trước khi siêu âm ổ bụng, bệnh nhân (đặc biệt là nữ) thường có xu hướng nhịn tiểu để căng bàng quang. Đây là điều kiện tốt để đánh giá tử cung, buồng trứng (nữ), tuyến tiền liệt (nam) dễ dàng. Lúc này, bác sĩ dễ dàng tìm thấy những tổn thương trong hệ sinh sản nữ, tìm vị trí sỏi niệu quản.

Đối với phụ nữ đã quan hệ tình dục, nếu bạn nghi ngờ mình có thai cần báo với bác sĩ để được siêu âm đầu dò âm đạo. Lúc này, bệnh nhân nên đi tiểu sạch, không còn nước tiểu để dò kết quả không bị sai lệch. Mọi người cần nắm được các kiến thức tổng quan, chuẩn bị trước khi siêu âm để thu được kết quả nhanh chóng, chính xác. Như vậy, đến thời điểm này bạn đã được giải đáp thắc mắc siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn, nhịn tiểu không?

Siêu âm ổ bụng có cần uống nước không?

Trước khi siêu âm khoảng 30 – 60 phút, bệnh nhân cần uống nhiều nước và nhịn đi tiểu. Vì làm thế này có thể giúp căng bàng quang, hỗ trợ nhiều cho việc quan sát hình ảnh trong ổ bụng. Nhất là khi siêu âm vùng ổ bụng. Không nên uống quá nhiều nước do có khả năng làm giãn dạ dày, ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.

Siêu âm ổ bụng có cần uống nước không?
Có cần phải uống nước trước khi siêu âm ổ bụng hay không?

Siêu âm ổ bụng phát hiện được bệnh gì?

Siêu âm ổ bụng là phương pháp hữu ích để kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc xác định bệnh lý thông qua các dấu hiệu bất thường. Phương pháp này giúp phát hiện bệnh, cụ thể như:

  • Gan: Viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.
  • Mật: Viêm túi mật, sỏi mật.
  • Tụy: U tụy, lá lách to.
  • Hệ sinh dục: Nang lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung, buồng trứng,…
  • Tiêu hóa: Viêm ruột thừa, khối u dạ dày, máu tụ, lồng ruột,…
Siêu âm ổ bụng phát hiện được bệnh gì?
Siêu âm bụng cần thực hiện ngay nếu bụng đau dữ dội

Bên cạnh đó, siêu âm ổ bụng còn có thể phát hiện nhiều bệnh lý khác như phình động mạch chủ bụng, chất lỏng tích tụ trong ổ bụng,… Và nó cũng giúp đánh giá dịch trong bụng, khoang màng phổi, màng ngoài tim.

Siêu âm ổ bụng ở đâu?

Bên cạnh vấn đề siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn, nhịn tiểu không thì quy trình thăm khám và thực hiện ở đâu cũng được nhiều người quan tâm. 

Quy trình siêu âm ổ bụng

Quy trình siêu âm ổ bụng thường diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn, an toàn. Vì phương pháp này không sử dụng tia X nên cực kỳ an toàn và được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán viêm nhiễm, tầm soát ung thư, theo dõi diễn biến bệnh lý ở ổ bụng. Các bước thực hiện thăm khám bao gồm:

  • Nằm lên bàn khám siêu âm.
  • Nằm ngửa lên giường, hai chân duỗi thẳng.
  • Kéo áo qua ngực và kéo quần xuống dưới khớp mu, hai tay đưa lên qua đầu.
  • Đăng ký thông tin bệnh nhân vào máy, chọn đầu dò, chương trình siêu âm ổ bụng.
  • Bôi gel lên đầu dò.
  • Thực hiện siêu âm ổ bụng qua mặt phẳng cắt. 
  • Lau sạch hết gel trong trên người bệnh nhân sau khi thăm khám xong.

Siêu âm ổ bụng ở đâu?

Siêu âm ổ bụng là kiểm tra không thể thiếu trong quy trình thăm khám định kỳ. Quá trình diễn ra kỹ thuật này cần được thực hiện bởi bác sĩ siêu âm, chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, hệ thống máy móc hiện đại. Nhờ đó mà giúp phát hiện bệnh cũng như các dấu hiệu bất thường, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị.

Đa khoa Phương Nam tự hào là cơ sở y tế có trang thiết bị, máy móc hiện đại, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi. Để tìm hiểu thêm về dịch vụ và đặt lịch khám, quý bệnh nhân chỉ cần truy cập vào website: https://phuongnamhospital.com/, điền vào biểu mẫu để được các bác sĩ tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ Hotline 1800 2222.

Nhìn chung, siêu âm ổ bụng được xem là một phương pháp để chẩn đoán, tầm soát và theo dõi các bệnh lý ổ bụng. Nên tiến hành thực hiện kỹ thuật này 6 tháng/ lần. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã được giải đáp về vấn đề siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn, nhịn tiểu không? Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn đừng ngần ngại liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ