Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 13, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp câu hỏi vì sao tiêm vacxin có thể phòng bệnh truyền nhiễm, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiêm chủng là gì?
Về bản chất, tiêm chủng là việc kích thích cơ thể sinh ra kháng nguyên để chống lại bệnh, nhờ thành phần của vacxin. Trong vacxin có chứa một lượng nhỏ virus, khi tiến vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể nhằm tấn công “kẻ xâm nhập”. Những kháng thể này sẽ được duy trì và luôn sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn chứa trong vacxin đã được tiêm ngừa.
Câu hỏi tiêm chủng là gì đã được giải đáp. Mọi người hãy tiếp tục tìm hiểu xem cần tiêm vắc xin các loại nào nhé.
Mỗi người trong chúng ta cần tiêm vacxin để phòng chống những bệnh lý nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe được tốt hơn, gồm có các loại chủ yếu như sau:
Bạn đầu là những tác nhân gây nhiễm trùng tự nhiên, sau đó được làm giảm độc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm. Hiện nay, phần lớn những vacxin sống là vacxin virus như sốt vàng, sởi, bại liệt, Rubella, quai bị. BCG là vacxin vi khuẩn sống thường được sử dụng. Vacxin mang đến một số lợi ích như tiện lợi (chỉ cần tiêm 1 lần) và chi phí phải chăng. Nhược điểm là mang đến nguy cơ nhiễm trùng (phản ứng và biến chứng).
Vacxin chết là những chế phẩm kháng nguyên còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch, dù đã mất khả năng nhiễm trùng, được chia thành 2 loại:
Để hiểu hơn về vacxin sống giảm độc lực và vacxin chết bạn có thể tham khảo bài phân tích chi tiết “so sánh vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc” của Phương Nam trong nội dung trước.
Vacxin tách chiết là loại công nghệ cao. Vì chỉ lấy một phần vỏ chứa kháng nguyên Polysaccharide của vi khuẩn (như vacxin phế cầu, vacxin não mô cầu) hoặc chứa thành phần kháng nguyên virus (điển hình là vacxin viêm gan B). Ưu điểm của loại vacxin này là không có nguy cơ gây nhiễm trùng. Nhược điểm là giá cao, dễ mẫn cảm, lịch tiêm chủng nhiều lần và phải lặp lại.
Vacxin tái tổ hợp là vacxin công nghệ mới, được sản xuất bằng công nghệ gen hoặc kỹ thuật di truyền. Ví dụ như vacxin tả, vacxin thương hàn,…
Trên đây là các loại vacxin điển hình, vậy vì sao tiêm vacxin có thể phòng bệnh truyền nhiễm? Hãy tiếp tục tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Là một trong những phát minh vĩ đại nhất của lịch sử Y học thế giới, vacxin mang đến khả năng phòng bệnh truyền nhiễm vô cùng hiệu quả. Vậy vì sao tiêm vacxin có thể phòng bệnh truyền nhiễm?
Theo PGS.TS. Trần Như Dương – Phó Viện trưởng viện Vệ sinh Dịch tể Trung ương, dùng vacxin để kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là bản chất của việc tiêm chủng.
Nếu vacxin đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tìm cách tiêu diệt và ghi nhớ chúng. Nhờ vậy trí nhớ miễn dịch được tạo thành. Sau này, khi cơ thể bị tác nhân gây bệnh thật xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ nhanh chóng tấn công và bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu nhất.
Tính đến thời điểm hiện tại có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm được ngăn ngừa bằng vacxin. Bên cạnh đó, khoảng 190 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đưa việc tiêm chủng vào phổ cập cho người dân, mang đến nhiều lợi ích. Vì thế, tiêm vacxin có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội.
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh truyền nhiễm giảm đi đáng kể nhờ phương pháp tiêm vacxin. Ước tính khoảng 85% – 95% người tiêm chủng đúng phác đồ có được miễn dịch chủ động, giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của mầm bệnh. Nhờ vậy, người tiêm vacxin đầy đủ sẽ không bị nhiễm bệnh, giảm nguy cơ tử vong. Hàng năm có khoảng 2 – 3 triệu trẻ em không bị tử vong do bệnh truyền nhiễm. Thông qua việc tiêm vacxin sẽ góp phần không nhỏ giúp Liên hợp quốc đạt được mục tiêu thiên niên kỷ, giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn cầu.
Thực tế đã chứng minh, nếu đa số mọi người đều được tiêm chủng tốt một loại bệnh nào đó. Nhiều khả năng sẽ khiến căn bệnh biến mất hoàn toàn khỏi cộng đồng và có thể dừng lại chương trình tiêm chủng. Điển hình là bệnh đậu mùa đã được hạn chế rất thành công. Tuy nhiên, cũng có một số bệnh dù số lượng người nhiễm trong cộng đồng thấp, nhưng vẫn không được dừng tiêm chủng. Vì có khả năng gây bùng phát dịch trở lại mạnh mẽ hơn, ví dụ là bệnh sởi.
Hiện nay đang có rất nhiều loại vacxin như đã được liệt kể ở phần trên, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của mọi người, phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Qua mỗi năm, trình độ Y học lại càng tiên tiến, chúng ta sẽ có thêm nhiều vacxin mới hữu ích và an toàn hơn. Nhờ vậy, các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng nhanh chóng bị đẩy lùi.