Những Điều Nên Biết Về Siêu Âm Hệ Thần Kinh Thai Nhi

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Những Điều Nên Biết Về Siêu Âm Hệ Thần Kinh Thai Nhi

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 14, 2021

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi là phương pháp đánh giá hệ thần kinh trung ương của thai nhi để giúp xác định dị tật hệ thần kinh ở trẻ ngay từ giai đoạn sớm. Để hiểu hơn về kỹ thuật siêu âm này và biết khi nào cần tiến hành siêu âm thần kinh cho thai nhi, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi là gì và để làm gì?

Hiện nay, dị tật hệ thần kinh ở thai nhi đã trở nên vô cùng phổ biến, chỉ đứng sau dị tật về tim. Việc dị tật hệ thần kinh sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, sự phát triển nhận thức thần kinh của trẻ về sau, hơn nữa còn có thể gây tử vong cao, để lại di chứng suốt đời. Nên việc đánh giá hệ thần kinh trung ương của thai nhi tước khi sinh là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra lời khuyên hữu ích hơn cho mẹ bầu trong việc chăm sóc và điều trị. Và phương pháp tốt nhất để kiểm tra tình trạng hệ thần kinh thai nhi đó là tiến hành siêu âm hệ thần kinh thai nhi.

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi là gì
Siêu âm hệ thần kinh thai nhi là phương pháp siêu âm đánh giá tình trạng hệ thần kinh của thai nhi

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi là kỹ thuật sử dụng phương pháp siêu âm để đánh giá tình trạng hệ thần kinh của thai nhi, từ đó, giúp đưa ra chẩn đoán chính xác hơn về dị tật hệ thần kinh trung ương của thai nhi trong thời kỳ trước sinh. Siêu âm hệ thần kinh thai nhi có thể thực hiện đối với thai nhi ở bất kỳ độ tuổi nào.

Việc quan trọng của việc siêu âm hệ thần kinh thai nhi đó là xác định xem hệ thần kinh của thai nhi có phát triển tượng ứng với sự tăng trưởng của một phôi thai bình thường hay không để làm nền tảng chẩn đoán dị tật hay những bất thường trong thần kinh.

Ngoài siêu âm tim thai, hệ thần kinh thai nhi thì siêu âm hệ tiêu hóa thai nhi là siêu âm không thể bỏ qua giúp bác sĩ theo dõi và đưa ra lời khuyên kịp thời giúp mẹ và bé có một thai kỳ khỏe manh.

Những người tham gia đánh giá tình trạng thần kinh thai nhi phải là những bác sĩ giàu kinh nghiệm và am hiểu về giải phẫu thần kinh và phôi thai học mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Khi nào cần siêu âm hệ thần kinh thai nhi?

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi giúp đánh giá não bộ và cột sống của thai nhi, nó thường được chỉ định thực hiện cho mẹ bầu vào cuối tuần tam cá nguyệt đầu tiên cũng như đầu tam cá nguyệt thứ 2, tức là khi mẹ mang thai ở tuần thứ 13 – 16 của thai kỳ.

Tuy nhiên, bác sĩ vẫn khuyến khích mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thần kinh cho thai vào khoảng thời gian trong tuần tam cá nguyệt thứ hai, tức là khi đã mang thai được 20 tuần.

Hơn nữa, để đảm bảo kết quả chính xác và tránh được những tổn thương xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ ba thì bác sĩ chỉ chỉ định mẹ bầu thực hiện siêu âm hệ thần kinh thai kỳ khi mang thai từ tuần thứ 28 – 32.

Ngoài ra, có một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện siêu âm hệ thần kinh thai nhi sớm và nhiều lần hơn nếu:

  • Mẹ đang mang thai song sinh cùng trứng.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng tử cung.
  • Có người thân hoặc con bị chậm phát triển hay khuyết tật tâm thần.
  • Thai nhi chậm phát triển.
  • Xuất hiện sự không phù hợp giữa kích thước của thai và hộp sọ.
  • Bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị bệnh lý về não, cột sống, u nang, giãn não thất…
  • Thai nhi có nguy cơ rối loạn phát triển bẩm sinh ở các hệ cơ quan như bàn chân khoèo, sứt môi, dị tật tim và thận…

Tìm hiểu kết quả siêu âm hệ thần kinh thai nhi

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi -2
Kết quả siêu âm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về tình trạng dị tật hệ thần kinh

Kết quả siêu âm hệ thần kinh thai nhi sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng dị tật hệ thần kinh. Cụ thể như sau:

Kết quả siêu âm bình thường

Tức là hình dạng, chỉ số sinh trắc sinh học, cấu trúc nhu mô não, não thât bên, lều não, hỗ não sau, khe nứt liên bán cầu, đám rối màng mạch… đều ở trạng thái bình thường, phù hợp với sự phát triển và tăng trường của thai nhi.

Kết quả siêu âm bất thường khi

  • Não thất bị dãn: Làm tăng nguy cơ lệch bội và mắc hội chứng Down.
  • Bất thường ở tiểu não: Như dị dạng Dandy-Walker và thiểu sản thuỳ nhộng. Vấn đề này thường liên quan đến nguy cơ lệch bội.
  • Não úng thủy và gai đôi đốt sống: Liên quan đến bất thường ở NST, đặc biệt là trisomy 18, 13 và tam bội thể.
  • Bất sản thể chai hoàn toàn hoặc một phần: Bất thường khi không xuất hiện các phức hợp hình thành bởi thể chau và vách trong suốt.
  • Não thất duy nhất: Liên quan đến sự phân chia không hoàn toàn hay không phân chia giữa bán cầu não và đường giữa của não.
  • Không phân thuỳ, bán phân thuy, phân thuỳ: Là những bất thường phổ biến ở dị tật não và bất thường ở hệ thần kinh trung ương của thai nhi.

Đánh giá về siêu âm hệ thần kinh thai nhi

Những đánh giá cơ bản về hệ thần kinh của thai nhi thường được thực hiện trong 3 tháng giữa thai kỳ bằng đầu dò xuyên qua bụng. Kỹ thuật này sẽ áp dụng để tầm soát hệ thần kinh trung ương của thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ và sẽ sử dụng cho những trường hợp có nguy cơ thấp. Độ nhạy của phương pháp siêu âm hệ thần kinh thai nhi có thể lên đến 80%, giúp phát hiện dị tật và những vấn đề bất thường liên quan đến não, cột sống hay hệ thần kinh thai nhi.

Siêu âm hệ thần kinh thai nhi -3
Mẹ bầu nên tiến hành siêu âm hệ thần kinh thai nhi vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ

Thông thường, khi đánh giá siêu âm cơ bản, sẽ cần phải quét trên 3 mặt cắt hộp sọ của thai nhi gồm tiểu não, não thất và đồi thị. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ đánh giá cấu trúc bao gồm:

  • Các lều não
  • Tiểu não
  • Hố não sau
  • Não thất bên
  • Hộp sọ: về hình dạng và các chỉ số sinh trắc học
  • Khe nứt liên bán cầu
  • Nhu mô não: về cấu trúc
  • Đám rối màng mạch.

Bên cạnh những đánh giá cơ bản, bác sĩ cũng sẽ thực hiện thêm những đánh giá chi tiết về siêu âm hệ thần kinh thai nhi khi được nghi ngờ bị dị tật thần kinh. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hệ thần kinh thai nhi dựa trên nguyên tắc phân tích đa chiều cấu trúc não qua những mặt cắt cơ bản thu đươc nhờ cách định vị đầu dò qua thóp sọ và khe sọ.

  • Những thai nhi có ngôi thuận sẽ được tiếp cận qua ngã bụng hoặc ngã âm đạo.
  • Thai nhi có ngôi xiên sẽ được tiếp cận bằng cách truyền ngôi, đặt đầu dò song song với bụng.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề siêu âm hệ thần kinh thai nhi sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633698 để được giải đáp tận tình hơn nhé!

5/5 - (7 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ