Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 20, 2022
Mục Lục Bài Viết
Theo WHO, ước tính có khoảng 59.000 ca tử vong mỗi năm vì bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiến hành tiêm vắc xin dại. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus dại. Có 2 thể bệnh dại là câm (bại liệt) và điên cuồng.
Virus dại sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh của động vật có vú. Khi động vật dại cào trầy xước da người hoặc cắn thì virus sẽ lây truyền từ nước bọt sang. Bệnh dại cũng có thể lây sang người khi bị con vật nhiễm virus dại liếm vào vết thương hở, tiếp xúc vào niêm mạc mũi, miệng hoặc vùng da trầy xước.
Nếu không được tiêm vắc xin kịp thời ngay khi nhiễm virus dại, bệnh nhân sẽ có triệu chứng đầu tiên là sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau và tê tại vết thương. Khi virus xâm nhập sâu vào não bộ (thể viêm màng não), bệnh nhân sẽ có biểu hiện mất ngủ, hạ huyết áp, mắc long sòng sọc, tăng tiết nước bọt, sợ ánh sáng, tiếng động, gió. Bệnh sẽ tiến triển đến mức không nuốt, uống được nước, ăn rất khó khăn. Thể bại liệt ít gặp hơn, bệnh nhân sẽ có biểu hiện liệt tay, chân, toàn bộ cơ thể, rối loạn tiêu – tiểu.
Tỷ lệ tử vong khi phát bệnh dại gần như là 100%. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu. Vì vậy, tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh dại tốt nhất. Chủng ngừa dại giúp hình thành kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ bị lây nhiễm. Vậy khi tiêm phòng dại có mệt không? Xem phần kế tiếp để tìm câu trả lời bạn nhé!
Sở dĩ nhiều người vẫn còn thắc mắc tiêm phòng dại có mệt không là do tâm lý lo ngại vắc xin sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh và sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho biết, trước đây vắc xin dại thế hệ cũ được sản xuất từ tế bào não chuột với độ tinh khiết không cao. Do đó, nó gây ra những phản ứng phụ như suy giảm trí nhớ, biến chứng về thần kinh.
Thế nhưng vắc xin dại ngày nay đã được cải tiến, sản xuất từ tế bào thận, lưỡng bội ở người hoặc tế bào Vero tinh khiết giúp làm giảm bớt tác dụng phụ. Đặc biệt, vắc xin dại thế hệ mới là loại bất hoạt. Tức là được bào chế từ vi sinh vật đã bị bất hoạt nhưng vẫn giữ tính kháng nguyên. Loại vắc xin này sản xuất trong quy trình chặt chẽ và được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt. Do đó, nó không dẫn đến những phản ứng phụ nghiêm trọng như vắc xin thế hệ cũ.
Tại Việt Nam, hiện đang lưu hành 3 loại vắc xin dại là Verorab (Pháp), Indirab và Abhayrab (Ấn Độ). Tương tự như những loại vắc xin khác, sau tiêm ngừa dại có thể dẫn đến các phản ứng phụ:
Tóm lại tiêm phòng dại có mệt không? Đáp án là có! Tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì phản ứng mệt mỏi thường diễn ra nhẹ. Nếu gặp triệu chứng này, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được hỗ trợ.
Người bệnh cần chú ý đến những điều dưới đây khi tiêm ngừa dại:
Ngay khi bị động vật dại cắn tại những vị trí nguy hiểm, nhất là ở gần hệ thần kinh trung ương như vùng cổ, mặt, đầu,… bệnh nhân cần tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Nếu người bệnh được tiêm đúng kỹ thuật, phác đồ, vắc xin trải qua quá trình bảo quản tốt thì hiệu lực bảo vệ trung bình là 1 năm. Bệnh nhân không cần lo ngại về tác động của vắc xin dại đến sức khỏe. Vì tất cả những loại vắc xin dại thế hệ mới đang được dùng hiện nay đều rất an toàn.
Vắc xin có thể dẫn đến một số tác dụng phụ sau tiêm nên người bệnh cần theo dõi sau chủng ngừa 30 phút và tiếp tục theo dõi thêm 1 ngày. Nếu xuất hiện phản ứng phụ sẽ có phương pháp xử trí thích hợp.