Quai bị là bệnh lý có thể lây nhiễm dễ dàng qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Do đó việc xét nghiệm quai bị có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương hướng chữa trị hiệu quả. Ngày nay, nhiều cơ sở y tế cũng đã cung cấp dịch vụ xét nghiệm quai bị tại nhà. Vậy vì sao nên xét nghiệm quai bị ở nhà? Có những loại xét nghiệm quai bị nào? Phải điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm quai bị, chúng ta cần biết bệnh lý này là gì. Quai bị là bệnh do virus làm sưng tuyến nước bọt, tạo ra cảm giác đau đớn, tồn tại từ 12 – 24 ngày và có thể lây lan thông qua đường hô hấp. Bạn sẽ bị lây nhiễm nếu hít phải giọt nước hoặc dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra khi ho, hắt hơi,… Hoặc tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng đã nhiễm dịch hô hấp của bệnh nhân.
Thời điểm dễ lây lan mầm bệnh nhất là 6 ngày sau khi triệu chứng kết thúc hoặc 2 ngày trước lúc có dấu hiệu. Những triệu chứng điển hình của bệnh nhân quai bị gồm có đau tinh hoàn, sưng bìu (ở nam giới), đau đầu, sốt cao trên 39 độ C, tuyến nước bọt đau khiến phần má sưng lên, viêm họng, đau khi nhai, nuốt, uống nước, nói,… Vậy vì sao nên xét nghiệm quai bị ở nhà?
Vì sao nên xét nghiệm quai bị ở nhà?
Xét nghiệm quai bị tại nhà là dịch vụ được nhiều người đón nhận vì mang đến lợi ích thiết thực, ví dụ như:
Xóa tan nỗi lo bị lây nhiễm chéo khi đến cơ sở y tế đông người, phải xếp hàng chờ đến lượt, đợi nhận kết quả, ảnh hưởng công việc,…
Có thể chủ động thời gian khi thực hiện xét nghiệm. Nhân viên y tế sẽ đến tận nhà lấy mẫu theo đúng lịch hẹn, không làm ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân.
Tránh phải thực hiện những thủ tục hành chính rườm rà. Khi làm xét nghiệm quai bị tại nhà, tất cả các bước từ đặt lịch, lấy mẫu và trả kết quả đều rất đơn giản, nhanh chóng.
Được giải đáp một cách cặn kẽ và nhanh chóng mọi vấn đề liên quan đến xét nghiệm. Đồng thời bạn sẽ được nhận thêm tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe hoặc chữa trị (nếu cần).
Để không làm kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng, bạn sẽ được thông báo những điều nên thực hiện trước khi lấy mẫu.
Có nhiều hình thức để nhận kết quả xét nghiệm như trả tại nhà, qua tin nhắn, gọi điện, email, ứng dụng điện thoại hoặc tra cứu trực tuyến trên website,…
Mục đích của việc xét nghiệm quai bị
Xét nghiệm quai bị là hình thức xác định chủng di truyền của virus hoặc khả năng miễn dịch với virus gây bệnh thông qua loại kháng thể đặc trưng. Xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích:
Chẩn đoán xem bệnh nhân có tiền sử mắc quai bị hay chưa.
Xác định có tồn tại virus gây bệnh quai bị hay không.
Xác định và đánh giá khả năng miễn dịch của cơ thể với virus gây bệnh.
Theo dõi diễn biến của bệnh để kịp thời đưa ra phương hướng điều trị.
Có những loại xét nghiệm quai bị nào?
Xét nghiệm quai bị có một số loại dưới đây:
Xét nghiệm kháng thể
Hình thức xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích chẩn đoán sự tồn tại của virus quai bị, theo dõi diễn tiến bệnh và xác nhận khả năng miễn dịch. Hai kháng thể IgM và IgG sẽ được hệ thống miễn dịch sinh ra khi bạn bị virus tấn công. Chúng sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus, trong đó:
Sau 5 – 7 ngày có triệu chứng nhiễm virus quai bị, IgM sẽ xuất hiện trong máu. Trong 1 – 2 tuần đầu sau đó kháng thể này sẽ gia tăng ở mức tối đa và giảm dần ở những tuần tiếp theo.
IgG giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng nhưng nó sẽ xuất hiện muộn hơn IgM. Nếu người được chủng ngừa vaccine và/hoặc hiện không nhiễm bệnh có kết quả xét nghiệm IgG dương tính chứng tỏ cơ thể đã miễn dịch với virus quai bị. Trường hợp không xuất hiện đồng thời IgM, IgG chứng tỏ bạn không bị nhiễm bệnh và cũng chưa có kháng thể miễn dịch với virus.
Nuôi cấy virus hay các xét nghiệm vật liệu di truyền của virus
Phương pháp này chỉ giúp xác định tình trạng bệnh chứ không thể khẳng định khả năng miễn dịch của một người.
Nuôi cấy virus: Nuôi cấy virus quai bị cho ra kết quả dương tính nghĩa là người đó đang nhiễm bệnh.
Xét nghiệm RT – PCR: Hình thức xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện và xác định các chủng di truyền của virus.
Trong những trường hợp nghi nhiễm virus quai bị, xét nghiệm tổng phân tích máu ngoại vi cũng được thực hiện. Kết quả tổng phân tích máu thường có bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính giảm.
Bên cạnh các hình thức xét nghiệm kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm khác để hỗ trợ chẩn đoán quai bị, ví dụ như: Xét nghiệm dịch não, nước tiểu, nước bọt, phản ứng trung hòa đám hoại tử,…
Khi nào nên làm xét nghiệm quai bị tại nhà?
Xét nghiệm quai bị tại nhà nên được tiến hành trong một số trường hợp sau:
Cần xác định xem cơ thể có khả năng miễn dịch với virus quai bị hay không.
Khi xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh quai bị.
Đã từng tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị và đang sốt, có dấu hiệu tương tự.
Cách điều trị và phòng ngừa quai bị
Đa khoa Phương Nam đã chia sẻ đến bạn một số thông tin về hình thức xét nghiệm quai bị. Vậy cách điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?
Điều trị bệnh
Kể từ lúc phát hiện bệnh, cần cách ly 2 tuần.
Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, vệ sinh răng miệng, giảm đau tại chỗ bằng cách chườm ấm vùng bị sưng, uống thuốc hạ sốt, uống nhiều nước hơn (tránh loại có vị chua).
Kiêng nước lạnh và gió vì nó có thể làm vùng quai bị sưng to, đau nhức hơn.
Trong trường hợp bị viêm tinh hoàn, bệnh nhân cần hạn chế vận động, nghỉ ngơi nhiều hơn và mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau.
Dùng Corticoid đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Khi khởi đầu cần dùng liều lớn (60 mg Prednisolon) rồi giảm dần trong 7 – 10 ngày. Nếu tinh hoàn bị chèn ép nhiều thì cần tiến hành phẫu thuật giải áp.
Phòng ngừa
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh quai bị tốt nhất hiện nay. Vaccine sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể để chống lại bệnh quai bị. Với trẻ em, nếu bắt đầu tiêm từ lúc 9 tháng tuổi thì cần thực hiện 3 lần. Lần 1 (9 tháng ), lần 2 (sau lần 1 sáu tháng), lần 3 (4 – 12 tuổi). Trường hợp bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi thì cần thực hiện 2 lần. Lần 1 (12 tháng) và lần 2 (4 – 12 tuổi).
Tiêm chủng khẩn cấp sẽ được chỉ định cho người lớn, trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi nếu đã tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa chủng ngừa vaccine cũng như chưa nhiễm bệnh lần nào. Nếu không có chống chỉ định, vaccine cần được tiêm không muộn quá 72 giờ kể từ lúc tiếp xúc với người bệnh.
Có thể phòng ngừa quai bị thụ động với Globulin miễn dịch, áp dụng với người đã tiếp xúc với virus quai bị nhưng chưa được tiêm vaccine.
Tiến hành cách ly người bệnh quai bị tại nhà từ 9 – 10 ngày cho đến khi khỏi hẳn, không còn khả năng lây nhiễm.
Tóm lại, xét nghiệm quai bị có vai trò vô cùng quan trọng. Bạn có thể đăng ký dùng dịch vụ xét nghiệm quai bị tại nhà để sắp xếp được thời gian một cách chủ động hơn. Tất cả mọi người cũng cần phòng ngừa bệnh quai bị bằng cách chủng ngừa vaccine từ sớm. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698 nhé!