Siêu Âm Tim Thai Có Nốt Sáng Nguy Hiểm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Thai nhi > Siêu Âm Tim Thai Có Nốt Sáng Nguy Hiểm Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 22, 2023

Chẩn đoán tiền sản là quá trình bao gồm nhiều công đoạn vào từng thời điểm khác nhau của thai kỳ. Phương pháp này giúp khảo sát tình trạng sức khỏe thai nhi, dị tật bất thường trước khi em bé được sinh ra. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu siêu âm tim thai có nốt sáng? Điều này gây nguy hiểm hay không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam giải đáp những thắc mắc trên ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Siêu âm tim thai là gì?

Nhiều chị em trước khi tiến đến hôn nhân thắc mắc về việc khám tiền sản, siêu âm thai. Cần thăm khám những phương pháp này khi nào? Có phải ai cũng thực hiện siêu âm tim thai được hay không?

Tìm hiểu về siêu âm tim thai

Siêu âm tim thai là một trong những kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh ở giai đoạn tiền sản. Phương pháp này được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng của thai nhi như: Cấu trúc, chức năng và nhịp tim. Siêu âm tim thai còn giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường tim thai. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá, chẩn đoán kịp thời để chữa trị các trường hợp trên.

Siêu âm tim thai là gì?
Siêu âm tim thai là phương pháp thăm khám phổ biến thông qua hình ảnh

Bộ Y Tế cho biết mỗi năm có đến gần 10.000 trẻ mắc tim bẩm sinh chào đời (chiếm tỉ lệ 0,8%). Trong đó, 50% thai nhi bị nặng và chỉ một nửa được phẫu thuật tim. Do đó việc tầm soát tim thai là điều hết sức cần thiết.

Tim thai thường xuất hiện ở tuần thứ 6 – 7 trong giai đoạn thai kỳ. Một số trường hợp muộn hơn ở tuần thứ 8 – 10 do sản phụ có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bác sĩ thường thực hiện đánh giá tần số tim thai ở giai đoạn này.

Đến tuần thứ 20, tim thai đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, nhịp tim đập mạnh và rõ hơn. Bác sĩ cũng đánh giá được kích thước, vị trí, hình thái của tim thai dựa trên siêu âm 4D.

Đối tượng cần thực hiện siêu âm tim thai

Nhằm phát hiện sớm tình trạng siêu âm tim thai có nốt sáng để đưa ra đánh giá, chẩn đoán sớm, bác sĩ khuyến cáo tất cả các thai phụ nên thực hiện phương pháp này, tuy nhiên cần lưu ý đối với những trường hợp sau đây:

  • Thai nhi do quá trình thụ tinh nhân tạo.
  • Thai phụ đã và đang sử dụng thuốc co giật, trầm cảm,…
  • Lần siêu âm trước có phát hiện dấu hiệu bất thường.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh.
  • Thai phụ mắc bệnh tăng huyết áp, di truyền, đái tháo đường,…
  • Mẹ bầu dễ mắc bệnh sởi, Rubella, thủy đậu,… trong thời gian thai kỳ.

Bác sĩ cũng chỉ định những trường hợp có khả năng mắc bệnh tim bẩm sinh cao như:

  • Nhịp tim thai không đều.
  • Siêu âm cho kết quả mờ gáy thai tăng trong 12 tuần đầu.
  • Có nghi ngờ về hội chứng truyền máu song thai.
  • Phù thai không phải do di truyền.
  • Xuất hiện nhiễm sắc thể bất thường.

Chuyên gia sản khoa cho biết thời điểm thích hợp để thực hiện siêu âm tim thai là từ tuần 22 – 26. Lúc này, bác sĩ đã có các chỉ số chính xác, đưa ra kết luận cụ thể.

Chỉ định cần siêu âm tim thai

Bên cạnh những trường hợp đã được liệt kê bên trên, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm thai cho sản phụ trong một số trường hợp sau:

  • Tim thai bị loạn nhịp.
  • Phát hiện những điểm bất thường nào của tim.
  • Xuất hiện dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể.
Chỉ định cần siêu âm tim thai
Mẹ bầu nên đi thăm khám ngay nếu tim thai bị loạn nhịp

Các mẹ bầu nên thực hiện phương pháp siêu âm tim theo sự chỉ dẫn của bác sĩ với những lý do dưới đây:

  • Giúp theo dõi sự phát triển tim thai.
  • Hỗ trợ phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường về tim mạch của thai nhi.
  • Giúp chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh để có phương án chữa trị kịp thời.

Khi nào có tim thai?

Không phải vừa mang bầu là đã xuất hiện tim thai. Vậy khi nào thì các mẹ mới có thể nghe được nhịp đập của con mình?

Tim bắt đầu hình thành và đập vào khoảng 22 ngày kể từ khi thụ thai. Trước cả lúc mẹ nhận ra sự xuất hiện của bé. Tim bé thường hiện rõ tại tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Lúc này dựa vào kỹ thuật siêu âm hiện đại, ta có thể nghe thấy nhịp tim đập.

Tuy nhiên nhiều trường hợp phải đến tuần thứ 8 – 10 mới có thể nghe thấy tim thai. Điều này xảy ra là do kinh nguyệt không đều của thai phụ. Trong giai đoạn này, trái tim có hình dạng ống đơn giản sau đó xoắn, phân chia, hình thành 4 buồng tim và van tim. 

Từ tuần 20 trở đi, tim thai đã đập mạnh mẽ. Lúc này chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể cảm nhận được. Nhịp đập tim thai càng to chứng tỏ bé hoàn toàn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Thỉnh thoảng siêu âm tim thai có nốt sáng sẽ khiến mẹ bầu lo lắng. Tuy nhiên điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân và tùy vào trường hợp bác sĩ mới có kết luận chính xác. 

Siêu âm tim thai ở tuần thứ mấy?

Tim thai bắt đầu hình thành khá rõ và đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Tim đã xuất hiện từ tuần thứ 6 – 7 thế nhưng một số trường hợp lại rơi vào tuần thứ 8 – 10. Từ tuần 20 trở đi là nhịp tim của bé gần như đập mạch mẽ và dễ dàng cảm nhân qua thiết bị bình thường. 

Việc nên thực hiện siêu âm tim thai ở tuần thai kỳ nào phụ thuộc vào mục đích siêu âm và khuyến nghị của bác sĩ. Tuy nhiên, thường thì thăm khám được khuyến nghị thực hiện vào khoảng tuần thai 18 – 20. Đây là thời điểm bé đã phát triển đủ để có thể đánh giá chính xác các bộ phận của cơ thể như tim, não, tay chân, phổi, gan, thận, mật, ruột,…

Tại đây, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi, kiểm tra sự phát triển của cơ thể, xác định giới tính bé. Nếu cần thiết, chuyên gia sản khoa sẽ yêu cầu thực hiện siêu âm tim thai ở thời điểm khác trong quá trình thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Quá trình hình thành tim thai

Sau khi được thụ tinh ở ⅓ đầu vòi trứng, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung và phân chia theo cấp số nhân 2 từ giờ thứ 30. Hợp tử sẽ phân chia thành 2 tế bào dính liền nhau rồi thành 4, 8, 16,… từ tế bào đầu tiên.

Sau 5 ngày, nó phát triển thành phôi bào. Hai ngày tiếp theo, phôi sẽ tiến đến tử cung, vùi vào lớp niêm mạc để làm tổ. Lúc này, phôi tiết ra HCG có trong nước tiểu. Do đó, mẹ bầu phát hiện mang thai khi thử Quickstick. Trong khi đó, siêu âm ở giai đoạn này có thể chưa thấy rõ.

Ở giai đoạn phôi thai, trái tim của con người sẽ phát triển trong tấm tim có nguồn gốc từ trung mô mạc. Ba tuần sau khi thụ thai, ống tim nguyên thủy bắt đầu đập. Trong giai đoạn tiếp theo, ống tim phát triển, uốn cong, vách ngăn bắt đầu phát triển, bốn buồng sẽ hình thành và hai đường thoát ra tách biệt. 8 tuần kể từ khi thụ thai, trái tim sẽ phát triển hoàn tất.

Khi nào có tim thai?
Ở giai đoạn phôi thai, trái tim của con người sẽ phát triển trong tấm tim có nguồn gốc từ trung mô mạc

Khi quét siêu âm qua tim, hoạt động của nó được xác định bởi hình ảnh 2 chiều thời gian thực lúc mà chiều dài đỉnh phôi là ≥ 5mm. Điều này xảy ra ở 5 tuần 3 ngày – 6 tuần 3 ngày tuổi của thai, tính từ kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau 6 tuần thai, tín hiệu Doppler quang phổ và màu dòng máu đang đập trong tim thai, các mạch lớn có thể được phát hiện.

Một số lưu ý trước khi đi kiểm tra tim cho thai nhi

Khi kiểm tra sức khỏe của thai nhi cho bé, có một số lưu ý sau đây:

  • Theo dõi lịch khám: Theo dõi lịch hẹn kiểm tra sức khỏe của thai nhi. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn và thai nhi đều được quan tâm đúng lúc.
  • Ăn uống đầy đủ: Ăn uống đúng cách và đầy đủ chất giúp thai nhi nhận được dinh dưỡng cần thiết để phát triển, tăng cường sức khỏe.
  • Hạn chế stress: Đây là điều khó kiểm soát vì thế nên các mẹ cần học cách giữ bình tĩnh trong mọi tình huống. Tránh stress, áp lực trong thời gian thai kỳ. Vì đây là những nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một số lưu ý trước khi đi kiểm tra tim cho thai nhi
Mẹ bầu nên mặc trang phục thoải mái mỗi khi đi siêu âm tim thai
  • Thảo luận với bác sĩ: Trao đổi với chuyên gia sản khoa về sức khỏe thai nhi cũng như các vấn đề mà bạn vẫn còn quan tâm. Cố gắng đưa ra tất cả câu hỏi thắc mắc mà bạn vẫn chưa hiểu để được bác sĩ giải đáp.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ: Điều quan trọng là mẹ bầu cần tuân thủ các chỉ dẫn, khuyến nghị từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho bạn và thai nhi.

Trên đây chỉ là một số lưu ý chung. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hay bất cứ thắc mắc nào, hãy chủ động thảo luận với bác sĩ ngay nhé!

Siêu âm tim thai có nốt sáng

Nếu kết quả siêu âm tim có nốt sáng thì đây là một dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe liên quan đến bé. Tuy nhiên, việc xuất hiện nốt sáng lúc khám thai không nhất thiết là điều đáng lo ngại. Vì nhiều trường hợp siêu âm tim thai có nốt sáng chỉ đơn giản là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của thai nhi.

Một số trường hợp nốt sáng trên siêu âm tim thai có thể liên quan đến những vấn đề sức khỏe của bé, bao gồm:

  • Hội chứng Down: Siêu âm tim thai có nốt sáng là một trong những dấu hiệu của hội chứng Down.
  • Bất thường tim thai: Nốt sáng cũng có thể là dấu hiệu của bất thường tim thai.
  • Rối loạn chuyển hóa: Nếu một số chất béo không được chuyển hóa đúng cách, nó có thể dẫn đến sự tích tụ dưới da của thai nhi chính là nốt sáng trên siêu âm.
Siêu âm tim thai có nốt sáng
Nốt sáng có thể là dấu hiệu bất thường của tim thai

Tuy nhiên, để xác định được tình trạng siêu âm tim thai có nốt sáng do đâu, mẹ bầu cần thực hiện các chỉ định theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Chuyên gia sản khoa sẽ theo dõi và đưa ra  phương hướng điều trị nếu xuất hiện vấn đề phát sinh.

Siêu âm tim thai nhịp tim bao nhiêu là bình thường?

Trong quá trình siêu âm tim thai, tần số nhịp tim của bé được đo và ghi lại để đánh giá tình trạng sức khỏe. Tần số bình thường rơi khoảng từ 110 đến 160 nhịp/phút. Tuy nhiên, chỉ số nhịp tim có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của bé.

Nếu tần số nhịp tim của thai nhi đo được không nằm trong khoảng từ 110 đến 160 nhịp/phút, cho thấy xuất hiện một số vấn đề sức khỏe liên quan chẳng hạn như bất thường tim thai, sức khỏe thai nhi.

Nếu kết quả siêu âm không ở mức bình thường, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp khác như xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

Siêu âm tim thai giá bao nhiêu?

Mức giá siêu âm tim thai hiện nay dao động từ 100.000 – 500.000 đồng/lần. Chi phí này được xem là phù hợp với điều kiện kinh tế của tất cả các gia đình. Mức giá chênh lệch giữa những bệnh viện không quá nhiều. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá chú ý đến chi phí siêu âm mà bỏ qua trình độ của bác sĩ cũng như cơ sở vật chất nơi thăm khám.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn đọc thắc mắc siêu âm tim thai có nốt sáng gây nguy hiểm hay không. Siêu âm tim thai là một kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh, đánh giá được cấu trúc, chức năng tim thai và sớm phát hiện những bất thường trong giai đoạn thai kỳ. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ