Xét Nghiệm ANA Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Huyết học > Xét Nghiệm ANA Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 30, 2022

Các bệnh lý tự miễn của cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng nhân (ANA). Những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Do đó, việc tiến hành xét nghiệm ANA có vai trò rất quan trọng. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh một cách chính xác và đề xuất phương pháp chữa trị hiệu quả. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn về xét nghiệm ANA bạn nhé!

Tự kháng thể là gì? Xét nghiệm ANA là gì?

Hệ thống miễn dịch tạo ra những loại Protein giữ vai trò bảo vệ cơ thể, còn được gọi là kháng thể. Các tế bào bạch cầu (tế bào B) sẽ trực tiếp sản xuất ra kháng thể. Chức năng của kháng thể là phát hiện và chống lại những vi sinh vật truyền nhiễm (vi trùng) khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Khi một kháng thể nhận ra Protein ngoại lai của sinh vật truyền nhiễm (kháng nguyên), nó sẽ huy động thêm các tế bào miễn dịch khác đồng thời kích hoạt phản ứng viêm nhằm chống lại sự lây nhiễm.

xet-nghiem-ana-1

Kháng thể đôi khi cũng mắc sai lầm. Chúng nhận diện nhầm các Protein bình thường thành những vật ngoại lai nguy hiểm. Các kháng thể này được gọi là tự kháng thể. Nó sẽ kích hoạt một dòng thác viêm, khiến cơ thể tự tấn công chính mình. Những tự kháng thể chủ yếu nhắm mục tiêu vào các Protein bình thường có trong nhân của tế bào, còn được gọi là kháng thể kháng nhân (ANA – Antinuclear Antibodies). 

Hầu hết chúng ta đều có tự kháng thể trong cơ thể nhưng với số lượng ít. Một lượng lớn ANA hoặc các chất tự kháng thể có khả năng là căn nguyên của bệnh lý tự miễn. Cụ thể, các ANA sẽ báo hiệu cơ thể tấn công chính mình và gây ra những bệnh lý tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống, mô liên kết hỗn hợp, viêm gan tự miễn, viêm đa cơ, xơ cứng bì,…

Lúc này, tự kháng thể sẽ làm tổn thương các mô, nếu có thành phần Protein đặc hiệu với chúng như cơ, da, khớp và mô liên kết nói chung. Hệ cơ quan sẽ bị mất chức năng và xuất hiện biểu hiện bệnh lý.

Vậy xét nghiệm ANA là gì? Việc xác định sự hiện diện của kháng thể kháng nhân là một loại tự kháng thể tấn công vào những Protein trong nhân tế bào vượt ngưỡng nồng độ nhất định chính là nền tảng của hình thức xét nghiệm ANA. Kết quả xét nghiệm ANA dương tính có thể giúp bác sĩ định hướng chẩn đoán bệnh tự miễn.

Nguyên lý thực hiện xét nghiệm ANA như thế nào?

Hiện có nhiều phương pháp khác nhau được dùng để kiểm tra ANA. Xét nghiệm ANA huỳnh quang hoặc FANA là kỹ thuật xét nghiệm ANA thường được ứng dụng. Theo đó, các tự kháng thể sẽ được gắn huỳnh quang. Nếu xuất hiện, chúng sẽ hiện lên dưới kính hiển vi và được xác định với cường độ của huỳnh quang. 

Độ nhạy và đặc hiệu của xét nghiệm ANA khá tốt. Do đó, bác sĩ thường chỉ định thực hiện ANA như hình thức xét nghiệm ban đầu, nhằm mục đích xác định khả năng mắc bệnh Lupus nói riêng hay một tình trạng tự miễn bất kỳ nói chung. Vì đa số bệnh nhân Lupus đều dương tính với ANA (hơn 95%). Kết quả xét nghiệm ANA âm tính sẽ có vai trò hữu ích, giúp bác sĩ loại trừ chẩn đoán này. 

Xét nghiệm ANA được chỉ định khi nào?

Bác sĩ sẽ chỉ định cho xét nghiệm ANA nếu có triệu chứng nghi ngờ đến một số bệnh lý tự miễn như: 

  • Rụng tóc.
  • Ngứa ran và tê ở chân hoặc tay.
  • Da nhạy cảm với ánh sáng. 
  • Phát ban.
  • Sốt kéo dài.
  • Sốt tái phát.
  • Mệt mỏi toàn thân.
  • Đau cơ.
  • Đau khớp.

Quy trình xét nghiệm ANA như thế nào?

xet-nghiem-ana-4
Điều dưỡng sẽ lấy 3 – 4 ml máu từ tĩnh mạch cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông Heparin hoặc chất chống đông

Quy trình xét nghiệm ANA cụ thể như sau:

 Nguyên lý xét nghiệm ANA

Đây là hình thức xét nghiệm huyết thanh dựa trên nguyên lý của các kỹ thuật như: Miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch hóa phát quang, miễn dịch Enzym,… Kháng thể đặc hiệu của thuốc thử có gắn chất đánh dấu sẽ phản ứng với kháng thể trong mẫu. Nhờ đó, có thể phát hiện được kháng thể thông qua phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng hoặc đo quang. 

 Tiến hành xét nghiệm ANA

Người bệnh có thể ăn uống như bình thường. Một vài loại thuốc có thể tác động đến kết quả xét nghiệm ANA. Do đó, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn hãy mang đến cho bác sĩ kiểm tra thành phần trước khi tiến hành xét nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng không được dùng cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…

Điều dưỡng sẽ lấy 3 – 4 ml máu từ tĩnh mạch cho vào ống nghiệm không chứa chất chống đông như Heparin,… Sau đó tiến hành ly tâm lấy huyết tương/huyết thanh. Tiếp theo, mẫu huyết tương/huyết thanh sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm phân tích bằng những kỹ thuật dưới đây:

  • Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.
  • Miễn dịch hóa phát quang.
  • Miễn dịch Enzym.

Sau khi có kết quả xét nghiệm ANA, bác sĩ sẽ tiến hành đối chiếu, tư vấn và đánh giá tình trạng của người bệnh, đồng thời đưa ra phương pháp chữa trị thích hợp. Kết quả xét nghiệm có thể bị tác động với các yếu tố như:

  • Quá trình lấy mẫu và bảo quản chưa tốt.
  • Người bệnh dùng một số loại thuốc mà không thông báo cho bác sĩ. Vì chúng có thể tạo ra kết quả dương tính hoặc âm tính giả.
  • Người bệnh đang bị nhiễm virus làm xét nghiệm sẽ có kết quả không chính xác. 

Kết quả xét nghiệm ANA có ý nghĩa gì?

xet-nghiem-ana-3
Xét nghiệm ANA có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tự miễn

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm ANA cụ thể như sau:

  • Nhỏ hơn 1.5 Index: Âm tính. Tại thời điểm xét nghiệm không tìm thấy kháng thể ANA có trong máu. Trường hợp trên lâm sàng vẫn có triệu chứng thì cần xét nghiệm lại sau 4 – 6 tuần.
  • Lớn hơn hoặc bằng 1.5 Index: Dương tính. Tại thời điểm xét nghiệm tìm thấy kháng thể ANA trong máu. Lúc này, bác sĩ tư vấn thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu và tìm ra phương hướng chữa trị tốt nhất.

Xét nghiệm ANA có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh lý tự miễn, bên cạnh đó thường được sử dụng như một phương pháp theo dõi những căn bệnh phổ biến. Các đối tượng thường dương tính với kháng thể kháng nguyên ANA gồm có:

  • So với nam giới, chị em phụ nữ ở độ tuổi trung niên có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.
  • Người đang nhiễm các bệnh virus như viêm gan C, sốt xuất huyết, sốt rét, lao phổi,… 
  • Người đang điều trị viêm tắc ống mật, viêm xơ gan,…
  • Người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người da màu khoảng 3 – 5%. Khi lớn tuổi tỷ lệ này sẽ còn cao hơn. 
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh.

Xét nghiệm ANA giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ

Cơ chế của bệnh Lupus ban đỏ hệ thống rất phức tạp. Kháng thể kháng nhân thường được tìm thấy trong 80 – 90% các ca bệnh Lupus ban đỏ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như máu, não, phổi, tim, thận, gan, da,…

Triệu chứng và dấu hiệu gồm có: Tức ngực, khó thở, da nhạy cảm với ánh sáng, sưng phù các khớp, đau cứng, hay quên, đau đầu, mệt mỏi, phát ban hình cánh bướm trên hai má,… cùng những dấu hiệu bệnh lý tương ứng với các cơ quan đã chịu tổn thương. Xét nghiệm ANA giúp phát hiện nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác và đưa ra phương hướng chữa trị phù hợp.

 Phương pháp điều trị Lupus ban đỏ

  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: Làm giảm triệu chứng của bệnh, giúp ức chế các kháng nguyên, kháng nhân.
  • Sử dụng thuốc sinh học để làm giảm các triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ. Tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ.

 Những cách cải thiện tình trạng bệnh

  • Thường xuyên vận động cơ thể, tập thể dục.
  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý. Tăng cường trái cây, rau xanh, hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo.
  • Không dùng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, bia, rượu,…
  • Thăm khám, theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên,…
  • Dùng các dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên, hỗ trợ nâng cao sức khỏe,…

Tóm lại, xét nghiệm ANA có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh lý tự miễn, điển hình là Lupus ban đỏ. Ngày này, hình thức xét nghiệm này đang được áp dụng phổ biến và mang đến kết quả có độ chính xác cao. Nếu bạn gặp phải triệu chứng của các bệnh tự miễn, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám và làm xét nghiệm nhé. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ