Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 28, 2022
Mục Lục Bài Viết
Căng sữa là hiện tượng vú của sản phụ đang quá đầy sữa. Chị em sẽ cảm thấy vú nóng, đau, sưng lên nếu bị căng sữa. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn nhận biết tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra:
Tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra hoặc ít ra vẫn thường xuyên xuất hiện, nhất là với mẹ sau sinh. Nguyên nhân là do:
Hiện tượng sữa căng nhưng vắt không ra rất nguy hiểm cho mẹ. Bạn có thể gặp một số rủi ro dưới đây nếu không cố gắng thu nhỏ ngực:
Hầu hết các mẹ bị căng tức ngực đều cảm thấy sưng, đau, thậm chí có thể kèm theo triệu chứng sốt. Điều này tác động rất nhiều đến tình hình sức khỏe của mẹ. Về lâu dài có thể khiến mẹ bị suy nhược cơ thể. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Nếu không có biện pháp can thiệp, khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng mất sữa.
Tắc tia sữa là nguyên nhân khiến bé thiếu sữa để bú. Lúc này, mẹ dễ rơi vào trạng thái stress, căng thẳng. Mẹ rất có thể sẽ bị trầm cảm sau sinh nếu không cẩn thận. Trẻ nhỏ không được bú sữa mẹ sẽ có sức đề kháng kém, ảnh hưởng đến trí thông minh, chậm lớn.
Dưới đây là 6 cách xử lý khi sữa căng nhưng vắt không ra:
Nên cho con bú
Sản phụ phải cho con bú ngay trong vòng 2 giờ sau sinh. Mẹ hãy cho bé bú từ 8 – 12 lần/ngày. Trẻ bú thường xuyên sẽ làm các ống dẫn lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng căng tức ngực. Mẹ nên chia đều cả hai vú trong thời kỳ cho con bú. Khoảng 2 – 3 tiếng thì cho bé bú ít nhất 15 phút/cữ/lần. Để sữa tiết ra nhiều hơn, đôi khi mẹ cũng cần thay đổi tư thế.
Vắt sữa mẹ khi đầy ngực nếu trẻ không bú no
Mẹ có quá nhiều sữa trong khi con không muốn bú hết cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ép sữa. Sữa mới được sản sinh trong khi sữa cũ vẫn còn đọng lại sẽ làm tắc bầu vú. Mẹ có thể dùng máy hút sữa trong khoảng thời gian này để loại bỏ lượng sữa dư thừa. Mẹ hãy dùng tay để vắt nếu không có máy. Tuy nhiên, việc vắt hoặc bơm sữa phải được tiến hành đúng thao tác và liều lượng.
Massage bầu vú
Để khắc phục tình trạng sữa căng nhưng vắt không ra, sau mỗi lần cho con bú và giữa các lần tắm, mẹ hãy massage nhẹ nhàng bầu ngực để làm giảm nguy cơ bị tắc tia sữa. Đặc biệt lưu ý đến những vùng ngực có hiện tượng cứng, rắn.
Mặc áo ngực phù hợp
Áo ngực chật có thể gây căng sữa, đau núm vú và vú. Do đó, mẹ hãy chọn áo ngực thoải mái, rộng rãi. Tốt nhất bạn nên dùng áo ngực dành riêng cho mẹ sau sinh. Loại áo ngực này được thiết kế ít tạo ra áp lực cho ống dẫn sữa, đồng thời giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
Chườm khăn ấm lên bầu ngực
Để làm giảm tình trạng sưng, đau và kích thích tuyến sữa, bạn hãy dùng khăn ấm chườm lên bầu vú khi hút sữa hoặc ở giữa các lần cho con bú. Tốt nhất, mẹ nên dùng khăn sữa của trẻ, nhúng vào nước ấm rồi tiến hành áp vào ngực khoảng 5 phút/lần. Nên kết hợp thư giãn 2 bầu ngực và massage thông tắc tia sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động.
Xả vòi hoa sen bằng nước ấm làm giảm căng tức ngực
Dùng vòi hoa sen với nước ấm phun trực tiếp lên bầu ngực là một cách làm giảm cơn đau do tức ngực. Lúc này, các cục sữa cũng mềm ra, giúp mẹ bớt bị đau. Bạn hãy dùng tay massage ngực khi tắm để sữa thừa chảy ra theo nước.
Thay đổi các tư thế để làm giảm bớt tình trạng căng tức ngực
Mỗi lần cho con bú bạn hãy thử thay đổi các tư thế khác nhau. Điều này đảm bảo tất cả các ống dẫn sữa đều được giữ sạch sẽ. Nhờ đó làm giảm hiện tượng đau vú khi cho con bú.