70% cơ thể con người là nước, vì vậy, các chuyên gia y tế luôn khuyến khích mọi người nên uống nhiều nước và cần uống tối thiểu 2l mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn đã bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mà vẫn luôn thấy khát thì phải hết sức lưu ý, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát? Câu trả lời sẽ có ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Trước khi tìm hiểu lý do tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát, chúng ta cùng điểm qua các thời điểm mà cơ thể con người cảm thấy khát nước, để hiểu tổng quan hơn vấn đề này nhé!
Con người chúng ta thường mất nước qua các đường gồm tiêu hóa, bài tiết qua thận và qua da. Thường thì, một người sẽ cảm thấy khát nước nhiều ở những thời điểm sau:
Bị bỏng, mất máu hoặc đổ nhiều mồ hôi.
Do vận động nhiều và bị mất nước qua da nhiều.
Bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Tuy nhiên, trường hợp không bổ sung đủ nước cho cơ thể, bạn cũng sẽ cảm thấy khát nước. Vậy những trường hợp uống nhiều nước rồi mà vẫn cảm thấy khát thì nguyên nhân do đâu? Hãy cùng tìm câu trả lời ở phần tiếp theo nhé!
Khi cơ thể bị thiếu hụt nước, mọi người sẽ cảm thấy khát.
Tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát? – Luôn thấy khát nước cảnh báo bệnh gì?
Tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát? – Câu hỏi tưởng chừng không ai quan tâm này lại là băn khoăn của rất nhiều người.
Theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người rất ít khi khát nước, trừ khi lượng nước mỗi người nạp vào người quá ít, không đủ cho việc vận hành hay chuyển đổi năng lượng. Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát dù đã uống rất nhiều nước hằng ngày thì có thể, bạn đang mắc phải những bệnh lý dưới đây:
1. Thừa hormon
Tình trạng thừa hormone tuyến giáp, mất cân bằng hormone trong cơ thể là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng khát liên tục. Tình trạng này còn được gọi là hiện tượng cường giáp, lúc này người bệnh dễ bị bướu cổ, tim đập nhanh, run tay,…
2. Khát nước do dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp
Trong thuốc điều trị huyết áp có chứa chất clophelin, đây là chất có khả năng khiến cơ thể gia tăng tình trạng khát nước. Thường thì những người uống thuốc điều trị huyết áp sẽ đi tiểu ít lại, nhưng nếu để hiện tượng này kéo dài, nó sẽ dễ dẫn đến những vấn đề về thận cũng như đường tiết niệu.
3. Bệnh thận
Những người mắc các bệnh lý về thận sẽ thường xuyên có cảm giác khát nước. Bởi khi thận “bị thương” nó sẽ mất đi khả năng lưu trữ nước cũng như độ ẩm của cơ thể. Nên nó sẽ liên tục đòi hỏi cấp nước để duy trì hoạt động cho các cơ quan khác. Nếu cảm giác bị khô miệng thường xuyên thì hãy cảnh giác nhé!
Tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát? – Do thận có vấn đề.
4. Mất nước
Lý do tiếp theo khiến mọi người cảm thấy khát nhiều đó là cơ thể đang bị mất nước nhưng lượng nước bạn uống lại không đủ để bổ sung lượng đã bị mất đi. Khi bị mất nước, người bệnh thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, khô miệng, khô da,…
5. Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm, có biểu hiện ở giai đoạn đầu là khát nước liên tục. Bởi lúc này, lượng đường trong máu tăng cao, khiến hệ bài tiết bị thay đổi, làm tăng số lần đi tiểu và lượng nước thải ra bên ngoài, khiến cơ thể bị thiếu nước. Nếu có dấu hiệu cảnh báo tiểu đường này, bạn hãy đi thăm khám ngay nhé!
6. Bệnh đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt là tình trạng hormone trong cơ thể bị thiếu hụt, dẫn đến việc thận không thể kiểm soát tốt lượng nước đào thải trong cơ thể, khiến bạn bị mất nước, nên sẽ cảm thấy khát nước nhiều hơn bình thường.
7. Tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát? – Do mắc bệnh thiếu máu
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng uống nhiều nước vẫn khát đó là bị thiếu máu. Bởi khi cơ thể bị thiếu hụt máu thì lượng hồng cầu trong cơ thể cũng sẽ bị suy giảm, khiến thể tích chất lỏng trong cơ thể bị giảm xuống và gây ra hiện tượng mất nước và khát nước thường xuyên.
Thiếu máu là nguyên nhân gây ra tình trạng khát nước thường xuyên.
8. Căng thẳng mãn tính
Tình trạng căng thẳng kéo dài không chỉ gây tụt huyết áp, lo âu mà còn khiến hoạt động của thận bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng khát nước liên tục dù đã uống nhiều nước.
9. Bệnh tuyến giáp
Người mắc bệnh về tuyến giáp sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước, kiệt sức, tăng cân, rụng tóc,… Nguyên nhân là do sự thay đổi về hoạt động của tuyến giáp khiến hoạt động của các cơ quan khác bị biến đổi theo. Vì vậy đừng chủ quan nếu thấy cơ thể suy nhược và luôn thấy muốn uống nước nhé!
10. Tăng canxi máu
Nếu đi tiểu nhiều và khát nước thường xuyên kèm đau bụng, buồn nôn, chán ăn, táo bón,…thì bạn không nên chủ quan, vì có thể bạn đang bị tăng canxi máu. Tình trạng này cần sớm có biện pháp điều trị hiệu quả, ngắn bệnh tiến nặng. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!
11. Huyết áp thấp
Người mắc bệnh huyết áp thấp sẽ cảm thấy muốn uống nước liên tục vì tuyến thượng thận hoạt động kém, gây cảm giác khát nước. Hơn nữa, khi uống nước vào, huyết áp sẽ tăng lên, giảm cảm giác chóng mặt. Nếu có biểu hiện này, bạn hãy đi thăm khám ngay nhé!
Người bị huyết áp thấp thường bị khát nước nhiều dù uống liên tục.
Khát nước nhiều nên làm gì?
Khi đã hiểu được lý do tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt nếu tình trạng khát nước kéo dài liên tục và thường xuyên để đảm bảo an toàn, phòng ngừa những vấn đề ngoài ý muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra nếu bạn cảm thấy khát nhiều có thể thử ngậm một miếng chanh trong miệng để giảm cảm giác khát.
Đi thăm khám ngay nếu tình trạng khát nước nhiều kéo dài liên tục.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lý do tại sao uống nước nhiều mà vẫn khát, từ đó có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho bản thân. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1800 2222 – 0868 66 968 của Đa khoa Phương Nam để được hỗ trợ tận tình hơn.