Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 11, 2022
Mục Lục Bài Viết
Xét nghiệm LDH là gì? LDH là một loại Enzym tham gia vào quá trình phản ứng Pyruvate thành Lactat. Nó xuất hiện cùng lúc ở nhiều cơ quan, mô bên trong cơ thể và được giải phóng khi có sự hủy hoại tế bào. LDH sẽ xuất hiện trong máu với nồng độ cao khi cơ thể gặp tổn thương. Thế nhưng để tìm ra nguyên nhân chính xác, bệnh nhân cần làm thêm một số xét nghiệm hỗ trợ. Cùng với đó, nồng độ LDH thấp cũng rất ít khi xảy ra.
LDH có mặt tại nhiều mô khác nhau trên cơ thể. Do đó chúng được phân thành nhiều loại, cụ thể như sau:
Dưới đây là giá trị bình thường của LDH trong máu:
Đối tượng | Giá trị tham chiếu (U/L) | Giá trị báo động (U/L) | |
Người lớn | Nam < 248 | Nữ < 247 | > 1000 |
Trẻ 0 – 4 ngày tuổi | 290 – 775 | ||
Trẻ 4 – 10 ngày tuổi | 545 – 2000 | ||
Trẻ 10 ngày – 24 tháng | 180 – 430 | ||
Trẻ 2 – 12 tuổi | 110 – 295 |
Nồng độ LDH trong máu gia tăng thường gặp ở những tình trạng tổn thương mô, cơ quan dưới đây:
Chỉ số LDH có khả năng cho biết sự tồn tại và mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô cấp, tế bào hoặc mãn tính. Đồng thời xét nghiệm LDH có thể dùng để theo dõi tiến triển của một vài bệnh lý như ung thư, thận, gan, theo dõi một cơn đau tim. Thế nên, xét nghiệm LDH được bác sĩ chỉ định khi nghi ngờ có tế bào hoặc mô bị tổn thương. Nhờ đó, bác sĩ có thể theo dõi những nguyên nhân gây tổn thương, ví dụ như:
Xét nghiệm LDH được áp dụng rất phổ biến. Bệnh nhân nên chuẩn bị một số vấn đề cụ thể trước khi tiến hành làm xét nghiệm. Trước tiên, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe của bản thân. Qua đó, bác sĩ có thể đề ra phác đồ chữa trị phù hợp nhất, hạn chế rủi ro.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bản thân đang dùng. Nguyên nhân là vì khi sử dụng một số thuốc nồng độ LDH có thể bị thay đổi. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ. Nhờ đó, bạn sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện xét nghiệm. Đồng thời tránh được những tình trạng không mong muốn có thể xảy ra.
Người khỏe mạnh luôn có nồng độ LDH bình thường. Ở từng người sẽ có đôi chút khác biệt nhưng sẽ không quá thấp hoặc cao vượt mức cho phép. Nếu chỉ số LDH thay đổi chứng tỏ tế bào trong cơ thể đang có bất thường. Cụ thể:
Khi nồng độ LDH cao
Xét nghiệm LDH thấy nồng độ tăng cao chính là dấu hiệu của tổn thương mô. Trường hợp cả 5 chỉ số LDH đều cao sẽ gợi ý đến tình trạng suy đa tạng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng, LDH vốn có mặt ở khắp các mô. Do đó, rất khó để xác định nguyên nhân gây tổn thương mô tế bào nếu chỉ dựa vào nồng độ LDH. Tùy vào loại LDH gia tăng chúng ta có thể chia thành những tổn thương như sau:
Mặc dù xét nghiệm LDH cho thấy bạn đang bị bệnh hoặc có tổn thương mô nhưng vẫn không chỉ rõ cơ quan gặp vấn đề. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện thêm một vài xét nghiệm chẩn đoán nếu thấy kết quả LDH cao hơn bình thường. Điện di đồng phân LDH Isoenzyme là một trong các xét nghiệm điển hình. Hình thức điện di này giúp đo lường tất cả các thể khác nhau của LDH, hỗ trợ bác sĩ biết được vị trí, mức độ và loại tổn thương.
Khi nồng độ LDH thấp
Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Hiện có 2 loại đột biến gen làm nồng độ định lượng LDH giảm. Một loại sẽ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Loại còn lại khiến bệnh nhân đau mỏi cơ bắp. Vài người bệnh cũng có nồng độ LDH thấp khi tiêu thụ một lượng lớn Axit Ascorbic (Vitamin C).
Để nhận được kết quả xét nghiệm LDH chính xác, bạn nên thực hiện ở cơ sở y tế uy tín, đáp ứng những tiêu chí dưới đây: