Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 1, 2022
Mục Lục Bài Viết
Dưới đây là một số xét nghiệm trước khi sinh thường, sinh mổ, cụ thể gồm có:
Bất kỳ mẹ bầu nào trước khi sinh cũng phải tiến hành xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm máu cho biết 3 chỉ số quan trọng là Hematocrit, Hemoglobin và số lượng tiểu cầu của thai phụ.
Hemoglobin là một loại Protein trong máu, có khả năng cung cấp Oxy cho các tế bào. Hematocrit là dung tích hồng cầu có trong cơ thể. Hàm lượng Hematocrit, Hemoglobin thấp chính là dấu hiệu cảnh báo thai phụ đang bị thiếu máu và Sắt. Điều này tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Do đó mẹ bầu cần bổ sung gấp đôi lượng Sắt để đưa Oxy vào hồng cầu. Xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện những bệnh lý lây qua đường tình dục như giang mai, viêm gan B, C, HIV,…
Một số mẹ bầu cần được truyền máu khi sinh. Do đó, việc xét nghiệm trước khi sinh để biết nhóm máu của thai phụ có vai trò rất quan trọng. Xét nghiệm này cũng có thể kiểm tra được yếu tố Rh trong máu. Vì nếu nhóm máu của mẹ và bé khi sinh ra không tương thích sẽ rất nguy hiểm. Thế nên nếu biết được vấn đề này từ sớm, bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và mẹ.
Mẹ bầu bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu, giang mai,… có thể truyền sang cho con trong lúc mang thai hoặc sinh nở. Do đó, xét nghiệm trước khi sinh để tầm soát những bệnh lý này là điều nhất định phải thực hiện.
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được áp dụng phổ biến. Thậm chí trong quá trình mang thai, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ bầu thực hiện nhiều lần. Xét nghiệm này sẽ đưa ra chỉ số đường huyết trong máu. Qua đó, bác sĩ chẩn đoán và đánh giá được thai phụ có đang hoặc đối mặt với nguy cơ bị béo phì, tiểu đường hay không. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đặc biệt cần thiết với mẹ bầu có tiền sử gia đình hoặc bản thân mắc phải những bệnh lý kể trên.
Xét nghiệm Streptococcus B (GBS hay liên cầu nhóm B) được tiến hành ở giữa tuần 33 – 35 của thai kỳ. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể tìm thấy trong trực tràng hoặc âm đạo của mẹ bầu. Do đó, đây là xét nghiệm trước khi sinh quan trọng phải thực hiện.
Toxoplasmosis là bệnh lý nhiễm trùng ký sinh có thể gây ra một số triệu chứng như cúm. Hầu hết các biểu hiện đều không phát triển. Toxoplasmosis có thể lây truyền sang thai nhi. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây thai lưu hoặc sảy thai dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó, mẹ bầu cần được kiểm tra kháng thể Toxoplasmosis trong lần khám thai đầu tiên để bác sĩ có thể phát hiện và xử lý kịp thời.
Trong lúc mang thai, chị em thường đi tiểu nhiều hơn bình thường. Thế nên mẹ bầu cũng cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Loại xét nghiệm này giúp chị em tầm soát dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua những chỉ số dư Glucose có trong nước tiểu.
Tiểu đường có khả năng tác động lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Thế nhưng chúng ta vẫn có thể điều chỉnh được thông qua hoạt động thể chất và chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng giúp mẹ bầu tầm soát một số nguy cơ đặc thù như tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu, thiếu hụt Carbohydrate,…
Triple Test và Double Test là hai loại xét nghiệm có độ tin cậy, an toàn cao. Chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ bầu là có thể thực hiện được. Qua đó hỗ trợ tầm soát nguy cơ thai nhi bị dị tật bẩm sinh, không có não, mắc hội chứng Down. Double Test được chỉ định ở tuần thai 12 – 15. Mẹ bầu cần thực hiện Triple Test tại tuần 16 – 18 của thai kỳ. Cả hai xét nghiệm trên đều rất đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Virus Cytomegalo gây ra bệnh nhiễm trùng bào thai CMV. Nếu chị em mắc bệnh trong quá trình mang thai có thể lây sang cho con. Trẻ sơ sinh có thể gặp những biến chứng nặng nề khi bị nhiễm CMV từ mẹ, ví dụ như bệnh vàng da, lách to, điếc, sọ nhỏ, chậm phát triển trí tuệ,… Trong thai kỳ, xét nghiệm CMV có vai trò rất cần thiết. Bác sĩ có thể xác định được tình trạng nhiễm trùng bào thai và dấu hiệu bị bệnh của mẹ bầu.
Kiểm tra, sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh trong thai kỳ sẽ chỉ ra những vấn đề sức khỏe của mẹ bầu:
Ngoài ra, sàng lọc, xét nghiệm trước khi sinh còn giúp bác sĩ biết được tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi:
Bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, dị tật bẩm sinh cũng có thể xảy ra với bé. Do đó, xét nghiệm sàng lọc đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp phát hiện những dị tật ở thai nhi từ sớm cũng như các bệnh lý của mẹ bầu. Điều này hỗ trợ con yêu ra đời thuận lợi, khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị một số bệnh về sau và nâng cao chất lượng nòi giống.
Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm trước khi sinh:
Xét nghiệm sàng lọc dành cho mẹ bầu thường là phương pháp không xâm lấn. Do đó, thai phụ không cần kiêng cữ hay nhịn ăn. Mẹ bầu có thể thực hiện xét nghiệm theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng trước khi tiến hành xét nghiệm, mẹ bầu hãy tuyệt đối tuân thủ theo.
Chi phí xét nghiệm trước khi sinh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể gồm có: Phương pháp thực hiện, gói xét nghiệm mẹ bầu đăng ký, điều kiện tại cơ sở y tế, trình độ của bác sĩ,… Do đó, tùy vào nhu cầu và khả năng tài chính, thai phụ hãy chọn dịch vụ xét nghiệm trước khi sinh với mức giá phù hợp. Mẹ bầu có thể tham khảo chi phí của một số hình thức xét nghiệm, sàng lọc dưới đây:
Lưu ý, những chi phí trên chỉ mang tính tham khảo. Mỗi cơ sở y tế sẽ đề ra mức giá khác nhau.
Bác sĩ cho biết mẹ bầu không cần nhịn ăn khi xét nghiệm dị tật thai nhi. Ngược lại, thai phụ nên ăn uống đầy đủ để ngăn ngừa trường hợp bị tụt huyết áp khi lấy máu. Vì thức ăn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành năng lượng, không ảnh hưởng gì đến mức độ chính xác của các thông số.
Virus HIV có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. Thông qua việc xét nghiệm máu của mẹ bầu trước khi sinh hoàn toàn có thể phát hiện HIV. Loại xét nghiệm này có vai trò rất quan trọng và hầu như được xem là hình thức sàng lọc bắt buộc trong tất cả những trường hợp mang thai.