9 triệu chứng cần đi khám mắt và cách nhận biết!

Trang chủ > Chuyên khoa > Trị liệu > Nhãn khoa > 9 triệu chứng cần đi khám mắt và cách nhận biết!

Tác giả: Nguyễn Hương Ngày đăng: Tháng mười 10, 2024

Mắt mờ, đau nhức, đỏ ngầu… là những bệnh lý về mắt gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được khi nào cần đi khám mắt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những triệu chứng cần đi khám mắt và tầm quan trọng của việc khám mắt định kỳ.

Khám mắt là gì?

Khám mắt là một quá trình kiểm tra sức khỏe mắt toàn diện. Trong quá trình này, các chuyên gia nhãn khoa sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để đánh giá thị lực, khả năng tập trung mắt, và các chức năng khác của mắt. Mục đích chính của việc khám mắt là:

  • Phát hiện sớm các vấn đề về mắt: Nhiều bệnh về mắt, như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể, hoặc các bệnh nghiêm trọng hơn, có thể không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề này, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Đo độ cận, viễn, loạn thị: Nếu bạn đang đeo kính hoặc kính áp tròng, khám mắt sẽ giúp xác định lại độ số để đảm bảo kính phù hợp với thị lực hiện tại.
  • Đánh giá sức khỏe tổng thể: Một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến mắt. Khám mắt có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của những bệnh này.

Khám mắt là quá trình thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau để đánh giá chức năng của mắt
Khám mắt là quá trình thực hiện nhiều bài kiểm tra khác nhau để đánh giá chức năng của mắt

Những triệu chứng cần đi khám mắt

Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng nhận biết khi nào cần đi khám mắt. Mặc dù các bệnh về mắt ban đầu thường có triệu chứng rõ ràng, nhưng nhiều bệnh có thể trở nên nghiêm trọng và không thể phục hồi nếu không được điều trị kịp thời.

Ngày 17/9, ThS.BS. Lê Kim Lan, Bệnh viện Mắt Kỹ thuật cao Hà Nội (Hitec), cho biết vào những dịp nghỉ lễ tết dài ngày hay thiên tai bão lũ, di chuyển khó khăn, nhiều bệnh nhân có các vấn đề về mắt không đến khám hoặc tái khám. – Theo Vnexpress.net.

Nhìn mờ

Nếu bạn không thể nhìn rõ người đối diện trong khoảng cách 10 bước hoặc không đọc được rõ chữ ở khoảng cách gần, khả năng cao bạn đã bị các tật khúc xạ như cận thị hoặc viễn thị. Ngoài ra, loạn thị – một tình trạng phổ biến liên quan đến độ cong của thấu kính và giác mạc – cũng có thể là nguyên nhân.

Cận thị, viễn thị, loạn thị là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nhìn mờ.
Cận thị, viễn thị, loạn thị là những vấn đề thị lực gây ra tình trạng nhìn mờ.

Nếu bạn thấy tầm nhìn hơi mờ, hãy tạm dừng công việc và nghỉ ngơi, bổ sung nước cho mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày mà không cải thiện, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra thị lực và khám mắt kỹ càng hơn.

Khó nhìn vào ban đêm

Tầm nhìn mờ đục và suy giảm vào ban đêm có thể là dấu hiệu đáng lo ngại của bệnh đục thủy tinh thể sớm, một bệnh về mắt nghiêm trọng. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

Nhạy cảm với ánh sáng

Nhạy cảm với ánh sáng là một triệu chứng có thể liên quan đến nhiều vấn đề về mắt khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, đặc biệt là khi đi kèm với các triệu chứng khác như: đau mắt, mắt đỏ, nhìn đôi, đau đầu khó chịu,…

Đau mắt, mỏi mắt

Nếu bạn nhận thấy thời gian hoạt động của mắt giảm đột ngột, ví dụ như trước đây bạn có thể xem máy tính hoặc đọc sách liên tục trong 1 tiếng, nhưng giờ chỉ duy trì được 20 phút là mắt đã mỏi, đồng thời phải nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục để tập trung nhìn, thì đây là dấu hiệu đáng lưu ý.

Đau mắt và mỏi mắt là những triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay
Đau mắt, mỏi mắt là những triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt trong thời đại công nghệ số hiện nay

Những vấn đề về mắt nêu trên thường gặp ở những người phải hoạt động mắt nhiều trong thời gian dài, khiến mắt căng thẳng. Để khắc phục, bạn nên nghỉ ngơi, tránh ánh sáng chói và uống đủ 1.5 lít nước mỗi ngày để hạn chế mỏi mắt.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đau mỏi mắt kéo dài và ngày càng trầm trọng, bạn nên đi khám bác sĩ mắt để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Khô mắt hoặc chảy nước mắt

Mắt bị nhức, cộm nước, hoặc chảy nước mắt liên tục có thể là dấu hiệu của hội chứng khô mắt. Bạn có thể thử nhỏ nước mắt nhân tạo, ưu tiên loại không chứa chất bảo quản để giảm nguy cơ kích ứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng không cải thiện sau 24 – 48 giờ, hãy đi khám bác sĩ nhãn khoa.

Tầm nhìn lượn sóng

Nếu bạn nhận thấy các vật dụng xung quanh trông giống như đang ở dưới nước, các đường thẳng bị biến dạng và màu sắc nhạt dần, đây có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa điểm vàng – một bệnh về võng mạc gây giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa. Hãy đến bác sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt. 

Mắt bị nhiễm trùng

Nếu bạn nghi ngờ mình bị đau mắt đỏ và triệu chứng không thuyên giảm sau 12-24 giờ, hãy đến khám bác sĩ nhãn khoa. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng kính áp tròng, mắt có thể bị viêm giác mạc thậm chí nhiễm trùng nặng, nên việc khám và điều trị kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ thị lực.

Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là một bệnh về mắt phổ biến và dễ lây lan
Triệu chứng cần đi khám mắt khi bị đau mắt đỏ

Thường xuyên bị đau đầu

Khi mắt cố gắng tập trung vào một hình ảnh, các cơ trong mắt sẽ hoạt động mạnh hơn. Điều này có thể gây ra tình trạng căng mắt và đau nhức đầu.

Tầm nhìn đôi

Nhìn đôi có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh về giác mạc, và cũng có thể là biểu hiện của chứng đục thủy tinh thể. Do đó, bạn cần đi khám mắt ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cơ mắt yếu, mất cân bằng, hoặc bị liệt có thể gây ra nhìn đôi.
Cơ mắt yếu, mất cân bằng, hoặc bị liệt có thể gây ra nhìn đôi.

Mắc những bệnh lý hoặc làm việc trong điều kiện ảnh hưởng đến mắt

  • Những người mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, tiểu đường, lupus, viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng và bệnh viêm ruột có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mắt.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp hoặc thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, hoặc đã từng phẫu thuật mắt hoặc bị chấn thương mắt cũng cần lưu ý về sức khỏe mắt. 
  • Những người làm việc đòi hỏi sử dụng thị lực cao hoặc trong môi trường có ánh sáng chói, đèn UV,… Để phòng ngừa các vấn đề về thị lực, những người thuộc nhóm đối tượng nêu trên nên đi khám mắt định kỳ.

Nhìn thấy quầng sáng xung quanh vật thể

Hiện tượng này là dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể. Các quầng sáng thường rõ hơn khi nhìn vào các vật thể trong khu vực tối.

Tầm quan trọng khi khám mắt định kỳ 

Khám mắt định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm các bệnh về mắt và ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến thị lực. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có hơn 2,2 tỷ người gặp vấn đề về thị lực, trong đó 1 tỷ trường hợp có thể điều trị.

Khám mắt định kỳ là một quy trình đơn giản, nên thực hiện mỗi năm một lần (hoặc ít hơn). Việc này giúp kiểm tra thị lực, điều chỉnh kính mắt phù hợp, và sàng lọc một số bệnh về mắt.

Bác sĩ kiểm tra, đo các thông số của mắt để xác định tình trạng sức khỏe của mắt
Bác sĩ kiểm tra, đo các thông số của mắt để xác định tình trạng sức khỏe của mắt

Bệnh về mắt rất đa dạng, nhưng thường có các biểu hiện nhẹ nhàng ở giai đoạn đầu, khiến nhiều người không nhận ra. Vì vậy, việc khám mắt định kỳ rất quan trọng để phát hiện sớm các bất thường, giúp bác sĩ có cơ sở nghi ngờ và tiến hành kiểm tra chuyên sâu, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác.

Nhiều bệnh về mắt thường không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí diễn biến âm thầm, chỉ có thể phát hiện khi đi khám mắt. Một số bệnh điển hình như:

  • Bệnh Glaucoma (cườm nước)
  • Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác
  • Đục thủy tinh thể
  • Bệnh võng mạc tiểu đường

Bao lâu nên khám mắt định kỳ?

Thông thường, bạn nên khám mắt định kỳ mỗi năm một lần. Tuy nhiên, tần suất khám mắt sẽ thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe mắt của mỗi người.

Bác sĩ khuyến cáo:

Ngoài việc đi khám mắt định kỳ, bạn cũng nên có chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây hại như ánh sáng mạnh, khói bụi. Việc phát hiện và điều trị sớm các bệnh về mắt sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm, bảo vệ thị lực lâu dài. Hãy dành thời gian chăm sóc sức khỏe mắt của mình ngay hôm nay!

Khuyến cáo y khoa: Các bài viết của Phòng khám Đa khoa Phương Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ