Bệnh dại nếu tiến triển và xuất hiện triệu chứng sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao. Do đó, chúng ta cần nắm rõ một số thông tin về diễn biến, giai đoạn của bệnh cũng như cách phòng ngừa virus dại hiệu quả. Thông qua bài viết này, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Trước khi tìm hiểu về thời gian ủ bệnh dại ở người, chúng ta cần biết bệnh dại là gì? Bệnh dại là căn bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương. Bệnh lây từ động vật sang người bởi chất tiết. Thông thường là nước bọt đã bị nhiễm virus dại. Đa phần các trường hợp nhiễm virus dại đều thông qua vết liếm, cắn của động vật mắc bệnh dại. Đôi khi có thể bị nhiễm bằng đường tiếp xúc, ví dụ như hít khí dung hoặc ghép tổ chức mới. Dù là con người hay động vật cũng đều có thể tử vong khi đã lên cơn dại.
Giai đoạn tiền triệu chứng: Nó sẽ thường kéo dài trong khoảng 1 – 4 ngày với các biểu hiện như mệt mỏi, sốt, đau đầu, sợ hãi, đau và tê tại vết thương có virus xâm nhập.
Giai đoạn viêm não thường có triệu chứng mất ngủ, gia tăng cảm giác kích thích như sợ tiếng động, nước, ánh sáng, gió. Ngoài ra còn có tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật như hạ huyết áp, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, giãn đồng tử, đôi khi là xuất tinh tự nhiên. Bệnh thường kéo dài trong khoảng 2 – 6 ngày, có thể lâu hơn và tử vong do liệt cơ hô hấp.
Bệnh dại sẽ tiến triển theo hai thể cơ bản dưới đây:
Thể viêm não: Nó sẽ xảy ra ở khoảng 80% ca bệnh dại. Triệu chứng đầu tiên là sốt, kiệt sức hoặc nhức đầu kèm theo tình trạng bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, sợ gió, sợ nước. Trong giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ bị tăng tiết nước bọt nên không thể nuốt, nhai và thường xuyên khạc nhổ. Sau đó, đồng tử của người bệnh sẽ bị giãn nên mắt nhìn long sòng sọc, hầu họng cũng co thắt, cường dương, xuất tin tự nhiên và nhanh chóng tử vong.
Thể câm hay liệt: Liệt là một triệu chứng nổi bật. Triệu chứng này thường xuất hiện từ chân, tay đến các cơ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ bị rối loạn tiểu tiện. Bệnh nhân sẽ tử vong khi liệt lan đến cơ hô hấp.
Thời gian ủ bệnh dại ở người
Giai đoạn ủ bệnh là khoảng thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện. Giai đoạn từ lúc đã nhiễm trùng đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên (thời gian ủ bệnh) thường kéo dài từ 1 – 3 tháng ở người. Hiếm khi thời gian này ngắn hơn 9 ngày hoặc kéo dài quá 1 năm. Tuy nhiên cũng có trường hợp đặc biệt ủ bệnh chỉ 4 ngày và kéo dài đến 6 năm. Thời gian ủ bệnh dại ở người sẽ còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, vị trí của vết thương và lượng virus được đưa vào.
Thông thường, sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên từ 2 – 10 ngày sẽ dẫn đến tử vong. Nếu đã phát bệnh dại, khả năng sống sót gần như không có, ngay cả khi được chăm sóc đặc biệt. Chúng ta vừa tìm hiểu về thời gian ủ bệnh dại ở người. Vậy những giai đoạn tiếp theo của bệnh dại sẽ diễn ra như thế nào?
Các giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ ủ bệnh
Các giai đoạn tiếp theo sau thời gian ủ bệnh dại ở người gồm có:
Triệu chứng ban đầu
Tại giai đoạn này, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như cúm, bao gồm:
Sốt 38 độ C trở lên.
Mệt mỏi.
Bồn chồn, lo lắng.
Đau đầu.
Ho và đau họng.
Ói mửa và buồn nôn.
Vị trí vết cắn khó chịu.
Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2 – 10 ngày và dần nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Thời kỳ thần kinh cấp tính
Những triệu chứng về thần kinh ở giai đoạn này bao gồm:
Hung hăng và nhầm lẫn.
Cứng cơ cổ, co giật cơ và liệt.
Khó thở và thở gấp.
Dị ứng hoặc tiết ra nhiều nước bọt, có thể dẫn đến tình trạng sùi bọt mép.
Khó nuốt, kỵ nước hoặc sợ nước.
Mất ngủ, ảo giác.
Sợ ánh sáng.
Cương cứng vĩnh viễn ở nam giới.
Hơi thở sẽ nhanh và không nhất quán ở cuối giai đoạn này.
Hôn mê và tử vong
Nếu bệnh nhân rơi vào hôn mê thì sẽ dẫn đến tử vong trong vòng vài giờ, có thể kéo dài lâu hơn nếu được gắn máy thở. Hiếm khi người bệnh phục hồi được ở giai đoạn muộn.
Tại sao bệnh dại khiến người bệnh sợ nước?
Bệnh dại ở người còn được gọi là chứng kỵ nước. Nguyên nhân là do nó gây ra cho bệnh nhân nỗi sợ nước. Nếu đã nhiễm bệnh sẽ cảm thấy cổ họng co thắt dữ dội khi cố gắng nuốt. Ngay cả ý nghĩ nuốt nước cũng gây khó chịu và co thắt. Đây chính là lý do người bệnh dại sợ nước. Trường hợp vật nhiễm có thể dễ dàng nuốt nước bọt thì sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền virus sang vật chủ mới.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh dại
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lây nhiễm của bệnh dại gồm có:
Loại động vật cắn.
Số lượng virus dại xâm nhập vào bên trong cơ thể.
Mức độ nghiêm trọng của vết cắn.
Loại hình tiếp xúc.
Vùng bị cắn.
Tình trạng miễn dịch của người bệnh.
Vết thương tại cổ và đầu cũng như những khu vực đầu mút thần kinh như ngón tay thường có thời gian ủ bệnh dại ở người ngắn hơn. Lý do là vì khoảng cách virus xâm nhập và mô thần kinh trở nên ngắn hơn.
Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Trong khi khoảng thời gian phát bệnh đến lúc tử vong chỉ từ 1 – 7 ngày.
Cách xử lý bệnh dại ở người sau phơi nhiễm
Không phải 100% người bị động vật cắn đều mắc bệnh dại. Nguy cơ nhiễm bệnh sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như:
Lượng virus trong nước bọt của con vật ít hay nhiều.
Con vật đó có bị dại hay không.
Vết thương sâu hay nông.
Có tiến hành sát khuẩn, vệ sinh vết thương kịp thời sau khi bị cắn hay không,…
Tính đến nay, chủng ngừa vắc xin vẫn là phương pháp phòng ngừa bệnh dại hữu hiệu nhất.
Xử trí vết thương
Khi bị động vật cào, cắn, liếm vào những vùng da tổn thương cần xử lý như sau:
Tiến hành tách rời quần áo ra khỏi vết cắn. Sử dụng kéo cắt bỏ phần vải tại nơi bị cắn (nếu có). Việc làm này giúp hạn chế nước bọt của động vật bám vào vết thương nhiều hơn.
Tiến hành rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong khoảng 15 phút. Nếu dùng nước ấm sẽ càng tốt. Sau đó tiến hành rửa sạch vết thương bằng cồn iod, cồn 70% hoặc Povidone, Iodine. Tuyệt đối không cố gắng nặn máu. Không nên làm vết thương nghiêm trọng hơn hay chà sát. Không được đắp dầu hỏa, lá cây hay bất kì thứ gì vào vết thương.
Sau khi tiến hành vệ sinh vết thương, bệnh nhân nên sử dụng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó nhằm mục đích cầm máu và tránh làm vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên tránh băng bó quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông. Trường hợp cần khâu cầm máu thì nên tiến khâu thưa, khâu thẩm mỹ.
Bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để chủng ngừa vắc xin phòng dại, uốn ván và huyết thanh kháng dại (nếu vết thương ở mức độ III) ngay sau khi bị động vật cắn. Tùy vào phân độ vết thương và phác đồ chữa trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định lịch tiêm cũng như loại vắc xin phù hợp. Chủng ngừa vắc xin dại sau phơi nhiễm sẽ có 2 phác đồ là tiêm bắp và trong da.
Phác đồ tiêm bắp phòng ngừa bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm (đã bị cắn):
Người chưa chủng ngừa dự phòng trước phơi nhiễm: Tiêm 5 mũi 0,5 ml/liều vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Cần kết hợp tiêm huyết thanh kháng dại trong trường hợp phơi nhiễm độ III.
Người đã chủng ngừa dự phòng trong 5 năm gần đây: Tiêm 2 liều vào ngày 0 và 3.
Người đã chủng ngừa dự phòng quá 5 năm hoặc không đều: Tiêm 5 mũi ở các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể chủng ngừa thêm huyết thanh kháng dại.
Phác đồ tiêm trong da phòng ngừa bệnh dại, liều 0,1 ml x 2:
Người chưa chủng ngừa dự phòng trước khi phơi nhiễm: Tiêm 4 mũi ở vị trí hai bên chi khác nhau. Mỗi bên tiêm theo liều lượng 0,1 ml vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
Người đã chủng ngừa dự phòng: Tiêm liều 0,1 ml vào các ngày 0 và 3.
Thắc mắc thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nhìn chung, để ngăn ngừa bệnh dại hiệu quả, chúng ta cần chủ động đi tiêm vắc xin dự phòng từ sớm nhé. Trường hợp bị động vật cắn, bạn hãy xử lý vết thương đúng theo hướng dẫn để hạn chế nguy cơ lây virus dại. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222!