Siêu âm không thấy thai và những điều cực quan trọng mẹ bầu cần biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Siêu âm không thấy thai và những điều cực quan trọng mẹ bầu cần biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 28, 2021

Siêu âm không thấy thai là một điều khiến cho chị em phụ nữ lo lắng, buồn bã. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này và mẹ bầu cần phải hiểu rõ để có thể chuẩn bị tâm lý tốt nhất khi rơi vào hoàn cảnh này.

Định nghĩa “siêu âm không thấy thai”

Có những gia đình mong ngóng từng ngày để được ngắm nhìn thiên thần nhỏ của mình qua màn hình siêu âm. Nhưng không phải gia đình nào cũng có thể được đón nhận niềm vui một cách trọn vẹn bởi vì rất nhiều trường hợp siêu âm không thấy thai. Vậy siêu âm không thấy thai là gì?

siêu âm không thấy thai 1
Siêu âm không thấy thai siêu âm là tình trạng không phát hiện được túi thai trong tử cung

Siêu âm không thấy thai là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng khi siêu âm không phát hiện được túi thai trong tử cung của người phụ nữ, mặc dù có các dấu hiệu hoặc kết quả xét nghiệm cho thấy có khả năng mang thai. Tình trạng này có thể xảy ra ở những tuần đầu tiên của thai kỳ khi phôi thai còn quá nhỏ không thể nhìn thấy qua siêu âm, hoặc có thể liên quan đến một số vấn đề y khoa như thai ngoài tử cung, sẩy thai sớm,…

Việc siêu âm không thấy thai yêu cầu thăm khám và đánh giá kỹ lưỡng để xác định nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp. Để có được hướng giải quyết kịp thời thì các mẹ cũng nên hiểu rõ tất cả những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Nguyên nhân siêu âm không thấy thai

Có nhiều nguyên nhân khiến siêu âm không thấy thai mà các mẹ cần nắm rõ để sẵn sàng khi gặp tình huống này. Lý do thì nhiều, có thể đến từ các yếu tố liên quan đến sự phát triển của thai nhi cho hoặc từ những vấn đề kỹ thuật trong quá trình siêu âm. Dưới đây Phương Nam phân tích chi tiết từng nguyên nhân:

siêu âm không thấy thai 2
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng siêu âm không thấy thai

  • Thai kỳ non: Nếu các mẹ chỉ mới mang thai từ 4 – 5 tuần, việc siêu âm không thấy thai là điều bình thường. Bởi vì ở giai đoạn này, phôi thai vẫn còn rất nhỏ và chưa đủ lớn để hiển thị trên màn hình siêu âm. Đây là lý do phổ biến nhất khiến việc siêu âm sớm không thể xác nhận thai kỳ.
  • Thai lưu: Thai lưu là tình trạng thai nhi ngừng phát triển trong tử cung, thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi xảy ra thai lưu, siêu âm sẽ không thấy túi thai hoặc không phát hiện được tim thai, nên sẽ dẫn đến tình trạng siêu âm không thấy thai.
  • Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung là tình trạng bào thai bám vào bên ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng. Khi siêu âm không thấy thai trong tử cung mà lại có các dấu hiệu nghi ngờ thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm và siêu âm bổ sung để xác định vị trí thai nhi từ đó đưa ra hướng giải quyết.
  • Sai sót kỹ thuật: Đôi khi siêu âm không thấy thai cũng đến từ những sai sót kỹ thuật. Chẳng hạn như siêu âm bởi người không chuyên nghiệp hoặc sử dụng máy móc lỗi thời, có thể dẫn đến kết quả không chính xác mặc dù thai kỳ đang phát triển bình thường.
  • Vị trí thai nhi: Trường hợp thai nhi có thể nằm ở vị trí khó nhìn thấy hoặc bị che khuất, chẳng hạn như ẩn sau tử cung hoặc trong các góc khuất của tử cung thì siêu âm cũng khó phát hiện được thai ngay lập tức.
  • Cơ thể người mẹ: Một số yếu tố liên quan đến cơ thể người mẹ, ví dụ như lượng mỡ bụng quá nhiều hoặc tử cung bị u xơ, có thể làm giảm độ rõ của hình ảnh siêu âm và khiến việc phát hiện thai trở nên khó khăn hơn.

Giải pháp khi siêu âm không thấy thai

Khi siêu âm không thấy thai, điều quan trọng là cần thực hiện các bước kiểm tra, theo dõi để xác định nguyên nhân từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp. Nếu các mẹ rơi vào những trường hợp này và xác định được 1 trong những nguyên nhân kể trên, thì hãy cùng bác sĩ tiến hành một số giải pháp sau đây:

siêu âm không thấy thai 3
Khi siêu âm không thấy thai nên siêu âm lại hoặc tham khảo tư vấn của bác sĩ

  • Kiểm tra lại: Để đảm bảo kết quả chính xác, các mẹ nên siêu âm lại tại một cơ sở y tế uy tín khác để được kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, thiết bị hiện đại chẩn đoán chính xác hơn.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm beta-hCG là một phương pháp hữu ích để xác định lượng hormone thai nghén trong máu. Mức độ beta-hCG có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thai kỳ, từ đó xác định xem liệu có thai hay không, hoặc thai đang phát triển bình thường hay gặp phải vấn đề.
  • Theo dõi: Việc theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể như đau bụng, chảy máu âm đạo, mệt mỏi quá mức là dấu hiệu quan trọng. Những yếu tố này có thể cung cấp thông tin về tình trạng của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ.
  • Gặp bác sĩ: Nếu siêu âm không thấy thai, bạn nên gặp bác sĩ chuyên về sản khoa để được tư vấn, chẩn đoán chính xác. Bác sĩ có chuyên môn cao và kinh nghiệm sẽ hướng dẫn bạn thực hiện các xét nghiệm bổ sung hoặc siêu âm lại trong thời gian phù hợp để củng cố các thông tin liên quan đến thai kỳ.

Siêu âm không thấy thai ở từng tuần thai

Việc siêu âm không thấy thai sẽ có biểu hiện khác nhau tùy vào từng mốc giai đoạn cụ thể của thai kỳ. Ở mỗi tuần mang thai thì thai nhi sẽ phát triển mỗi khác, do đó việc không thấy thai trên siêu âm cần được xem xét kỹ lưỡng tùy theo từng tuần cụ thể. Dưới đây là phân tích chi tiết từng trường hợp:

siêu âm không thấy thai 4
Tùy vào từng tuần thai sẽ phản ánh tình trạng thai nhi khác nhau

  • Siêu âm 6 tuần không thấy thai: Ở tuần thứ 6, thai nhi vẫn còn rất nhỏ và có thể khó nhìn thấy trên siêu âm. Tuy nhiên, với một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng tim thai. Nếu không thấy thai nhưng có thể nghe thấy tim thai thì đó là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang phát triển bình thường.
  • Siêu âm 7 tuần không thấy thai: Vào tuần thứ 7, thai nhi bắt đầu phát triển tốt hơn với các đặc điểm dễ nhận biết và hiển thị rõ ràng trên hình ảnh siêu âm. Nếu không phát hiện thấy thai khi siêu âm thì đây là một vấn đề cần phải có hướng giải quyết sớm.
  • Siêu âm 8 tuần không thấy thai: Đến tuần thứ 8, thai nhi đã hình thành rõ ràng. Nếu siêu âm ở giai đoạn này không thấy thai, có thể là một vấn đề bất thường như thai lưu hoặc thai ngoài tử cung. Vậy nên, cần thăm khám chuyên sâu và tư vấn từ bác sĩ để xác định tình trạng đồng thời đưa ra hướng xử lý kịp thời.

Những câu hỏi thường gặp khi siêu âm không thấy thai

Khi gặp tình huống siêu âm không thấy thai, nhiều chị em thường rất lo lắng và có nhiều câu hỏi liên quan đến tình trạng của mình. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp và phần giải đáp cụ thể từ Đa khoa Phương Nam để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:

siêu âm không thấy thai 5
Chị em nên tham khảo thật kỹ sự tư vấn của bác sĩ khi siêu âm không thấy thai

Siêu âm không thấy thai có phải là sảy thai? 

Không phải lúc nào siêu âm không thấy thai cũng là dấu hiệu của sảy thai. Nguyên nhân có thể do thai kỳ còn quá sớm, thai ngoài tử cung, hoặc thậm chí do sai sót kỹ thuật trong quá trình siêu âm. Trường hợp sảy thai thì sẽ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm kết quả xét nghiệm máu cùng với các dấu hiệu lâm sàng bất thường khác.

Siêu âm không thấy thai có nên tiếp tục theo dõi? 

Nếu siêu âm không thấy thai, thì các chị em cũng vẫn phải tiếp tục theo dõi thường xuyên. Đồng thời tuân thủ việc siêu âm lại sau một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Việc dành sự quan tâm, theo dõi sát sao sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường từ đó sẽ có hướng xử lý kịp thời.

Khi nào cần gặp bác sĩ sản khoa?

Chị em nên gặp bác sĩ sản khoa nếu có các dấu hiệu bất thường như: Chảy máu âm đạo, đau bụng dữ dội, sốt cao, hoặc cảm lạnh. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu nghiêm trọng và cần được can thiệp y tế khẩn cấp. 

Tóm lại, khi siêu âm không thấy thai, chị em cũng không nên hoảng sợ mà cần tìm hiểu kỹ các nguyên nhân để có hướng giải quyết phù hợp. Hy vọng thông qua bài viết chi tiết này sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức để nhận biết, theo dõi và chuẩn bị tinh thần tốt nhất trước mọi tình huống có thể xảy ra. Chúc tất cả chị em luôn đón nhận tin vui!

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ