[Sự Thật] Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Sự Thật] Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 15, 2022

Bệnh dại vô cùng nguy hiểm, nếu khởi phát sẽ có tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối. Do đó, tiêm vắc xin dại trước và sau phơi nhiễm có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo ngại Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không? Liệu vắc xin dại có gây hại cho sức khỏe? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.
 

Vắc xin dại là gì?

Bệnh dại vô cùng nguy hiểm và được gây ra bởi một loại virus. Bệnh dại chủ yếu xuất hiện ở động vật. Con người sẽ nhiễm bệnh khi bị động vật dại cắn. Ban đầu có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng vài tuần hoặc vài tháng sau khi bị động vật cắn, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, khó chịu, sốt. Tiếp theo là tê liệt, ảo giác và co giật. Bệnh dại ở người hầu hết sẽ gây tử vong.

Vắc xin dại là gì?
Vắc xin dại thường được chủng ngừa cho người có nguy cơ cao nhiễm virus dại

Vắc xin dại được điều chế từ virus dại đã chết và nó không có khả năng gây bệnh. Vắc xin dại ở người được dùng để bảo vệ những đối tượng bị động vật cắn (sau phơi nhiễm) hoặc có thể tiếp xúc với virus dại (trước phơi nhiễm). Loại vắc xin này hoạt động bằng cách cho bệnh nhân tiếp xúc với một lượng nhỏ virus để giúp cơ thể tạo ra khả năng miễn dịch. Trẻ em và người lớn đều có thể sử dụng vắc xin dại.

Ngày nay, vắc xin dại thường được chủng ngừa cho người có nguy cơ cao nhiễm virus dại nhằm bảo vệ họ nếu chẳng may bị phơi nhiễm. Tuy nhiên việc chủng ngừa này vẫn chưa được áp dụng phổ biến vì nhiều người lo ngại về phản ứng phụ sau khi tiêm phòng dại

Khi nào cần tiêm vắc xin phòng dại?

Với những người có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại như nhân viên xử lý động vật, bác sĩ thú y, cán bộ y tế làm việc tại phòng thí nghiệm virus dại,… nên thực hiện phác đồ chủng ngừa vắc xin dại. Vắc xin cũng nên được xem xét dùng cho những đối tượng dưới đây:

  • Người có hoạt động thường xuyên tiếp xúc với virus dại hoặc động vật có khả năng mắc bệnh dại.
  • Khách du lịch quốc tế có thể tiếp xúc với động vật ở những nơi bệnh dại xuất hiện phổ biến. 

Với nhân viên phòng thí nghiệm và người có khả năng tiếp xúc liên tục với virus dại nên tiến hành xét nghiệm miễn dịch định kỳ và sử dụng liều tăng cường khi cần thiết. Bất kỳ ai bị động vật dại cắn hoặc đã tiếp xúc với virus dại nên làm sạch vết thương và đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ xác định xem họ có cần chủng ngừa vắc xin không. 

Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Nhiều người hiện vẫn lo ngại Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không. Trên thực tế, vắc xin cũng có khả năng dẫn đến một số phản ứng phụ sau tiêm, điển hình là dị ứng. Thế nhưng, loại vắc xin này không thể gây bệnh dại vì nó được làm từ virus đã chết. Do đó, nguy cơ vắc xin dại gây ra các tác hại nặng nề hoặc tử vong là cực kỳ nhỏ. Những phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin dại cũng hiếm khi xảy ra. Các triệu chứng thường gặp gồm có:

  • Sưng, đỏ, đau nhức hoặc ngứa vết tiêm.
  • Chóng mặt, đau cơ, đau bụng, buồn nôn, nhức đầu.
  • Đau khớp, nổi mề đay, sốt (khoảng 6% liều tăng cường).

Tóm lại, Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không? Nhìn chung, vắc xin có thể dẫn đến một số phản ứng phụ thông thường sau tiêm, không quá nghiêm trọng. So với lợi ích mà vắc xin mang đến thì các tác dụng phụ này không đáng kể. Tuy nhiên, nếu người bệnh gặp các dấu hiệu bất thường sau tiêm thì phải đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. 

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng dại

Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng dại
Nên tiêm đủ 3 mũi với cùng 1 loại vắc xin dại

Để tránh gặp phản ứng phụ hoặc làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin, chúng ta cần kiêng những điều dưới đây sau khi chủng ngừa dại: 

 Trường hợp đang chữa trị bệnh lý ác tính

Các trường hợp này nên chọn tiêm bắp vắc xin dại và phải được theo dõi lượng kháng thể kháng virus trong máu sau khi chủng ngừa để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Người mắc bệnh cấp tính nên trì hoãn tiêm chủng dại.

 Bổ sung đầy đủ dưỡng chất sau tiêm

Bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau tiêm. Tuyệt đối không dùng bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích để tránh làm phản ứng phụ sau tiêm nghiêm trọng hơn.

 Tránh làm việc, vận động quá sức

Bệnh nhân sau khi tiêm vắc xin dại tránh vận động, làm việc quá sức. Bên cạnh đó không được sử dụng những loại thuốc làm giảm miễn dịch như ACTH, Corticoid trong vòng 6 tháng. Nguyên do là vì hệ miễn dịch bị tác động thì cơ thể sẽ không sản sinh đủ kháng thể sau khi chủng ngừa vắc xin dại. 

 Không tiêm vắc xin ở vùng mông

Mông là vùng có nhiều mô mỡ sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ vắc xin vào cơ thể. Một vài trường hợp không nên chủng ngừa trong da như người bệnh đang sử dụng những nhóm thuốc chữa trị sốt rét sẽ tạo đáp ứng miễn dịch kém hiệu quả. Với các trường hợp này, liều vắc xin nên được dùng theo đường tiêm bắp hoặc cũng có thể tiêm trong da thay thế. Nó sẽ làm gia tăng khả năng tiếp cận cho mọi người và tiết kiệm chi phí chủng ngừa vắc xin dại.

 Tiêm đủ 3 mũi với cùng 1 loại vắc xin

Bạn nên chọn tiêm đủ 3 mũi cùng loại vắc xin cho một đợt dự phòng và chữa trị dự phòng trước hoặc sau khi phơi nhiễm. Không khuyến khích chuyển sang những loại vắc xin khác cho các mũi tiêm sau. Trừ trường hợp thời gian giữa những lần tiêm bị kéo dài hoặc thiếu vắc xin. Trong các trường hợp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả mà vắc xin mang đến và tránh làm sức khỏe bản thân bị ảnh hưởng.

Sau khi bị chó cắn bao lâu thì chích ngừa?

Phác đồ chủng ngừa dại của các đối tượng sẽ khác nhau tùy vào lịch sử tiêm phòng trước đó, cụ thể như sau:

 Trường hợp đã tiếp xúc với bệnh dại mà không chủng ngừa trước đó: Vắc xin này sẽ được tiêm sau khi phơi nhiễm để ngăn chặn bệnh dại tiến triển và phòng ngừa nguy cơ tử vong. Với tình huống này, phác đồ sẽ có tổng cộng 4 mũi, tiêm vào vùng cơ vai. Mũi 1 được chủng ngừa ngay sau khi tiếp xúc với con vật bị dại. Sau 3, 7, 14 ngày tiếp tục tiến hành tiêm. Bệnh nhân cũng nên nhận thêm 1 mũi tiêm khác, còn gọi là Globulin miễn dịch với bệnh dại (RIG).

Trường hợp đã tiếp xúc với bệnh dại nhưng đã chủng ngừa vắc xin trước đó: Phác đồ tiêm gồm có 2 mũi ở cơ vai. Mũi 1 nên được tiêm phòng ngay sau khi bị phơi nhiễm. 3 ngày sau đó tiến hành chủng ngừa mũi thứ hai. Đối tượng này không cần tiêm RIG. 

Thắc mắc Tiêm Vắc Xin Phòng Dại Có Ảnh Hưởng Gì Không đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nhìn chung, vắc xin dại mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Do đó, mọi người nên chủ động tiêm ngừa tại cơ sở y tế uy tín nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ