Trẻ Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? – Bố Mẹ Cần Lưu Ý Những Điều Sau

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng > Trẻ Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao? – Bố Mẹ Cần Lưu Ý Những Điều Sau

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 10, 2020

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Tiêu chảy là một bệnh lý phổ biến ở các trẻ nhỏ và ít nhất trẻ nào cũng mắc phải 1 lần trong đời. Tình trạng trẻ đi ngoài rất ít khi triển biến nặng nhưng nếu bố mẹ không nắm được các thông tin cơ bản để xử lý bệnh đúng cách thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này trước nhé. Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng trên 3 lần hoặc nhiều lần trong ngày và đây là bệnh lý thường gặp ở những trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến 4 tuổi.

Trung bình ở trẻ dưới 5 tuổi có thể bị bệnh tiêu chảy khoảng 3 lần/năm và sẽ nhiều hơn nữa khi trẻ sống trong khu vực mà vấn đề vệ sinh không được đảm bảo.

Theo Tổ chức Y tế WHO, tiêu chảy là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 3 – 5 triệu trẻ bị mất vì tiêu chảy. Ngoài ra, tiêu chảy còn gây suy dinh dưỡng và nhiễm trùng ở trẻ, cho nên ba mẹ cần nắm được dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy để có thể xử lý kịp thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho con. Vậy trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Đi ngoài nhiều lần là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Các dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy có thể nhận biết

Để biết trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu của bệnh lý này. Khi mắc bệnh tiêu chảy, dấu hiệu cơ bản để nhận biết ở trẻ là:

Tiêu chảy do kiết lỵ

  • Trẻ bị tiêu chảy thường mệt mỏi, biếng ăn, lười vận động, nằm li bì.
  • Trẻ đi tiêu nhiều lần trong ngày, phân lỏng có màu xanh hoặc vàng, trong phân có đàm, máu hay thức ăn không tiêu (đi phân sống).
  • Mót rặn khi đi ngoài cũng là dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ.

Tiêu chảy do tả

  • Trong giai đoạn đầu trẻ bị ói nhiều và có dịch trong, cơ thể bé có thể sốt nhẹ. Ở giai đoạn sau, trẻ đi tiêu phân lỏng ồ ạt và có thể lên đến 10 lít/ngày.
  • Phân trẻ bị tiêu chảy do tả đặc trưng bởi màu trắng đục như nước vo gạo và có mùi tanh như mùi cá.

Còn tình trạng mất nước được xem là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy đáng lo ngại nhất. Có thể chia làm 3 mức độ:

Trẻ bị mất nước nhẹ

  • Trẻ tiêu chảy ở mức độ nhẹ nếu không cung cấp đủ nước cho trẻ ba mẹ quan sát sẽ thấy mắt trẻ khô, khi khóc nước mắt chảy ít hoặc không có nước mắt.
  • Miệng khô, tiểu ít, nước tiểu vàng.
  • Bé hay quấy khóc và kém linh hoạt dễ cáu gắt.

 Mất nước vừa

  • Trẻ bắt đầu xuất hiện hiện tượng mắt trũng.
  • Cơ thể lờ đờ, trẻ ngủ li bì.
  • Da bé khô và kém đàn hồi.

 Mất nước nặng

  • Trường hợp trẻ sơ sinh sẽ có hiện tượng trũng vùng thóp (phần nhỏ, mềm giữa ở đỉnh đầu trẻ).
  • Xuất hiện tình trạng vô niệu ở trẻ trong vòng 6h.
  • Da trẻ mất độ đàn hồi do thiếu nước trầm trọng.
  • Trẻ lờ đờ, li bì hoặc có thể bất tỉnh và hôn mê.
  • Mạch đập nhanh nhẹ hoặc không thể bắt được, huyết áp tụt hoặc không thể đo được.
tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-2
Trẻ thường quấy khóc, cáu gắt khi bị tiêu chảy

Do uống thuốc kháng sinh

  • Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc phân nước có lẫn chất nhầy.
  • Trẻ đi ngoài có màu xanh vàng xen lẫn, có bọt nhưng không hôi thối.
  • Phân sống, trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu và có lẫn máu.
  • Triệu chứng đi ngoài bất thường từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 khi trẻ dùng thuốc kháng sinh. Và có thể xuất hiệu tiêu chảy vào ngày thứ nhất khi dùng thuốc.

Ngoài ra, còn có một số biểu hiện khác như

  • Trẻ buồn nôn, ói mửa hết thức ăn.
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao và có vài trường hợp co giật.
  • Đau bụng âm ỉ dai dẳng từng cơn.
  • Các triệu chứng mất nước: Khát nước, tiểu vàng, môi khô, da đàn hồi chậm,…

Chia sẻ cho bác sĩ về tình trạng của trẻ để nhận lời khuyên hữu ích!

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ

Để biết trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, mẹ cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em bao gồm những lý do cơ bản sau:

Tiêu chảy do nhiễm virus Rota

  • Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cho trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh ở độ tuổi 0 – 6 tháng.
  • Khi mắc bệnh trẻ thường xuất hiện triệu chứng nôn ói, sốt, đi ngoài phân lỏng có nhiều nước trong ngày, màu sắc phân thay đổi.

Rotavirus là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em

Lây nhiễm vi khuẩn

  • Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em là bị lây nhiễm khuẩn do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bệnh thường là do các vi khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter,… gây ra.

Do thuốc kháng sinh

  • Khi trẻ mắc bệnh như cảm cúm, viêm họng… thường hay sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh thì hông chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn làm chết đi các lợi khuẩn trong đường tiêu hóa, gây nên tình trạng rối loạn khuẩn ruột và dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Tình trạng trẻ đi ngoài do uống kháng sinh diễn ra rất nhẹ và hết sau khi trẻ ngưng uống thuốc. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, nếu tiếp tục sử dụng thuốc thì có thể xảy ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ nặng hơn. Vậy khi trẻ bị tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh thì mẹ nên làm gì?

Trẻ không dung nạp đường Lactose

  • Trẻ thiếu hụt men Lactase để tiêu hóa đường Lactose trong sữa, các sản phẩm từ sữa sẽ không có khả năng hấp thu và tiêu hóa loại đường này.
  • Khi đường Lactase ứ đọng trong ruột sẽ chuyển thành Acid Lactic và khiến trẻ bị tiêu chảy.

Dị ứng, ngộ độc thức ăn

  • Là nguyên nhân bé bị tiêu chảy do thành phần Protein trong thực phẩm hàng ngày có thể khiến trẻ bị dị ứng thức ăn.
  • Dị ứng thức ăn ở trẻ có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn, với các triệu chứng đau bụng đi ngoài, buồn nôn, tiêu chảy,…

Nhiễm ký sinh trùng

  • Ký sinh trùng Giardia Lamblia lây thông qua đường nước hay thực phẩm bé ăn hàng ngày.
  • Khi nhiễm phải ký sinh bé sẽ xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra nước, phân không có máu hoặc chất nhầy.

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Khi trẻ tiêu chảy nếu bố mẹ không có cách xử lý đúng cách rất dễ gây ra các hệ quả đáng tiếc. Điển hình là để trẻ mất nước và chất điện giải sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy sẽ dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, trí tuệ phát triển chậm. Vậy trẻ bị tiêu chảy phải làm sao để trẻ không bị các hệ quả trên?

Một số điều bố mẹ nên ghi nhớ khi có con bị tiêu chảy:

Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường

  • Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?Trẻ tiêu chảy rất dễ gây ra tình trạng mất nước. Bố mẹ nên cho trẻ uống thật nhiều nước để bổ sung kịp thời lượng nước mất đi trong mỗi lần đi tiêu.
  • Ngoài ra, bổ sung chất điện giải bằng việc cho trẻ uống Oresol đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp trẻ nhanh chóng lấy lại sức, giảm triệu chứng bệnh.

Không bỏ bữa trẻ

  • Khi bệnh trẻ có thể quấy khóc, chán ăn nhưng mẹ vẫn phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn hàng ngày cho con, không bỏ bữa.
  • Mẹ cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: Đạm, đường, chất béo, chất xơ và vitamin, khoáng chất. Nên lựa chọn thức ăn phù hợp tình trạng sức khỏe và sở thích của con.
  • Chia bữa ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giúp con dễ tiêu hóa và giảm tải cho dạ dày làm việc.

Bổ sung nhiều vitamin và kẽm

  • Con bị tiêu chảy thì cơ thể sẽ mất nhiều chất và gây mệt mỏi cho trẻ. Việc bổ sung các vitamin và kẽm sẽ giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh hơn sau khi bệnh.
  • Tuy nhiên, mẹ cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại vitamin hay kẽm để bổ sung cho trẻ.

Không thay thế sữa cho các bữa ăn

  • Nhiều bố mẹ quan niệm khi trẻ chán ăn khi bệnh thì có thể dùng sữa để bổ sung thay thế. Đó là quan niệm sai lầm! Vì trong sữa có chứa nhiều vi chất và dễ khiến con bạn gặp tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ khi bị tiêu chảy.

Xây dựng chế độ ăn hợp lý

  • Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Ngoài việc bổ sung các chất cần thiết cho trẻ thì bố mẹ cần lưu ý về chế độ giờ giấc ăn của trẻ.
  • Nếu trẻ không ăn đủ lượng thức ăn để cung cấp cho cơ thể hàng ngày sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng nghiêm trọng sau khi bị tiêu chảy.
  • Mẹ có thể chia thành nhiều bữa nhỏ nếu con chán ăn hay bị nôn ói nhiều.
  • Bên cạnh đó, mẹ nên chế biến các món ăn kỹ lưỡng hợp vệ sinh, thức ăn nên được nấu mềm hoặc ninh nhừ để giúp con dễ dàng tiêu hóa.

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Bệnh tiêu chảy ở trẻ tuy không phải là căn bệnh xa lạ. Tuy nhiên, để chăm sóc bé nhanh khỏi bệnh thì các mẹ cần nắm những kiến thức căn bản như bé bị tiêu chảy nên ăn gì, trẻ bị tiêu chảy nên uống thuốc gì và đặc biệt trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn gì. Những thông tin hữu ích này sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh, phục hồi sức khỏe, tránh tình trạng tiêu chảy nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

tre-bi-tieu-chay-phai-lam-sao-1
Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Mẹ xử lý như thế nào khi trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh?

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh là hiện tượng trẻ đi ngoài phân lỏng do tác dụng của các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng đặc biệt là trẻ em có hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh.

  • Vốn dĩ trong đường ruột của trẻ luôn tồn tại một quần thể vi sinh vật bao gồm vi khuẩn có lợi và nhiều loại vi khuẩn khác nhau cùng với hại khuẩn. Lợi khuẩn có nhiệm vụ duy trì chức năng cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, hấp thu dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại và kìm hãm tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh.
  • Tình trạng trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh là do khi trẻ bị bệnh sử dụng kháng sinh, bên cạnh việc tiêu diệt vi khuẩn có hại thì các loại kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt luôn các lợi khuẩn trong đường ruột. Lúc này, sự cân bằng hệ vi sinh bị đảo lộn, hại khuẩn có cơ hội phát triển mạnh hơn và đó là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ khi dùng kháng sinh.

Các khuyến nghị từ bác sĩ nhi khoa về việc xử lý trẻ đi ngoài do uống kháng sinh mẹ có thể áp dụng:

tre-bi-tieu-chay-khi-uong-khang-sinh-me-nen-lam-gi
Mẹ cần cung cấp đủ nước khi con bị tiêu chảy
  • Tiếp tục cho trẻ dùng kháng sinh: Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ ở mức độ nhẹ và sức khỏe ổn định, mẹ có thể tiếp tục dùng thuốc, chăm sóc con tại nhà. Nhưng nên có ý kiến từ bác sĩ khi tiếp tục dùng thuốc.
  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cho trẻ: Mẹ phải thường xuyên cho trẻ uống nước. Tuyệt đối mẹ không cho con uống các loại nước ép hoa quả, nước có gas vì điều này có thể làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
  • Chú ý đến thực phẩm cho con ăn: Mẹ vẫn cho con ăn uống bình thường nhưng không nên cho trẻ ăn các loại đậu hạt vì những loại thực phẩm này có thể sinh ra nhiều hơi ở ruột. Cũng không nên cho con ăn những thực phẩm chứa nhiều gia vị.
  • Thay đổi chế độ ăn cho trẻ: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ăn thực phẩm mềm, tránh ăn nhiều chất xơ và chất lên men mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con.
  • Sử dụng Probiotics theo chỉ định bác sĩ: Probiotics có thể bổ sung thêm một số lợi khuẩn. Tuy nhiên, phải được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì chưa có xác nhận nào về men  trong Probiotics có thể ngăn ngừa hay hỗ trợ tiêu chảy khi uống kháng sinh.

Trẻ cần đến viện khi nào?

Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao? Ba mẹ khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy trong 2 ngày nhưng tình trạng bệnh bé vẫn chưa giảm thì nên đưa con đến gặp ngay bác sĩ.

– Ngoài ra, ba mẹ nên đưa con đi thăm khám khi xuất hiện các triệu chứng sau vì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp tính:

  • Trẻ sốt cao không hạ.
  • Tiêu chảy trong phân có nhiều máu.
  • Trẻ đi ngoài trên 8 lần trong vòng 8 giờ.
  • Tiêu chảy kèm theo tình trạng nôn ói liên tục.
  • Tiêu chảy tái phát khi vừa điều trị khỏi.
dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy không giảm đi.

Đối với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khi uống kháng sinh nặng, đi nhiều lần và liên tục, đau bụng dữ dội, sốt, mệt lã, chán ăn, không muốn uống nước, bỏ bú và có dấu hiệu mất nước như tiểu ít, khô miệng, mắt trũng,… thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để tránh tình trạng xấu xảy ra với con.

Cách ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ

Sau khi tìm hiểu trẻ bị tiêu chảy phải làm sao, chúng ta hãy cùng khám phá cách ngăn ngừa bệnh lý này nhé. Mẹ nên thực hiện những điều dưới đây để giúp con tránh bị tiêu chảy:

  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng nước ấm, xà phòng, nhất là sau khi đi vệ sinh, ăn uống, chơi đùa.
  • Không uống nước khi đánh răng hay nước máy.
  • Không nên dùng sữa chưa tiệt trùng.
  • Không ăn rau sống và trái cây trừ khi đã gọt vỏ, rửa sạch.
  • Không ăn cá hoặc thịt chưa nấu chín.
  • Không ăn thức ăn được bán ở xe tải thực phẩm hoặc bán rong.
  • Vệ sinh đồ pha sữa, bình bú bằng nước sôi.
  • Tránh để trẻ ngậm đồ chơi. Mẹ cần thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
  • Trong 6 tháng đầu nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ để tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh cho con uống nước có ga, dùng quá nhiều nước trái cây, thức ăn nhanh,…

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích cho bố mẹ. Nếu có thắc về bệnh tiêu chảy ở trẻ, bố mẹ có thể đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa Phương Nam hoặc liên hệ Hotline 1800 2222 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ