Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Bọt Nên Xử Lý Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nhi khoa > Nhi tiêu hóa, gan mật tụy và dinh dưỡng > Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Có Bọt Nên Xử Lý Thế Nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ IRENE CHANG | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 17, 2020

Trẻ nhỏ rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, nhất là khi trẻ tiêu chảy thường xảy ra hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt khiến cho mẹ thấp thỏm lo lắng không biết con bị gì. Vì thế, bố mẹ cần có kiến thức về bệnh tiêu chảy để có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe cho con.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt do đâu?

Trẻ só sinh đi ngoài có bọt có rất nhiều nguyên nhân và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện

Trẻ trong giai đoạn sơ sinh thì chức năng đường ruột và tiết niệu của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện, đều này rất dễ dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài có bọt.

Khi trẻ đi ngoài mẹ quan sát thấy phân con lỏng, sủi bọt kèm theo chất nhầy thì có thể đường ruột của con bị kích thích và con vẫn chưa tiêu hóa hết sữa.

Dị ứng sữa

tre-di-ngoai-co-bot-nen-xu-ly-nhu-the-nao
Dị ứng sữa có thể khiến trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Trẻ rất dễ dị ứng protein có trong sữa, khi con bị dị ứng sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó kèm theo một số triệu chứng khác như: Đau bụng, đi ngoài phân có lẫn máu và nghiêm trọng hơn là trẻ bị phát ban, sưng và khó thở.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Vốn dĩ hệ tiêu hóa của trẻ non nớt thì nhiễm khuẩn đường ruột là tình trạng dễ bắt gặp nhất. Các vi khuẩn như Salmonella, Shigella, E,Coli là những vi khuẩn gây ra hiện tượng trẻ đi ngoài có bọt và tiêu chảy.

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm nặng có thể bị chuột rút, sốt. Lúc này bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ sớm nhất để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Trẻ hấp thu kém

Khi trẻ bú nhiều hay ăn nhiều mà vẫn không thể hấp thu hết lượng thức ăn mà trẻ đã ăn cũng dễ  dẫn đến tình trạng đi ngoài sủi bọt, vì những chất dinh dưỡng không được tiêu hóa hết.

Chế độ ăn của mẹ

Khi trẻ bú mẹ nhưng chế độ ăn uống của mẹ không khoa học cũng gây ảnh hưởng đến hiệu tiêu hóa của con.

Nếu mẹ ăn những thực phẩm nhuận tràng quá nhiều cũng sẽ khiến trẻ đi ngoài nhiều lần và có bọt.

Cách xử lý trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

tre-di-ngoai-co-bot-nen-xu-ly-nhu-the-nao
Cho trẻ đi thăm khám bác sĩ khi trẻ đau bụng kéo dài

Đối với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình cho hợp lý. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết, ăn nhiều rau, củ, quả, ăn thêm sữa chua, uống nước dừa… để tăng lượng khoáng chất và vitamin cho con. Mẹ hạn chế ăn thức ăn nhanh, đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.

Nếu trẻ sử dụng sữa công thức, thì con có thể gặp tình trạng tiêu chảy đi ngoài và có bọt trong 2 – 3 ngày khi mới uống (do hệ tiêu hóa cần thời gian để thích nghi). Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mẹ cần chú ý đến việc thay đổi sữa cho con và nên chọn loại sữa không chứa đường Lactose để con dễ tiêu hóa hơn.

Khi thấy con đi ngoài có bọt điều mẹ nên làm là bổ sung đủ nước cho con bằng việc cho con bú nhiều hơn. Sau mỗi lần con đi ngoài mẹ nên cho con uống thêm nước hoặc uống dung dịch Oresol để bù nước bù chất điện giải cho con. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con (trẻ sơ sinh) dùng nước.

*** Ngoài ra, những trường hợp sau mẹ cần đưa con đến thăm khám bác sĩ ngay:

  • Con bị tiêu chảy đi ngoài có bọt kéo dài trên 2 ngày
  • Đi ngoài trong phân có lẫn máu
  • Con mệt mỏi, lừ đừ, bỏ ăn
  • Li bì kèm theo sốt cao
  • Mất nước, da đàn hồi kém

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ

Để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, thì các mẹ nên lưu ý cho bé bú sữa mẹ, chăm sóc bé cẩn thận, cũng như chăm sóc sức khỏe, chế độ dinh dưỡng của mẹ, cụ thể:

tre-di-ngoai-co-bot-nen-xu-ly-nhu-the-nao
Mẹ cần có chế độ ăn uống hợp lý để tạo nguồn sữa tốt cho con
  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất. Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và các dưỡng chất quan trọng cần thiết cho con, giúp cho con tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
  • Theo khuyến nghị của bác sĩ khoa nhi, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn để phòng chống tiêu chảy cũng như các bệnh lý khác, vì sữa mẹ được thiết kế phù hợp với sự phát triển và giúp hệ miễn dịch của trẻ ngày càng hoàn thiện. Khi trẻ bú mẹ sẽ ít bị tiêu chảy so với trẻ bú sữa công thức hoặc trẻ không được bú mẹ.
  • Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai mẹ cần chăm sóc quá trình thai sản tốt đẻ tạo tiền đề sức khỏe cho trẻ sau này và tránh được tình trạng nhiễm khuẩn của con trong giai đoạn chu sinh (chu sinh là hiện tượng tử vong thai nhi và trẻ sơ sinh trong tuần đầu tiên sau khi chào đời).
  • Giai đoạn cho con bú, mẹ nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vì những gì mẹ ăn điều được chuyển hóa thành sữa cho con bú. Mẹ nên ăn những thực phẩm lành tính giàu chất dinh dưỡng và hạn chế ăn những thực phẩm khó tiêu, cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Hy vọng, những chia sẻ trên từ các bác sĩ tại Phương Nam đã giúp các mẹ có thêm kiến thức hữu ích về vấn đề trẻ đi ngoài có bọt. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp hãy liên hệ Hotline 1900 633698 để được hỗ trợ tốt nhất.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ