Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng 2 28, 2025
Mục Lục Bài Viết
Tật khúc xạ có thể được điều trị hiệu quả thông qua việc sử dụng kính hoặc phẫu thuật khúc xạ. Tuy nhiên, kết quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại tật khúc xạ mà người bệnh mắc phải, mức độ nghiêm trọng của bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, cũng như việc tuân thủ phác đồ điều trị.
Phẫu thuật laser excimer được xem là phương pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật chính là PRK (Photo Refractive Keratectomy) và LASIK (Laser in Situ Keratomileusis). Trong đó:
Phẫu thuật LASIK sử dụng dao vi phẫu (Microkeratome) để tạo một vạt giác mạc có bản lề. Sau khi lật vạt giác mạc sang một bên, tia laser sẽ được sử dụng để đốt phần nhu mô, làm mỏng giác mạc theo độ tật khúc xạ cần điều chỉnh. Điểm đặc biệt của phương pháp này là sau khi hoàn tất quá trình laser, vạt giác mạc có thể được đặt lại mà không cần phải khâu.
Phương pháp PRK hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng tia laser tác động lên giác mạc để điều chỉnh độ cong, giúp hình ảnh hội tụ chính xác vào võng mạc. Trong kỹ thuật PRK truyền thống, các bác sĩ sẽ gạt bỏ biểu mô giác mạc trước khi sử dụng laser Excimer để điều chỉnh độ cong của lớp nhu mô giác mạc. Hiện nay, kỹ thuật này đã được cải tiến thành Trans-PRK, trong đó tia laser excimer được sử dụng để loại bỏ đồng thời cả biểu mô và nhu mô tương ứng với độ khúc xạ cần điều chỉnh.
Phẫu thuật khúc xạ là một phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh lấy lại thị lực. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro không mong muốn như sẹo giác mạc, chỉnh khúc xạ quá mức, và trong một số trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến mù lòa. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đáp ứng một số điều kiện như phải trên 18 tuổi và giác mạc chưa bị suy yếu. Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe thị lực tại bệnh viện trước khi thực hiện phẫu thuật.
Tật khúc xạ không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khác. Sau khi tìm hiểu “tật khúc xạ có chữa được không“, điều quan trọng là bạn cần biết khi nào nên đi khám bác sĩ. Hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay khi bạn gặp các dấu hiệu sau:
Tầm nhìn mờ
Nheo mắt khi nhìn: Thường xuyên nheo mắt để cố gắng nhìn rõ hơn có thể dẫn đến mỏi mắt và đau đầu.
Thấy hào quang hoặc ánh sáng chói: Nhìn thấy quầng sáng hoặc cảm thấy chói mắt khi nhìn vào nguồn sáng mạnh có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong quá trình khúc xạ ánh sáng.
Mỏi mắt và đau đầu: Cảm giác căng thẳng ở mắt do phải điều tiết liên tục để nhìn rõ là triệu chứng thường gặp ở những người bị viễn thị hoặc loạn thị.
Tầm nhìn kép: Nhìn một vật thành hai có thể xảy ra do loạn thị làm biến dạng bề mặt giác mạc, ảnh hưởng đến cách mắt tiếp nhận ánh sáng.
Việc chẩn đoán tật khúc xạ càng sớm càng tốt là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng như nhược thị, lé hoặc bong võng mạc. Đặc biệt, trẻ em nên được kiểm tra mắt định kỳ, vì tật khúc xạ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thị lực.
Các nghiên cứu lớn trên thế giới đã xác định được nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Dưới đây là một số yếu tố chính:
Yếu tố di truyền
Tư thế học tập/ sinh hoạt: Những thói quen xấu trong học tập và sinh hoạt, như đọc sách trong bóng tối hoặc giữ khoảng cách đọc quá gần, có thể gây căng thẳng cho mắt và làm tăng nguy cơ mắc cận thị.
Tuổi tác: Do sự thay đổi sinh lý và quá trình tăng trưởng mạnh mẽ của mắt trong độ tuổi đi học (6-14 tuổi), trẻ em đặc biệt dễ mắc cận thị trong giai đoạn này.
Quốc gia và khu vực sinh sống
Ánh sáng
Dinh dưỡng
Sự can thiệp không phù hợp
Loại tật khúc xạ và nhu cầu của người bệnh là những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị có thể được áp dụng.
Kính gọng và kính áp tròng: Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn tật khúc xạ, kính gọng và kính áp tròng là những phương pháp hỗ trợ thị lực hiệu quả, giúp người bệnh nhìn rõ hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Kính áp tròng Ortho-K là một lựa chọn phù hợp cho trẻ em bị cận thị, với mục tiêu chính là kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Loại kính này được đeo vào ban đêm để định hình lại giác mạc, giúp trẻ có được thị lực tốt vào ban ngày mà không cần đeo kính.
Phẫu thuật khúc xạ: chỉ được thực hiện cho những người đáp ứng các tiêu chí lựa chọn nghiêm ngặt, bao gồm độ tuổi từ 18 trở lên, tình trạng giác mạc ổn định và không mắc các bệnh lý về mắt khác.
Việc không điều trị các bệnh lý có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, tùy thuộc vào từng bệnh cụ thể. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn sự phát triển của tật khúc xạ, nhưng có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm nguy cơ và làm chậm quá trình tiến triển.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Cần đảm bảo mức độ ánh sáng và giữ khoảng cách mắt vừa đủ khi học tập, làm việc. Không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đối với trẻ em cần hạn chế nhìn gần quá nhiều… Khi thực hiện một số công việc có nguy cơ gây hại cho mắt cần đeo kính trong quá trình làm việc để tránh làm tổn thương tới mắt.
Nghỉ ngơi hợp lý
Khám mắt định kỳ: Khăm khám định kỳ sẽ xác định được tình trạng mắt ở từng thời điểm, nếu có những biểu hiện của tật khúc xạ sẽ kịp thời đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Việc chữa bệnh cũng trở nên dễ dàng hơn khi phát hiện ở giai đoạn nhẹ.
Việc quyết định một người có tật khúc xạ có đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự hay không sẽ được thực hiện thông qua quy trình khám tuyển kỹ lưỡng. Trong quá trình này, các bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ được đào tạo bài bản sẽ đánh giá chính xác tình trạng mắt của người khám và đưa ra kết luận cuối cùng.
Nguồn tham khảo: Martínez-Albert, N., Bueno-Gimeno, I., & Gené-Sampedro, A. (2023). Risk Factors for Myopia: A review. Journal of Clinical Medicine, 12(18), 6062. https://doi.org/10.3390/jcm12186062