Xét Nghiệm Sán Lá Gan – Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Khoa tiêu hoá > Xét Nghiệm Sán Lá Gan – Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Năm 11, 2022

Sán lá gan là loại ký sinh trùng ký sinh ở nhiều bộ phận trên cơ thể người. Để có thể phát hiện loại ký sinh trùng này, người ta cần tiến hành xét nghiệm sán lá gan. Vậy xét nghiệm sán lá gan gồm những gì? Chi phí cụ thể ra sao? Làm sao để phòng ngừa nguy cơ nhiễm sán lá gan hiệu quả? Hãy cùng tìm lời giải đáp chi tiết cho những vấn đề trên trong bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chung về bệnh sán lá gan

Trước khi đi sâu vào xét nghiệm sán lá gan, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin tổng quan về bệnh sán lá gan nhé!

1/ Sán lá gan là gì, có mấy loại?

Sán lá gan là một loại ký sinh trùng, sống ký sinh ở nhiều cơ quan trên cơ thể động vật. Loại sán này dễ xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, sau đó ký sinh và gây nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Sán lá gan gồm có 2 loại gồm sán lá gan nhỏ (xuất hiện nhiều ở miền Bắc) và sán là gan lớn (xuất hiện nhiều ở miền Trung và Tây nguyên).

2/ Nguyên nhân bệnh sán lá gan

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sán lá gan là do sử dụng nguồn nước bẩn hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Bởi các loại nang trứng hoặc ấu trùng của sán lá gan sẽ theo nước hay thực phẩm bẩn đi vào đường tiêu hóa, tiến hành tách vỏ khi đến tá tràng hay dạ dày và cuối cùng di chuyển đến gan cũng như cơ quan khác để ký sinh, gây bệnh.

Lúc này, cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra những kháng thể nhằm mục đích tiêu diệt sán lá gan, những kháng thể này hòa tan vào máu. Vì vậy, nếu xét nghiệm sán lá gan, sẽ rất dễ để tìm ra bệnh.

Tìm hiểu chung về bệnh sán lá gan
Sán lá gan có khả năng gây nhiều bệnh lý nguy hiểm cho con người và động vật.

3/ Các triệu chứng của bệnh sán lá gan

Thực tế thì rất khó phát hiện bệnh sán lá gan ở người bởi nó không có triệu chứng đặc trưng. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy đến cơ sở y tế để thăm khám ngay nhé!

  • Vùng gan thường xuyên bị, cơn đau có thể kéo dài hoặc ngắt quãng.
  • Da bị vàng hoặc tái xanh.
  • Sốt nhẹ, ra mồ hôi lạnh, đau đầu không rõ nguyên nhân.
  • Hay bị đau bụng, chán ăn, buồn nôn, ăn không tiêu, đầy hơi.

4/ Sán lá gan kí sinh ở đâu khi vào cơ thể

Sán lá gan sau khi vào cơ thể sẽ ký sinh trực tiếp trong gan bằng cách xuyên qua tá tràng và vào khoang phúc mạc. Ở đây, sán sẽ tiếp tục đâm thủng mô bao gan, tiến vào nhu mô gan. Ngoài ra, chúng còn di chuyển đến ký sinh ở những bộ phận khác của cơ thể như khớp, vú, dạ dày, thành bụng hay ruột. Đặc biệt, sán lá gan có thể chui vào túi mạch để đẻ trứng.

Người bị nhiễm sán lá gan nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xét nghiệm sán lá gan
Sán lá gan ký sinh nhiều ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể.

Các xét nghiệm sán lá gan ở người

Để kiểm tra, phát hiện sán lá gan trong cơ thể người, bác sĩ sẽ tiến hành nhiều loại xét nghiệm khác nhau, cụ thể như sau:

Xét nghiệm phân tìm trứng sán: Đây là kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng sán để chẩn đoán tình trạng nhiễm sán lá gan. Tính chính xác của phương pháp này do thời gian nhiễm bệnh cũng như nhiều yếu tố khác quyết định. Bởi nếu chỉ mới nhiễm sán lá gan từ 3 – 4 tuần thì rất khó để xét nghiệm thấy sán trong phân. Thường thì trừ phi thời gian nhiễm sán lá gan lên đến 3 hoặc 4 tháng thì mới có khả năng tìm thấy sán ở phân. Ngoài ra, không phải trường trường hợp nào cũng có trứng sán trong phân của người nhiễm sán lá gan.

Xét nghiệm sinh hóa máu và huyết học toàn phần: Tỉ lệ bạch cầu trong cơ thể sẽ giúp phản ánh tình trạng sức khỏe của con người. Bởi nếu cơ thể bị vi trùng, vi khuẩn hay virus tấn cống, lượng bạch cầu sẽ tự động tăng lên để bảo vệ cơ thể, loại bỏ tác nhân gây bệnh. Vì thế, xét nghiệm sinh hóa và huyết học sẽ giúp bác sĩ đánh giá bệnh sán lá gan hiệu quả. Thường thì nếu lượng bạch cầu trong máu nhiều hơn 10.000/mm3 hoặc cao đến 30.000 mm3 thì có nghĩa cơ thể đang bị ấu trùng xâm nhập.

Hút dịch tá tràng – dịch mật thông qua ống nội soi mềm tìm trứng sán: Xét nghiệm tiếp theo thường được tiến hành để tìm kiếm trứng sán lá gan đó là hút dịch tá tràng, dịch mạch bằng ống nội soi. Dịch tá tràng hay dịch mật sẽ được phân tích và quan sát bằng kính hiển vi, nên có thể thấy hình ảnh sán lá gan một cách rõ ràng nếu có. Xét nghiệm này thường được thực hiện nếu kết quả xét nghiệm Elisa cùng với khám lâm sàng không đồng nhất.

Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật miễn dịch (ELISA): Xét nghiệm này nhằm mục đích tìm kháng thể trong huyết thanh của người bệnh. Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến khi xét nghiệm chẩn đoán sán lá gan lớn xét nghiệm sán lá gan nhỏ, bởi nhất bởi cho kết quả chuẩn xác, nhanh chóng.

Ngoài các xét nghiệm trên, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành thêm một số kỹ thuật khác để đảm bảo kết quả chẩn đoán chính xác hơn như siêu âm, chụp x quang, chụp CT, chụp MRI,…

Xét nghiệm sán lá gan -1
Có nhiều phương pháp xét nghiệm sán lá gan.

Xét nghiệm sán lá gan bao nhiêu tiền?

Chi phí xét nghiệm sán lá gan phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như loại xét nghiệm, cơ sở y tế, phương pháp xét nghiệm,… Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng, bởi theo khảo sát chung, mức giá xét nghiệm sán lá gan không quá cao, chỉ dao động từ 140.000 – 300.000 VNĐ.

Tốt nhất, bạn hãy gọi điện đến cơ sở y tế để xin tư vấn về chi phí hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 633 698 để được báo giá cụ thể nhé!

Xét nghiệm sán lá gan bao nhiêu tiền?
Chi phí xét nghiệm sán lá gan dao động từ 140.000 – 300.000 VNĐ.

Xét nghiệm sán lá gan ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ y tế thực hiện xét nghiệm sán lá gan, tuy nhiên, bạn cần chọn một cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm. Bởi như vậy mới đảm bảo an toàn, cho kết quả chuẩn xác, tránh được những vấn đề không mong muốn.

Đa khoa Phương Nam hiện là địa chỉ xét nghiệm sán lá gan uy tín, được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Đặc biệt, tại đây còn hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật mà ít cơ sở nào đáp ứng được như:

Quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, tốt nghiệp từ nhiều trường y danh tiếng.

Trang thiết bị, hệ thống xét nghiệm hiện đại, tân tiến, nhập khẩu từ nước ngoài. Đảm bảo kết quả chuẩn xác.

Quy trình xét nghiệm chuyên nghiệp, nhanh chóng, an toàn, không phải chờ đợi.

Chi phí xét nghiệm hợp lý, bảng giá công khai, không phát sinh. Tư vấn tận tình, chu đáo.

Xét nghiệm sán lá gan ở đâu?
Đa khoa Phương Nam là địa chỉ xét nghiệm sán lá gan uy tín.

Các biện pháp điều trị sán lá gan hiệu quả

Sau khi xét nghiệm sán lá gan và phát hiện “dương tính” với loại ký sinh trùng này, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp điều trị hiệu quả tùy vào mức độ, tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:

  • Với trường hợp bệnh nhẹ, mới nhiễm, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu diệt ký sinh trùng đặc hiệu kết hợp với điều trị nội khoa.
  • Trường hợp bệnh nhân nhiễm sán nặng, phát hiện ở giai đoạn muộn, đã bị tổn thương gan, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ mô gan bị tổn thương.
Các biện pháp điều trị sán lá gan hiệu quả
Tùy vào tình trạng nhiễm sán lá gan, người bệnh sẽ được áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả.

Đối tượng có nguy cơ nhiễm sán lá gan

Ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh sán lá gan nếu như không lưu ý kỹ về vấn đề ăn uống. Đặc biệt, những nhóm đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ nhiễm sán lá gan cao hơn so với những người khác, vì vậy, cần hết sức cẩn trọng:

  • Người sử dụng nguồn nước bẩn, thiếu nước sạch.
  • Người ở gần nơi chăn nuôi gia súc, gia cầm.
  • Người thường xuyên ăn thực phẩm sống như rau sống, tiết canh, nem chua,…
  • Người thường xuyên ăn nội tạng động vật,…

Ngoài ra, theo thống kê thì tỉ lệ nữ giới bị nhiễm sán lá gan cao gấp 2 lần so với nam giới, vì vậy, chị em đừng chủ quan nhé!

Đối tượng có nguy cơ nhiễm sán lá gan 
Người thường xuyên ăn tiết canh rất dễ nhiễm sán lá gan.

Phòng ngừa bệnh sán lá gan ở người

Để phòng ngừa bệnh sán lá gan ở người hiệu quả cũng như bảo vệ sức khỏe toàn diện, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các thực phẩm sống, chưa chế biến kỹ.
  • Không sử dụng nước bẩn, cần dùng nước sạch để uống và nấu ăn.
  • Tiến hành xổ giun định kỳ 6 tháng/lần.
  • Nên xây chuông gia súc, gia cầm ở xa nhà ở.
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn uống.
Phòng ngừa bệnh sán lá gan ở người
Xổ giun định kỳ 6 tháng/lần.

Mong rằng những thông tin trên đây về xét nghiệm sán lá gan sẽ hữu ích với bạn, nếu còn thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 633 698 hoặc 0868 666 968 của Đa khoa Phương Nam để được giải đáp tận tình hơn nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người