Trẻ Đã Bị Viêm Phổi, Viêm Tai Giữa Tiêm Phế Cầu Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Trẻ Đã Bị Viêm Phổi, Viêm Tai Giữa Tiêm Phế Cầu Được Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 9 19, 2022

Trẻ có thể bị viêm phổi, viêm giữa khi nhiễm phế cầu khuẩn. Các bệnh lý này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, tiềm ẩn nguy cơ gây ra biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, chủng ngừa vắc xin là phương pháp hữu ích để phòng chống phế cầu khuẩn và các bệnh lý do nó gây ra, trong đó có viêm tai giữa, viêm phổi. Vấn đề đặt ra trong bài viết này là trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn

Trước khi biết trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin về hai bệnh lý này nhé.

Bệnh phế cầu bao gồm một số bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae. Vi khuẩn Streptococcus pneumoniae có rất nhiều chủng khác nhau. Nhiều chủng trong số đó thường trú trong đường thở, mũi, họng của người khỏe mạnh. Những đối tượng này được gọi là người lành mang trùng. 

Ước tính mỗi năm có gần nửa triệu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi trên thế giới tử vong vì các bệnh phế cầu. Phế cầu khuẩn chính là căn nguyên gây ra nhiều bệnh lý như viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi,... Phế cầu lây truyền bằng đường hô hấp, dịch mũi họng, giọt nước bọt khi tiếp xúc với bệnh nhân qua các hành động như hôn, ho, hắt hơi hoặc trẻ nhỏ chơi chung đồ chơi. 

  • Viêm tai giữa là tình trạng tai giữa bị nhiễm trùng. Viêm tai giữa thường xuất hiện ở trẻ em và xuất hiện sau các bệnh lý như viêm khí phế quản, viêm, u vòm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A, viêm xoang, viêm mũi họng, sởi, cúm,… Những loại vi khuẩn thường gây ra bệnh viêm tai giữa như S. pneumoniae (phế cầu khuẩn), H. influenzae type B (Hib), S. aureus (tụ cầu vàng), M. catarrhalis.
  • Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi, gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae là một trong các tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ nhỏ. Nó là loại bệnh lây nhiễm hàng đầu dẫn đến tử vong với trẻ nhỏ < 5 tuổi trên toàn thế giới.
Viêm phổi, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn
Phế cầu khuẩn là một trong các tác nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm phổi do vi khuẩn ở trẻ nhỏ

Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không? 

Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không? Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ đã bị viêm tai giữa, viêm phổi sẽ không mắc lại lần hai. Đúng là cơ thể trẻ sẽ tự tạo ra miễn dịch sau khi bị phế cầu khuẩn tấn công. Tuy nhiên hiện có đến 90 type vi khuẩn phế cầu khác nhau. Và loại này sẽ không tạo ra miễn dịch cho loại kia. 

Do đó, khi trẻ đã nhiễm phải 1 type phế cầu vẫn có nguy cơ nhiễm type phế cầu khác. Nếu không áp dụng các biện pháp phòng ngừa, mỗi người sẽ có khả năng nhiễm vài loại phế cầu khuẩn khác nhau trong suốt cuộc đời.

Hơn thế nữa, không chỉ có viêm phổi và viêm tai giữa, chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn còn giúp phòng chống nhiều bệnh lý khác gây ra bởi loại vi khuẩn này. Cụ thể là hỗ trợ chúng ta phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mủ,… nhờ các type phế cầu có trong vắc xin. Vậy trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không? Đáp án là được. Vì việc chủng ngừa này rất quan trọng và cần thiết. 

Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không? 
Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không?

Vắc xin phòng phế cầu mấy tháng tiêm được?

Bên cạnh câu hỏi trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không. Nhiều phụ huynh cũng thắc mắc không biết trẻ mấy tháng thì tiêm vắc xin phế cầu được. Vắc xin phế cầu gồm có 10 type kháng nguyên phế cầu thường gặp là 1, 4, 5, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19F, 23F cộng với Protein D của Haemophilus Influenzae không định type. Vắc xin phế cầu được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần – 5 tuổi, tùy vào từng giai đoạn sẽ có phác đồ chủng ngừa khác nhau.

Đối với các trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

Trẻ ở độ tuổi này có thể dùng 2 liệu trình chủng ngừa dưới đây:

  • Liệu trình 3 + 1: Đây là liệu trình được khuyến cáo để mang đến lợi ích tối ưu. Liều 1 có thể tiêm lúc bé 6 tuần tuổi. Chủng ngừa liều 2 sau đó tối thiểu 1 tháng. Liều 3 cách liều 2 ít nhất 1 tháng. Liều 4 nhắc lại sẽ được bác sĩ chỉ định cách liều 3 ít nhất 6 tháng và thường chủng ngừa sau 1 tuổi sẽ có kháng thể tối ưu hơn. Với các bé sinh non (tối thiểu trên 27 tuần) có thể dùng liệu trình 3 + 1 khi được 2 tháng tuổi.
  • Liệu trình 2 + 1: Sử dụng để thay thế cho liệu trình 3 + 1. Liều 1 có thể chủng ngừa cho bé khi được 6 tuần. Liều 2 cách liều 1 ít nhất 2 tháng. Liều nhắc lại sẽ được chỉ định tiêm cách liều 2 ít nhất 6 tháng.

Đối với trẻ từ 7 đến 11 tháng tuổi

Nếu chưa chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix trước đó thì có thể dùng lịch trình 2 liều tiêm và 1 liều nhắc lại. Liều 1 là khi bắt đầu tiêm. Liều 2 chủng ngừa cách liều 1 ít nhất 1 tháng. Liều nhắc lại được tiêm ngừa khi bé > 1 tuổi và cách liều 2 ít nhất 2 tháng.

Đối với trẻ lớn từ 1 – 5 tuổi

Nếu chưa chủng ngừa vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix trước đó thì có thể tiêm 2 liều với khoảng cách giữa các liều tối thiểu là 2 tháng. 

Vắc xin phòng phế cầu mấy tháng tiêm được?
Vắc xin phế cầu được chỉ định cho trẻ em từ 6 tuần – 5 tuổi

Nhưng lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp cho bạn thắc mắc trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không. Tiếp theo, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề khi tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ. Nhìn chung, sau khi tiêm có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Trẻ > 12 tháng tuổi có tỷ lệ gặp những phản ứng tại chỗ cao hơn so với trẻ nhỏ hơn. 
  • Khi tiêm cùng vắc xin ho gà toàn tế bào, các phản ứng phụ thường diễn ra nghiêm trọng hơn.
  • Vết tiêm cứng, đỏ, sưng, đau, sốt > 38 độ C là các phản ứng phụ thường gặp. Một số ít trường hợp trẻ bị kích thích tinh thần, có cảm giác chán ăn.

Các triệu chứng có khả năng kéo dài từ 1 – 2 ngày nhưng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Hầu hết phản ứng phụ sẽ tự khỏi. Do đó phụ huynh đừng quá lo lắng mà bỏ qua việc chủng ngừa. 

Bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám nếu gặp phải những biểu hiện hiếm gặp như nổi ban, nôn, tiêu chảy, quấy khóc bất thường, chỗ tiêm tụ máu, khó thở, thở nhanh, tím tái, sốt cao 39 – 40 độ nhưng không đáp ứng với thuốc,… 

Trẻ đã bị viêm phổi, viêm tai giữa tiêm phế cầu được không? Bố mẹ vẫn nên cho con tiêm vắc xin phế cầu theo lịch trình do bác sĩ chỉ định ngay cả khi đã bị viêm tai giữa, viêm phổi trước đó. Việc làm này giúp trẻ được bảo vệ khỏi sự xâm nhập của phế cầu khuẩn một cách tối ưu. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ