Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 16, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trên thực tế, việc thai nhi chuyển động hay quẫy đạp trong bụng mẹ đã diễn ra từ những tháng đầu của thai kỳ, nhưng do lúc này, thai nhi còn nhỏ nên mẹ không cảm nhận được, cũng không có cảm giác nhói như những tháng cuối, khi thai nhi đã lớn lên.
Kể từ tháng thứ 5 trở đi, thai nhi sẽ thường xuyên vận động trong bụng mẹ, việc bé xoay người, vung tay, đạp chân trong tử cung diễn ra liên tục. Đặc biệt hơn, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận được việc bé đạp trong bụng mẹ vào buổi tối, lúc đi ngủ. Bởi vì lúc này trẻ đã phát triển hoàn thiện, cử động tay chân cũng linh hoạt hơn nên lực đạp vào tử cung cũng tăng lên. Đây là lý do mà đôi khi mẹ cảm nhận rằng thai nhi đạp nhói bụng dưới.
Bên cạnh đó, khi bước sang tháng thứ 6, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, tần suất bé đạp sẽ tăng lên. Bởi vào giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu có những phản ứng với âm thanh, ánh sáng từ bên ngoài bằng cách cử động, quẫy đạp vào bụng mẹ.
Theo các chuyên gia y tế thì một em bé sẽ đạp vào bụng mẹ trung bình từ 15 – 20 lần/ ngày, đây là hành động tất yếu, tự nhiên để cơ bắp, tay chân của thai nhi tăng trưởng tốt hơn. Do vậy, việc em bé đạp vào bụng mẹ thường xuyên có thể xem là một dấu hiệu tốt, bởi nó thể hiện rằng em bé đang phát triển khỏe mạnh.
Hơn nữa, nếu em bé của bạn đạp ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường cũng không cần quá lo lắng, bởi thời gian vận động của mỗi bé là khác nhau và trẻ thì sẽ nghỉ ngơi đến hơn 17h mỗi ngày, nên đôi khi mẹ không cảm nhận được hết các chuyển động của trẻ trong tử cung.
Theo các chuyên gia y tế thì thai nhi sẽ đạp nhiều hơn vào ban đêm, sau khi mẹ ăn, tập thể dục hay buổi tối khi mẹ đi ngủ. Những tuần cuối thai kỳ, trẻ sẽ giảm việc vận động đi do lúc này tử cung mẹ trở nên chật hơn, không đủ không gian cho thai nhi vận động nữa. Ngoài ra, việc thai nhi không còn đạp vào bụng dưới của mẹ bữa có thể là do trẻ đã quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời. Thường thì những phụ nữ đã từng sinh con sẽ dễ dàng cảm nhận được những “cú đá” và sự thay đổi của thai nhi hơn những chị em lần đầu mang thai.
Thai nhi đạp vào bụng dưới là hiện tượng bình thường, vậy liệu nếu thai nhi đạp nhói bụng dưới liên tục thì có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong phần tiếp theo nhé!
Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi thường xuyên gặp phải hiện tượng thai nhi đạp nhói bụng dưới. Bởi thực tế, việc thai nhi đạp liên tục không phải lúc nào cũng là an toàn. Cụ thể, theo các chuyên gia y tế thì việc thai nhi “vận động” nhiều trong bụng mẹ sẽ là “bình thường” và “nguy hiểm” trong các trường hợp dưới đây:
Việc thai nhi đạp nhói bụng dưới mẹ bầu sẽ là an toàn trong những nếu xuất phát và lặp lại trong những trường hợp sau:
Trong trường hợp thai nhi đạp nhói bụng dưới quá nhiều, đặc biệt là vào những tuần cuối thai kỳ, thì mẹ cần hết sức lưu ý, bởi lúc này, hiện tượng này không còn là bình thường mà nó đang cảnh báo nhiều vấn đề nguy hiểm xảy đến với trẻ. Cụ thể như: