Tiêm vacxin có mất tiền không? So sánh giữa TCMR và tiêm chủng dịch vụ

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Tiêm vacxin có mất tiền không? So sánh giữa TCMR và tiêm chủng dịch vụ

Tác giả: ngocdo Ngày đăng: Tháng 10 1, 2024

Trong bối cảnh dịch bệnh ngày càng phức tạp, tiêm vắc xin trở thành một trong những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe nhưng không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiêm ngừa, đặc biệt là những gia đình ở vùng núi, vùng quê hẻo lánh. Vậy “tiêm vắc xin có mất tiền không? Và lịch tiêm chủng cụ thể như thế nào?

Những đối tượng cần tiêm vacxin

Vacxin là sản phẩm mang tính cộng đồng, bởi lẽ đây là chế phẩm sinh học có tác dụng bảo vệ sức khỏe cá nhân, ngăn ngừa lan truyền dịch cho cộng đồng. Vacxin không chỉ sản xuất cho một đối tượng nào cả, nó được tạo ra cho tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người lớn, và mang lại lợi ích thiết yếu đối với từng nhóm. 

Mọi đối tượng đều nên tiêm vacxin đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ có thai
Mọi đối tượng đều nên tiêm vacxin đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ có thai

Cụ thể các nhóm đối tượng phù hợp và cần tiêm vacxin đó là:

  • Trẻ em: Trẻ em là nhóm đối tượng đặc biệt trong chính sách tiêm chủng luôn cần được ưu tiên tiêm vắc xin sớm, đầy đủ. Hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh. Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin cho trẻ em không chỉ là một sự lựa chọn mà là một điều bắt buộc theo quy định của nhà nước. Chương trình tiêm chủng quốc gia dành cho trẻ nhỏ thường bao gồm các loại vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bạch hầu, uốn ván, sởi và viêm gan B. Các vắc xin này giúp tạo ra kháng thể, bảo vệ trẻ khỏi những bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 
  • Mẹ bầu: Vì trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị bệnh do hàng rào đề kháng hoạt động khá yếu ớt. Chúng dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi, có thể khiến thai nhi bị dị tật, chết lưu hoặc sinh non. Ngay cả khi được can thiệp bằng các trợ giúp y tế, vẫn có thể nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của mẹ và thai nhi. (Theo ThS.BS Trần Thị Thùy Linh, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)).
  • Các nhóm đối tượng đặc biệt: Trong chính sách tiêm chủng Quốc gia khuyến khích tiêm vắc xin cho người mắc bệnh mãn tính, hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu cũng rất cần tiêm vắc xin nhằm tăng cường khả năng chống lại bệnh tật, đặc biệt trong những trường hợp dễ bị tổn thương. Chẳng hạn, người cao tuổi thường có sức đề kháng yếu hơn và dễ mắc các bệnh như cúm, viêm phổi.
  • Người lớn: Việc tiêm vắc xin giúp người trưởng thành có khả năng duy trì sức khỏe tốt, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Bộ Y tế cũng thường xuyên cập nhật danh sách các loại vắc xin cần thiết cho người lớn, bao gồm vắc xin cúm, vắc xin phế cầu và vắc xin viêm gan B,…

Tiêm vacxin có mất tiền không?

Tiêm vắc xin là một trong những thành tựu y học vĩ đại nhất của nhân loại, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tiêm chủng giúp tạo miễn dịch, ngăn ngừa dịch bệnh, giảm thiểu các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong, ngăn ngừa sự lây lan khủng khiếp của dịch bệnh từ đó giúp con người tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh và có cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh và nhiều loại vacxin vì thế không phải đối tượng nào cũng đủ khả năng để tiếp cận vacxin. Vậy tiêm vacxin có mất tiền không? Và chi phí là bao nhiêu?

Tiêm vacxin dịch vụ sẽ đòi hỏi một mức phí nhất định tùy vào dòng vacxin và cơ sở tiêm chủng
Tiêm vacxin dịch vụ sẽ đòi hỏi một mức phí nhất định tùy vào dòng vacxin và cơ sở tiêm chủng

Hiện nay tại Việt Nam, việc tiêm vắc xin được chia thành hai loại chính bao gồm: Tiêm chủng mở rộng (TCMR), tiêm chủng đặc biệt và tiêm chủng dịch vụ. Trong đó, Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (TCMR) là chương trình bắt buộc và miễn phí dành cho một số đối tượng như trẻ sơ sinh, trẻ em và mẹ bầu được thực hiện tại trạm y tế, bệnh viện công; tiêm chủng đặc biệt được tổ chức cho các đối tượng cụ thể như trẻ em, người cao tuổi hoặc trong các đợt dịch bệnh và chi phí tùy thuộc theo quy định của Bộ Y tế; còn tiêm chủng dịch vụ là dịch vụ được cung cấp bởi các bệnh viện tư theo nhu cầu của khách hàng và sẽ tốn phí, phí tiêm vacxin tùy thuộc vào giá bệnh viện đưa ra cho từng loại vacxin và từng đối tượng vì thế cần tham khảo giá của bệnh viện.

Lịch sử và mục tiêu của chương trình TCMR:

Tiêm vắc xin đã có một lịch sử dài, bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 18 với việc tiêm phòng bệnh đậu mùa. Mục tiêu của việc tiêm vắc xin từ xưa đến hiện tại không chỉ là bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là bảo vệ cộng đồng, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh. 

Tại Việt Nam, chương trình TCMR được thiết lập để tất cả trẻ em đều có cơ hội được tiêm phòng miễn phí các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chương trình này không chỉ tuân theo các quy định và tiêu chuẩn quốc gia mà còn nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF).

Chương trình TCMR được thực hiện bởi chính phủ, cung cấp miễn phí các loại vắc xin thiết yếu cho trẻ em, như bạch hầu, uốn ván, sởi, viêm gan B và một số loại vaccine khác đang trong thời gian được cân nhắc bổ sung. Các vắc xin này được cung cấp tại các trạm y tế xã, phường, bệnh viện tuyến huyện, giúp đảm bảo rằng mọi trẻ em, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, đều có cơ hội được tiêm phòng đầy đủ.

Tiêm dịch vụ

Bên cạnh TCMR, tiêm dịch vụ cũng là một lựa chọn phổ biến cho nhiều người. Dạng này thường cung cấp các loại vắc xin không có trong chương trình TCMR hoặc vắc xin bổ sung, như vắc xin phòng bệnh cúm, HPV hay viêm gan A. Các cơ sở y tế tư nhân, bệnh viện và phòng khám là nơi cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên người dân phải mất một khoản chi phí nhất định cho loại hình tiêm này.

Giá vaccine của dạng tiêm dịch vụ có thể dao động tùy theo từng loại vắc xin và cơ sở y tế. Mặc dù không được tiêm miễn phí như TCMR, tuy nhiên tiêm dịch vụ mang lại sự linh hoạt hơn về thời gian và địa điểm tiêm, cũng như lựa chọn vắc xin phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân.

Tóm lại, việc tiêm vắc xin tại Việt Nam có hai hình thức chính: Tiêm chủng mở rộng miễn phí và tiêm dịch vụ có tính phí. Chương trình TCMR đảm bảo tất cả trẻ em đều được tiêm vắc xin thiết yếu, trong khi tiêm dịch vụ mang lại nhiều lựa chọn đa dạng cho mọi đối tượng.

Lịch tiêm vacxin cho trẻ

Tùy vào loại vacxin trong từng chương trình tiêm cho trẻ em mà số mũi cũng như lịch tiêm sẽ khác nhau. Dưới đây là bảng tổng hợp để phụ huynh lưu ý nhằm đảm bảo cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh dễ bùng phát như hiện nay.

Phụ huynh luôn phải chú ý đến lịch cho trẻ đến đạt hiệu quả phòng bệnh và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn
Phụ huynh luôn phải chú ý đến lịch cho trẻ đến đạt hiệu quả phòng bệnh và hạn chế rủi ro ngoài ý muốn

Lịch tiêm vắc xin cho trẻ trong Chương trình TCMR

Loại vắc xin Phòng bệnh Số mũi tiêm
Vắc xin viêm gan B Phòng bệnh viêm gan B 1 mũi sau sinh
Vắc xin BCG  Phòng bệnh lao 1 mũi sau sinh
Vắc xin 5 trong 1 Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, Hib 3 mũi (2, 3, 4 tháng tuổi) + 1 mũi nhắc lại (18 tháng tuổi)
Vắc xin bại liệt (IPV) Phòng bệnh bại liệt 3 mũi (2, 3, 4 tháng tuổi)
Vắc xin sởi Phòng bệnh sởi 2 mũi (9 tháng tuổi và 18 tháng tuổi)

Lưu ý: Mẹ đưa trẻ đến trạm y tế, bệnh viện công để được tiêm vacxin. Và nhớ phải tiêm đúng thời gian, đủ liều và đúng lịch cho trẻ!

Lịch tiêm những loại vắc xin cần thiết khác cho trẻ

Loại vắc xin Phòng bệnh Số mũi tiêm
Vắc xin phòng cúm Phòng bệnh cúm 1 mũi hàng năm từ 6 tháng tuổi
Vắc xin rota virus Phòng tiêu chảy do Rota virus 2 – 3 mũi từ 2 tháng tuổi
Vắc xin viêm màng não mô cầu Phòng viêm màng não do não mô cầu 2 mũi từ 9 tháng tuổi
Vắc xin thủy đậu Phòng bệnh thủy đậu 1 mũi từ 12 tháng tuổi
Vắc xin phế cầu (PCV) Phòng viêm phổi, viêm tai giữa, và các bệnh do phế cầu 3 mũi từ 2 tháng tuổi
Vắc xin viêm gan A Phòng bệnh viêm gan A 2 mũi từ 1 tuổi

Lịch tiêm vacxin cho mẹ bầu 

Dưới đây là bảng các loại vắc xin cần thiết cho mẹ bầu:

Loại vắc xin Phòng bệnh Số mũi tiêm
Vắc xin Cúm Phòng bệnh cúm mùa 1 mũi trong mỗi lần mang thai (bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ)
Vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (Tdap) Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván 1 mũi (tốt nhất trong tam cá nguyệt thứ 3, từ 27-36 tuần)
Vắc xin Uốn ván (TT) Phòng bệnh uốn ván sơ sinh 2 mũi (mũi 1 tiêm sớm khi có thai, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần)

Lưu ý: Các mẹ nên cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin nhằm đảm bảo tiêm đúng loại và đúng thời gian. Việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch trong thai kỳ giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe bản thân, đồng thời truyền kháng thể giúp bảo vệ em bé khỏi các bệnh nguy hiểm sau khi sinh.

Lịch tiêm vacxin cho người lớn

Dưới đây là lịch tiêm vắc xin cho người lớn với các vắc xin quan trọng, cần thiết và nằm trong chương trình tiêm chủng miễn phí:

Người lớn cũng nên lưu ý lịch tiêm chủng để đảm bảo hiệu quả đạt cao nhất
Người lớn cũng nên lưu ý lịch tiêm chủng để đảm bảo hiệu quả đạt cao nhất
Loại vắc xin Phòng bệnh Số mũi tiêm
Vắc xin Cúm Phòng bệnh cúm mùa 1 mũi tiêm hằng năm
Vắc xin Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván (Tdap) Phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván 1 mũi nhắc lại sau mỗi 10 năm
Vắc xin Sởi – Quai bị – Rubella (MMR) Phòng sởi, quai bị, rubella 1-2 mũi tùy tình trạng miễn dịch
Vắc xin Viêm gan B Phòng viêm gan B 3 mũi tiêm theo lịch định sẵn
Vắc xin Phế cầu Phòng viêm phổi do phế cầu khuẩn 1-2 mũi tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe
Vắc xin HPV Phòng ung thư cổ tử cung, sùi mào gà 2-3 mũi tùy độ tuổi (thường dưới 26 tuổi)

Nằm rõ lịch tiêm chủng cho người lớn này là cách tốt nhất để những người dân đặc biệt là khu vực vùng cao, dân tộc thiểu số ít cập nhật thông tin báo đài có thể hiểu hơn về lợi ích mà vacxin mang lại. Đặc biệt với loại vắc xin HPV nên khuyến cáo tiêm sớm cho trẻ em gái và phụ nữ dưới 26 tuổi nhằm phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

So sánh tiêm chủng miễn phí và tiêm chủng có phí

Hiện nay, người dân có thể lựa chọn giữa hai hình thức: Tiêm chủng miễn phí (nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia) và tiêm chủng có phí (dịch vụ) để phòng tránh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Tiêm chủng miễn phí hay có phí đều có mục đích chung đó là bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng
Tiêm chủng miễn phí hay có phí đều có mục đích chung đó là bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng

Để dễ lựa chọn hơn, mọi người có thể hiểu sơ qua như sau:

  • Tiêm chủng miễn phí: Được hỗ trợ bởi nhà nước, thường là các vắc xin cơ bản, được cung cấp ở các trạm y tế và bệnh viện công. Dành cho những người muốn tiết kiệm chi phí và đảm bảo được tiêm vắc xin đầy đủ mà không phải lo lắng về mặt tài chính. Dù chất lượng vẫn đảm bảo nhưng ít lựa chọn hơn.
  • Tiêm chủng có phí: Mặc dù phải chi trả giá vaccine thế nhưng bạn có thể lựa chọn vắc xin chất lượng cao hơn, vắc xin nhập khẩu từ các nước phát triển, hoặc những dòng mới nhất. Hình thức này đảm bạn linh hoạt trong việc lựa chọn dòng phù hợp nhất với bạn.

Dưới đây là bảng so sánh cụ thể:

Yếu tố so sánh Tiêm chủng miễn phí Tiêm chủng có phí
Số lượng mũi tiêm Đầy đủ các vắc xin cơ bản theo chương trình quốc gia, phòng ngừa những bệnh phổ biến như: Lao, sởi, viêm gan B, uốn ván, bạch hầu, ho gà Có thêm lựa chọn vắc xin cao cấp hơn như vắc xin nhập khẩu, vắc xin thế hệ mới (ngừa HPV, phế cầu, viêm màng não, thủy đậu, cúm loại mới)
Đối tượng Trẻ em, phụ nữ mang thai, người dân có nguy cơ cao Mọi đối tượng, bao gồm cả các nhóm có nhu cầu đặc biệt
Chất lượng vắc xin Vắc xin sản xuất trong nước, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho cộng đồng nhưng có thể là loại vắc xin cũ hơn Vắc xin thường được nhập khẩu từ các nước phát triển, có thể là loại mới nhất, ít tác dụng phụ hơn, hoặc vắc xin kết hợp phòng nhiều bệnh trong một mũi tiêm
Lịch tiêm Theo chương trình quốc gia, cố định Linh hoạt, có thể điều chỉnh theo nhu cầu cá nhân
Nơi tiêm Trạm y tế phường, bệnh viện công Bệnh viện quốc tế, phòng khám dịch vụ
Chi phí Miễn phí Tùy loại vắc xin, chi phí có thể từ trung bình đến cao

Nên cho trẻ tiêm chủng ở đâu 

Tiêm chủng cho trẻ luôn là điều phải được các phụ huynh ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sự phát triển ổn định nhất cho bé. Thế nhưng các mẹ cũng nên lưu tâm việc lựa chọn địa điểm tiêm chủng thật kỹ lưỡng để mọi thứ luôn suôn sẻ và không gặp bất kỳ sự cố gì nhé.

Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn các cơ sở uy tín để đăng ký tiêm chủng cho trẻ
Phụ huynh cần cân nhắc lựa chọn các cơ sở uy tín để đăng ký tiêm chủng cho trẻ

Tiêu chí lựa chọn địa điểm tiêm vacxin

Tiêm chủng là một vấn đề quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì mọi người dân nên tìm hiểu kỹ về các loại bệnh và loại vacxin mà mình tiêm. Đồng thời liên hệ với bác sĩ nơi tiêm chủng để được tư vấn chi tiết, đồng thời mọi người nên trung thực khai báo tình trạng sức khỏe và nhu cầu bản thân. Dưới đây là các tiêu chí cần nắm:

  • Tiêu chí lựa chọn điểm tiêm TCMR: Chọn những trạm y tế, bệnh viện công hoặc các cơ sở được chỉ định trong chương trình TCMR. Đảm bảo địa điểm có uy tín, nhân viên y tế có kinh nghiệm, trang thiết bị đạt chuẩn. Các mẹ cũng nên kiểm tra kỹ lịch tiêm chủng để đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ các mũi cần thiết, đúng thời gian.
  • Tiêu chí lựa chọn điểm tiêm dịch vụ: Chọn cơ sở có giấy phép hành nghề, vắc xin có nguồn gốc rõ ràng và được bảo quản đúng quy trình. Nên ưu tiên các trung tâm có nhân viên y tế chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ hỗ trợ sau tiêm. Tránh các nơi tiêm giá rẻ, không rõ nguồn gốc nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu như ở Đà Lạt, mọi người có thể lựa chọn Đa khoa Phương Nam sẽ luôn đảm bảo hiệu quả, chất lượng, chuyên nghiệp.

Cách tìm thông tin về địa điểm tiêm vacxin

Chỉ cần dành một chút thời gian là các mẹ có thể tìm thông tin về địa điểm tiêm vắc xin qua nhiều cách: Truy cập trang web của Bộ Y tế hoặc các sở y tế địa phương, sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử để tìm kiếm và đặt lịch hẹn, gọi trực tiếp đến các trung tâm tiêm chủng hoặc bệnh viện gần nhất để được tư vấn chi tiết. 

Các quy định mới nhất về tiêm chủng

Theo các thông tin từ Bộ Y Tế thì trong thời gian tới sẽ có thêm nhiều loại vacxin mới được thêm vào chương trình TCMR nhằm tiêm miễn phí cho trẻ em trên phạm vi toàn quốc. Đây chính là tín hiệu tích cực mà mọi người dân đều mong đợi, đặc biệt là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Với mục tiêu giải quyết bài toán thiếu vacxin cũng như bổ sung thêm những dòng chất lượng để phục vụ người dân, trong chương trình tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021 – 2030 sẽ có các loại vaccine được bổ sung vào tiêm chủng mở rộng gồm: Rota (năm 2024), phế cầu (năm 2025), HPV (năm 2026) và cúm mùa (2030). 

Hy vọng với tất cả thông tin được cập nhật trong bài viết này sẽ giúp mọi người trả lời được thắc mắc “tiêm vacxin có mất tiền không?”. Còn rất nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến tiêm chủng, sức khỏe được cập nhật mỗi ngày tại phuongnamhospital.com, mọi người đừng bỏ lỡ nhé.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ