Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 10 15, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc Tiêm Vắc Xin Dại Có Ảnh Hưởng Đến Trí Nhớ Không?, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này trước. Bệnh dại gây ra bởi virus dại. Nó là bệnh từ động vật và có khả năng lây sang cho con người. Chó nhà chính là ổ chứa virus dại phổ biến nhất. Ước tính có hơn 99% ca bệnh dại tử vong ở người bị lây bởi chó.
Loại virus này được truyền từ nước bọt của động vật bị dại xâm nhập vào cơ thể người thông qua những vết trầy xước hoặc khi tiếp xúc trực tiếp bề mặt của niêm mạc da. Nếu phần da vẫn còn nguyên vẹn, virus không thể tấn công vào cơ thể người. Enzyme Hyaluronidase có nhiều trong tuyến nước bọt của động vật chính là yếu tố kích thích virus lan tỏa đến hệ thần kinh nhanh hơn.
Virus khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ di chuyển nhanh chóng đến hệ thần kinh. Trong vài giờ đến vài tuần (giai đoạn ủ bệnh), virus sẽ nhân lên gấp nhiều lần. Sau đó, nó sẽ lan nhanh chóng đến các mút thần kinh cảm giác và vận động. Sau cùng là thần kinh trung ương. Ở thời điểm này, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng lâm sàng, đột ngột và dẫn đến tử vong trong 2 – 6 ngày. Khi virus dại xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, nó sẽ làm tổn thương não tủy ở mức độ nhẹ với biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Các biểu hiện thường gặp khi mắc bệnh dại
Lúc đầu, bệnh nhân sẽ có triệu chứng bồn chồn, đau đầu, thổn thức, chán nản vô cớ, sợ hãi, la hét, khó chịu, sốt. Bên cạnh đó vết thương bị động vật cắn có những thay đổi cảm giác dị thường. Bệnh sẽ tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt tại thực quản sẽ bị co thắt khi thử nước, khiến bệnh nhân sợ nước. Người bệnh cũng bị co giật và mê sảng. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.
Người ta thường chẩn đoán xác định bệnh dại bằng cách xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu qua tổ chức não hoặc tiến hành phân lập virus trên chuột nhắt trắng, bằng hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.
Tiêm vắc xin dại là phương pháp duy nhất giúp phòng ngừa bệnh dại (cả trước và sau khi phơi nhiễm). Hiện có nhiều loại vắc xin nhưng nhìn chung chúng đều chứa virus dại đã được bất hoạt (tức là không còn khả năng gây bệnh). Nếu bị chó dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn, nạn nhân sẽ được chủng ngừa vắc xin đúng cách để 7 – 10 ngày sau đó cơ thể sản sinh đủ kháng thể. Lượng kháng thể này sẽ giúp phòng chống virus để chúng không phát bệnh dại.
Hiện đang lưu hành 3 vắc xin dại phổ biến tại Việt Nam, bao gồm: Verorab (Pháp), Indirab và Abhayrab (Ấn Độ). Đây đều là dòng vắc xin thế hệ mới, sở hữu độ tinh khiết cao, giúp làm giảm những biến chứng khi chủng ngừa vắc xin. Dưới đây là những phác đồ tiêm vắc xin dại đầy đủ:
Phác đồ tiêm ngừa dại trước khi bị cắn (dự phòng)
Phác đồ chủng ngừa khi đã bị cắn (tiêm bắp)
Một số phản ứng có thể xuất hiện khi chủng ngừa vắc xin dại bao gồm: Đau, ngứa, sưng tại vết tiêm, nôn và buồn nôn, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng, đau họng, sốt, đau cơ, khớp, dị ứng (có thể dẫn đến tình trạng sốc phản vệ). Một trong các phản ứng hiếm gặp và nguy hiểm nhất của vắc xin dại là phản ứng bại liệt não. Vậy tiêm vắc xin dại có ảnh hưởng đến trí nhớ không?
Theo ghi nhận của các tài liệu y tế, ngoài những trường hợp gặp phải phản ứng hiếm gặp và gây ra biến chứng nguy hiểm, làm sa sút trí tuệ, trí nhớ. Tính đến nay vẫn chưa có trường hợp nào sau khi tiêm vắc xin dại bị giảm sút trí tuệ.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm, thế hệ vắc xin cũ được sản xuất từ não của chuột có độ tinh khiết chưa cao. Trong khi tại thời điểm hiện tại, vắc xin đã được cải tiến, chiết xuất từ tế bào Vero tinh khiết hoặc tế bào thận, lưỡng bội của con người. Đặc biệt, vắc xin ngừa bệnh dại thế hệ mới là loại bất hoạt. Nó được điều chế từ virus đã bất hoạt nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Quy trình sản xuất cũng rất chất lượng, chặt chẽ được kiểm định cẩn thận. Do đó, vắc xin hiện nay không gây ra nhiều phản ứng phụ như thế hệ cũ.
Vì thế, bệnh nhân có thể an tâm khi dùng vắc xin phòng dại thế hệ mới. Vì các phản ứng phụ đã được giảm thiểu một cách tối đa. Nhận định chủng ngừa dại làm trí tuệ, trí nhớ sa sút là không chính xác, chưa có cơ sở khoa học. Mặt khác, tiêm vắc xin chính là phương pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay. Chủ động tiêm phòng dại trước và sau khi bị động vật cắn là lựa chọn vô cùng sáng suốt, đúng đắn để bảo vệ sức khỏe. Mọi người nên tỉnh táo trước những quan điểm không có căn cứ nhé.