Thai Nhi Không Đạp Liệu Có Nguy Hiểm? Mẹ Bầu Nên Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Thai Nhi Không Đạp Liệu Có Nguy Hiểm? Mẹ Bầu Nên Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 16, 2021

Trong thai kỳ việc theo dõi những chuyển động của em bé là vô cùng quan trọng. Thông qua các cú đạp, mẹ bầu có thể dự đoán về tình hình sức khỏe của bé. Dù đạp quá ít hay quá nhiều cũng là vấn đề phải quan tâm, nhất là khi thai nhi không đạp. Vậy thai nhi không đạp có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì và phải xử lý thế nào? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Thai nhi không đạp có nguy hiểm không?

Những chuyển động của bé như vặn mình, đạp chân,… sẽ diễn ra trong suốt thai kỳ. Cử động của thai nhi đã bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 8. Tuy nhiên, mẹ vẫn chưa cảm nhận được những cú đạp vì lúc này con yêu còn nhỏ. Mẹ bầu sẽ nhận thấy một cách rõ ràng hơn từ tuần thứ 16, nhất là sau tuần 20. Bé cử động với tần suất khoảng 15 – 40 lần mỗi ngày. Thai phụ sẽ không cảm nhận được những cú đạp nữa khi bé ngủ.

Nhiều mẹ bầu cho biết khi thai nhi đạp cảm giác như bướm bay hoặc có gì đó đang sôi lục bục trong bụng. Ngoài ra, vào một số thời điểm thai nhi cử động rất rõ ràng, thậm chí bụng trồi lên dấu bàn chân bé. Hành động đạp của bé như lời khẳng định con yêu đã tồn tại và phát triển trong bụng mẹ.

Thông qua cú đạp thai phụ có thể theo dõi, dự đoán và kiểm tra tình hình sức khỏe của con yêu. Nếu thấy tần suất chuyển động quá nhiều, quá ít hoặc thậm chí thai nhi không đạp đều là những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro. Vậy thai nhi không đạp có nguy hiểm không?

thai-nhi-khong-dap-2
Thai nhi thường sẽ đạp khoảng 15 – 40 lần mỗi ngày

Trên thực tế, trong ngày có những khoảng thời gian em bé ngủ hoặc nghỉ ngơi (thường là buổi sáng) nên sẽ không đạp hay cử động. Bình quân con yêu ngủ khoảng 3 tiếng nhưng khi mẹ ăn uống, đi lại thì bé sẽ thức dậy và hoạt động bình thường. Thời gian nghỉ giữa hai lần đạp của con khoảng 40 – 50 phút. Bé sẽ cử động ít nhất 1 lần trong vòng 2 giờ.

Khi thấy thai nhi không đạp, mẹ bầu hãy đếm số lần chuyển động của bé. Nếu chẳng xuất hiện cú đạp nào trong 2 giờ dù mẹ đã áp dụng nhiều cách, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám. Vì có thể con yêu đang đối mặt với vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Vì sao thai nhi không đạp?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai nhi không đạp. Trong đó, có những lý do bình thường chẳng đáng lo ngại. Nhưng cũng có trường hợp nguy hiểm xuất phát từ bệnh lý hoặc thai chết lưu. Vì thế, mẹ bầu phải nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám khi nhận thấy biểu hiện khác thường. Những tác nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng thai nhi không đạp gồm:

thai-nhi-khong-dap-3
Mẹ bầu không khỏe có thể ảnh hưởng đến tần suất đạp của thai nhi

Do bị thiếu nước ối

Em bé trong bụng mẹ được nuôi dưỡng và bảo bọc bởi nước ối. Nước ối lại rất giàu dinh dưỡng, kháng thể và Hormone giúp bảo vệ bào thai thật tốt. Em bé sẽ gặp vấn đề nếu môi trường nước ối bị thiếu. Lúc này, thai nhi có thể ngưng chuyển động, ngừng đạp.

Vấn đề trong cơ thể

Nếu các bộ phận trong cơ thể mẹ bầu làm việc không ổn định, sai chức năng, bào thai có thể bị tác động. Điều này khiến quá trình cung cấp dưỡng chất, Oxy đến em bé giảm rõ rệt. Từ đó, làm con yêu ít chuyển động, giảm dần, thậm chí không đạp.

Cơ thể mẹ bầu không khỏe

Thai nhi không đạp có thể xuất phát từ sức khỏe của mẹ bầu kém ổn định. Lúc này, thể trạng của thai phụ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến con yêu. Khi tâm lý mẹ bầu lo âu, mệt mỏi, chán nản cũng khiến chuyển động của bé giảm một cách rõ rệt. Hơn nữa, thai phụ sẽ thấy con hầu như không đạp.

Vị trí của thai nhi

Vị trí của con yêu trong bụng mẹ đôi khi là lý do gây ra tình trạng thai nhi không đạp. Chẳng hạn như chân và đầu của thai nhi nằm ở nơi không thuận lợi, khiến không gian cho bé chuyển động bị thu hẹp rất nhiều. Ngoài ra, vấn đề từ nhau thai cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng đạp của em bé.

Em bé đang nghỉ ngơi

Theo nghiên cứu, các cú đạp của thai nhi qua từng ngày sẽ giống nhau. Vì thế, nếu em bé đạp ít hơn, nhiều hơn hoặc ngừng đạp chứng tỏ bào thai đang gặp vấn đề. Lúc này, mẹ bầu cần nhanh chóng theo dõi để xác định liệu con yêu có đang khỏe mạnh hay không? Trường hợp thai nhi không đạp đúng vào khoảng thời gian đó qua từng ngày, tức là bé chỉ nghỉ ngơi mà thôi.

Thai chết lưu

Thai chết lưu tức là bé đã mất nhưng vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Khi chết lưu, bé sẽ dừng phát triển, không còn đạp hay cử động nữa. Để xác định hiện tượng này rõ ràng, mẹ bầu cần đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt.

Thiếu Oxy

Oxy đi vào dây rốn và cung cấp cho thai nhi. Khi dây rốn bị xoắn hoặc mắc phải vấn đề nào đó thì lượng Oxy dùng nuôi dưỡng bào thai sẽ thiếu hụt. Tình trạng này khá nguy hiểm và khiến thai nhi không nhận đủ Oxy, từ đó cử động của con yêu cũng chậm lại, ít dần.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi không đạp?

Để tìm ra giải pháp xử lý tình trạng thai nhi không đạp, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm tra cử động của bé yêu hàng ngày, nhằm nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường. Thai phụ nên thực hiện những điều dưới đây.

Theo dõi tình trạng của bé

  • Thời điểm hợp lý nhất để theo dõi và đếm cử động của thai nhi là sau khi mẹ bầu ăn no.
  • Để dễ dàng nhận biết thay đổi của con, mẹ bầu hãy kiểm tra và đếm số lần đạp khoảng 2 – 3 lần/ngày vào những khung giờ nhất định.
  • Thai phụ nên đi tiểu nhằm làm trống bàng quang trước khi đếm cử động của bé yêu.
  • Bạn không nên dùng mắt thường quan sát, mà hãy đặt tay lên bụng để cảm nhận chuyển động của thai nhi một cách rõ rệt.
  • Hãy đếm số lần đạp của con yêu liên tục trong một giờ, rồi dùng kết quả để so sánh, đối chiếu và nhận ra điểm khác thường.

Theo các chuyên gia, thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 4 lần/giờ. Mẹ bầu cần có biện pháp can thiệp nếu con yêu chuyển động quá nhiều hoặc quá ít, nhất là khi thai nhi không đạp. Dưới đây là những việc mẹ bầu nên thực hiện để cải thiện tình hình.

Những cách điều trị thai nhi không đạp

thai-nhi-khong-dap-6
Khi thai nhi không đạp bạn hãy đến bác sĩ thăm khám

Khám bác sĩ chuyên khoa

Khi thai nhi không đạp hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng đến cơ sở y tế có chuyên khoa Sản thăm khám. Thông qua kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời vấn đề em bé đang mắc phải và có phương pháp chữa trị hợp lý, nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, nếu chẳng may gặp phải tình trạng thai chết lưu, bác sĩ sẽ chỉ định đưa thai ra ngoài thật sớm để bảo vệ tính mạng cho mẹ bầu.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trong thai kỳ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mẹ bầu và em bé. Nếu thai phụ thường bỏ bữa, ăn uống thiếu chất, không chú ý đến khẩu phần hàng ngày con yêu dễ bị suy dinh dưỡng, phát triển kém. Điều này về lâu dài khiến thai nhi đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh lý viêm nhiễm, thậm chí chết lưu.

Do đó, khi thai nhi không đạp, mẹ bầu hãy tăng cường bổ sung dưỡng chất quan trọng và cần thiết thông qua khẩu phần ăn. Ưu tiên các thực phẩm như trái cây, rau xanh, sữa, cá thịt,… Hạn chế uống rượu bia, chất kích thích hay ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ,…

Tránh lo lắng, căng thẳng

Mẹ bầu chịu nhiều áp lực, luôn stress, căng thẳng, lo lắng sẽ phần nào tác động đến con yêu, khiến thai nhi không đạp. Vì thế, thai phụ cần giữ cho bản thân một tinh thần vui vẻ, lạc quan, hứng khởi. Lúc mang thai, bạn hãy dành nhiều thời gian để thư giãn, đi du lịch, nghỉ ngơi, tham gia công tác xã hội. Những hoạt động này giúp mẹ bầu thêm khỏe mạnh và thoải mái.

Tập thể dục nhẹ nhàng

Mẹ bầu hãy thường xuyên tập thể dục để con yêu phát triển khỏe mạnh, ổn định. Một số môn thể thao bạn nên chọn như yoga, đi bộ,… Những bài tập này hỗ trợ lưu thông khí huyết, hạn chế bệnh tật, thư giãn tinh thần. Từ đó, ngăn ngừa các vấn đề nguy hiểm cho thai nhi.

Thắc mắc thai nhi không đạp liệu có nguy hiểm vừa được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Mong rằng mẹ bầu đã hiểu rõ vấn đề, từ đó có biện pháp xử lý cũng như cách chăm sóc sức khỏe sao cho hiệu quả. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ