Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Khi thai nhi 7 tuần tuổi kích thước ở mức 13 mm, nặng khoảng 0,8 gam. Con yêu lúc này bắt đầu thích nghi với tử cung. Thai nhi đã chính thức sử dụng dây rốn để đẩy chất thải ra bên ngoài và cung cấp chất dinh dưỡng. Đây cũng là thời điểm phù hợp để chị em đến gặp bác sĩ siêu âm kiểm tra sức khỏe thai kỳ.
Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm thông qua âm đạo hoặc bụng. Thông thường khi em bé còn quá nhỏ, kết quả siêu âm sẽ chính xác hơn nếu thực hiện qua âm đạo. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ dùng đầu dò đưa vào âm đạo của thai phụ, sóng âm thanh từ thiết bị có khả năng truyền trực tiếp từ cổ tử cung vào tử cung. Mặt khác, nếu siêu âm ổ bụng, thai phụ cần làm căng tử cung. Tuy nhiên, tử cung sẽ mở rộng khi thai lớn hơn, mẹ bầu không cần phải nâng tử cung lúc siêu âm nữa.
Trên chiếc đầu lớn của bé một khuôn mặt nhỏ đang được hình thành. Thậm chí có thể nhìn thấy chóp mũi của con nếu nhìn theo góc nghiêng. Miệng của con yêu xuất hiện môi, lưỡi cũng bắt đầu phát triển. Đôi mắt đang dần hiện ra dưới lớp da trong suốt, mỏng manh. Trong miệng bé đã có nụ răng, chúng chính là nơi khởi đầu của những chiếc răng nguyên thủy. Tất cả những đặc điểm di truyền từ bố và mẹ đều được tai bé hấp thụ. Chân và cánh tay tiếp tục hoàn thiện, thậm chí đã phát triển ngón chân, ngón tay.
Từ lúc 6 tuần tim thai của bé đã có, tại tuần thứ 7 nhịp tim đập khoảng 150 nhịp/phút. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chưa nghe được tim thai của con ở giai đoạn này. Mẹ bầu nên biết, đôi khi phải đợi đến tuần 9 – 10 mới có tim thai. Trong những trường hợp xấu nhất, bắt buộc phải bỏ thai vì mãi vẫn không xuất hiện tim thai. Sức khỏe và tâm trạng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề này.
Vẫn còn khá sớm để chị em cảm nhận được tử cung đang nông ra khi thai nhi 7 tuần tuổi. Cho đến tuần thứ 12, bụng bầu sẽ không nhô ra và vẫn được che giấu bởi xương chậu. Ngoài ra, trên vùng chân và ngực bạn có thể nhìn thấy những mạch máu nổi lên rõ ràng. Trường hợp phải đứng lâu một chỗ, mẹ bầu sẽ cảm thấy chân tê và đau. Để hỗ trợ lưu thông máu, bạn hãy nâng chân lên bất kỳ lúc nào có thể.
Chị em sẽ thấy cân nặng của bản thân đang nhích lên một chút, mặc dù vẫn chưa thể hiện rõ những thay đổi trên cơ thể. Song song đó, kích thước của hai đầu vú cũng tăng lên, thâm lại, thậm chí quanh quầng vú còn có mụn nhọt. Mẹ bầu đừng lo lắng vì những nốt này là Montgomery, giúp hai đầu vú sẵn sàng tiết sữa. Do đó, chị em đừng cố gắng bóp hay nặn nốt Montgomery vì chúng mang đến công dụng hữu ích.
So với lúc trước, chất dịch nhầy tiết ra từ âm đạo nhiều hơn. Thế nhưng đây cũng chỉ là biểu hiện bình thường trong suốt thai kỳ. Trừ trường hợp bất thường như dịch chuyển sang màu xanh hoặc vàng, có mùi khó chịu, khiến vùng kín tấy rát. Lúc này, chị em cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ thăm khám gấp.
Khi thai nhi 7 tuần tuổi, trên mặt chị em có thể xuất hiện nhiều nốt mụn như ở độ tuổi dậy thì. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự thay đổi của Hormone thai kỳ. Chị em nên cẩn trọng với bất kỳ loại mỹ phẩm nào dùng lên da mặt, vì chúng có nguy cơ không lành tính với thể trạng của thai phụ.
Cảm xúc của mẹ bầu sẽ dễ bị xáo trộn do các Hormone nội tiết tố thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể. Tuy nhiên, những nội tiết tố này có vai trò cực kỳ quan trọng, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời duy trì sự ổn định cho thai kỳ. Ngoài ra, một số vấn đề không tích cực khác mà nội tiết tố có thể gây ra cho chị em phải kể đến là làm thay đổi tính khí, cảm xúc bất ổn, thường mệt mỏi, đau nhức ngực, chán ăn, choáng váng, đau đầu,…
Để thai nhi 7 tuần tuổi phát triển thật khỏe mạnh, mẹ bầu nên lưu ý những lời khuyên từ bác sĩ, cụ thể gồm có:
Chị em cần tăng gấp đôi hàm lượng Sắt cho cơ thể ở tuần thai thứ 7. Thể tích máu cũng phải được nâng cao trong thời điểm này, vì em bé có nhu cầu cao để phát triển mạnh mẽ. Tình trạng thiếu máu có thể xảy ra nếu mẹ bầu không cung cấp đủ lượng Sắt. Do đó, bạn hãy chọn dùng những thực phẩm giàu chất Sắt như hạnh nhân, rau xanh dạng lá, trứng, thịt bò.
Việc ăn uống của mẹ sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ từ những triệu chứng như ợ chua, khó tiêu, buồn nôn. Để hạn chế đối mặt với những cơn ốm nghén, thay vì ăn 3 bữa chính, chị em nên chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn cũng nên uống đủ nước, chỉ dùng thực phẩm đã nấu chín, hạn chế món ăn gây kích thích hệ tiêu hóa.
Bạn có thể tiếp tục duy trì việc tập thể dục. Tuy nhiên, mẹ bầu phải chọn những bài tập nhẹ nhàng, tiết chế cường độ vừa phải và thực hiện khoảng 30 phút/ngày. Trong giai đoạn thai nghén, chị em nên đăng ký tham gia các lớp học yoga để giúp tinh thần thêm thư giãn, cơ thể thoải mái.
Mẹ bầu hãy đứng dậy đi đứng thường xuyên nếu phải ngồi máy tính lâu, nhằm hỗ trợ máu huyết lưu thông tốt hơn. Bởi vì hệ tuần hoàn sẽ bị ảnh hưởng nếu ngồi liên tục trước máy tính nhiều giờ.
Chị em nên tránh xa khói thuốc, vì nó là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng ở thai nhi vô cùng nguy hiểm và làm giảm chỉ số IQ, trọng lượng của bé. Bên cạnh đó, ma túy, rượu, bia cũng rất độc hại đối với sức khỏe con yêu. Trường hợp lạm dụng rượu sẽ khiến thai nhi bị ngộ độc, tác động tiêu cực đến sự phát triển và trí tuệ.
Mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe thật cẩn thận khi thai nhi 7 tuần tuổi. Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám. Đồng thời, đừng quên siêu âm thai kỳ đúng theo lịch trình do bác sĩ khuyến nghị.