Xét Nghiệm U Tuyến Yên Cần Thiết Hơn Bạn Nghĩ!

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Nội tiết > Xét Nghiệm U Tuyến Yên Cần Thiết Hơn Bạn Nghĩ!

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 24, 2022

U tuyến yên là bệnh lý nguy hiểm, tác động lớn đến sức khỏe nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó, xét nghiệm u tuyến yên là hình thức tầm soát bệnh quan trọng, giúp bác sĩ thăm dò hình thái cũng như chức năng của tuyến yên. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này bạn nhé!

Tuyến yên và bệnh u tuyến yên

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm u tuyến yên, chúng ta cần biết bệnh lý này là gì. Tuyến yên là tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước tương tự hạt đậu. Tuyến yên giữ vai trò điều hòa bài tiết Hormone được sinh ra từ những tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận. Ngoài ra, tuyến yên còn sản sinh ra một số loại Hormone quan trọng khác, ảnh hưởng đến xương và vú, ví dụ như: Hormone tăng tiết sữa Prolactin, Hormone kích thích tuyến giáp, Hormone kích thích vỏ thượng thận, Hormone tăng trưởng. 

U tuyến yên là tình trạng bệnh xuất hiện khối u bên trong tuyến yên, tác động đến chức năng và hoạt động của tuyến yên. Khối u phát triển, gia tăng kích thước sẽ hủy hoại dần các tế bào chức năng và tế bào sản xuất Hormone. 

Hiện nay, giới y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến yên. Chỉ có một số trường hợp u tuyến yên được nhận định là do di truyền, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh khổng lồ. Mặc dù u tuyến yên thường là lành tính nhưng nó sẽ phát triển và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm.

xet-nghiem-u-tuyen-yen-1
U tuyến yên là tình trạng bệnh xuất hiện khối u bên trong tuyến yên

Triệu chứng của bệnh u tuyến yên

Đa số bệnh nhân phát hiện bị u tuyến yên thông qua việc thăm khám, xét nghiệm khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Triệu chứng của bệnh u tuyến yên khá đa dạng, phụ thuộc vào vị trí, mức độ phát triển, kích thước và loại nội tiết do khối u tiết ra. Theo đó, u tuyến yên thường gây ra các nhóm 3 dấu hiệu điển hình dưới đây:

Rối loạn nội tiết

  • Tăng tiết Prolactin: Khiến nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, chậm kinh, vô sinh, tiết sữa bất thường ở vú (khi không mang thai). Ở phái mạnh, gây ra tình trạng giảm hoặc mất cương, bất lực, ham muốn tình dục suy giảm. Người mắc bệnh u tuyến yên gặp phải những dấu hiệu này khi xét nghiệm sẽ thấy nồng độ Prolactin cao.
  • Tăng tiết Growth Hormone: Nó khiến bệnh nhân bị rối loạn phát triển cơ thể thông qua các dấu hiệu như da thô, to đầu chi, trán rộng, môi dày, cằm rộng, mặt to, trán dô, ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân to bất thường,… Bệnh nhân bị u tuyến yên tăng tiết Growth Hormone có gương mặt rất đặc trưng. Do đó, bác sĩ có thể dễ dàng nhận ra và tiến hành chẩn đoán bệnh.
  • Tăng tiết ACTH dẫn đến bệnh Cushing: Khiến bệnh nhân bị tăng cân, bụng to, tay chân nhỏ, cơ nhão, xuất hiện vết rạn ở tay, bụng, đùi,…
  • Suy tuyến yên: Khối u tuyến yên lớn không tăng tiết sẽ chèn ép lên những tế bào tuyến yên bình thường. Từ đó làm giảm tiết nội tiết tố và suy tuyến yên. Bệnh nhân sẽ gặp phải những dấu hiệu như da khô, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, vô sinh, bất lực, rụng lông, chậm dậy thì ở trẻ em,… Nếu u tuyến yên chảy máu tức là người bệnh có dấu hiệu bị suy tuyến cấp. Triệu chứng biểu hiện gồm có đau đầu, nhìn mờ nhanh. Lúc này cần tiến hành cấp cứu ngoại khoa thần kinh. 

Rối loạn nhìn

Tuyến yên nằm ở hố yên, bên dưới vị trí giao thoa thị giác. Đây là nơi hai dây thần kinh thị giác bắt chéo. Khi khối u phát triển và chèn ép sẽ gây ra tình trạng rối loạn nhìn. Người bệnh có triệu chứng nhìn mờ, bán manh (chỉ quan sát được phía ngoài hoặc trong). 

Khi xuất hiện triệu chứng bán manh, bệnh nhân chỉ thấy được vật ngay trước mặt, không thể quan sát vật phía trong hoặc vùng ngoài thái dương. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu bán manh nhưng không phát hiện ra. Bên cạnh đó, nếu u tuyến yên xâm lấn sang vùng xoang tĩnh mạch hang, dây thần kinh 3, 4, 5 bị chèn ép sẽ gây tê bì mặt, lác mắt, nhìn đôi,… 

Tăng áp lực trong sọ

Khối u tăng kích thước khiến sọ bị chèn ép, làm gia tăng áp lực, đặc biệt là các dấu hiệu như hôn mê, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn, hôn mê,…

xet-nghiem-u-tuyen-yen-2
Rối loạn nhìn là triệu chứng của bệnh u tuyến yên

Xét nghiệm u tuyến yên là gì?

Xét nghiệm u tuyến yên gồm một số xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích phát hiện sự hình thành và phát triển của khối u nằm bên trong tuyến yên. Tuyến yên là tuyến nội tiết nằm ở nền sọ. Nó giữ vai trò điều hòa bài tiết của những loại Hormone do các tuyến như thượng thận, tuyến giáp sản xuất ra. 

Khi nào cần làm xét nghiệm u tuyến yên?

Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhất là người già. Tùy thuộc vào mức độ, vị trí, kích thước, loại nội tiết tố mà bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong đó, bệnh nhân nên làm xét nghiệm u tuyến yên khi gặp 3 nhóm dấu hiệu dưới đây:

  • Rối loạn nội tiết.
  • Rối loạn thị giác.
  • Tăng áp lực trong sọ.

Các nhóm triệu chứng này đã được Đa khoa Phương Nam chia sẻ chi tiết ở phần trên. Vậy xét nghiệm u tuyến yên để chẩn đoán bệnh như thế nào?

xet-nghiem-u-tuyen-yen-3
Khi nào cần làm xét nghiệm u tuyến yên?

Xét nghiệm u tuyến yên để chẩn đoán bệnh như thế nào?

Thăm khám lâm sàng ghi nhận được một số vấn đề về rối loạn thị giác, điển hình như mất thị giác ở các vùng của thị trường hoặc mất thị trường ngoại vi. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường chỉ định những hình thức xét nghiệm u tuyến yên dưới đây:

  • Đo lường nồng độ Hormone trong cơ thể bằng hình thức xét nghiệm nước tiểu, mẫu máu.
  • Áp dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để tìm ra và đo kích thước khối u.

Các xét nghiệm về chức năng nội tiết

Xét nghiệm nước tiểu và máu để đánh giá hoạt động, chức năng của tuyến yên có bình thường hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về tình trạng bệnh lý. 

Lượng Corticol: 

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm ức chế bằng Dexamethasone giúp đánh giá một phần tính đặc hiệu của trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận.
  • Xét nghiệm Cortisol nước tiểu.

Lượng Hormone tuyến giáp: TSH, T4 tự do.

Lượng Estradiol/Testosterone máu.

Lượng Prolactin máu.

Lượng Luteinizing Hormone (LH) được tiết ra bởi thùy trước của tuyến yên, kích thích tiết Androgen ở nam giới và sự rụng trứng ở nữ giới. 

Lượng yếu tố tăng trưởng Insulin.

Lượng Hormone kích thích nang noãn (FSH).

Các xét nghiệm khác

Để xác định được những tổn thương thường gặp ở vùng thị giác, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra thị lực của bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ để xác định kích thước, vị trí của khối u. 

xet-nghiem-u-tuyen-yen-4
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện xét nghiệm u tuyến yên để chẩn đoán

Kết quả xét nghiệm u tuyến yên nói lên điều gì?

U tuyến yên thông thường không phải là ung thư. Do đó nó không di căn đến những bộ phận khác. Chúng có thể chèn ép lên các mạch máu não, thần kinh quan trọng khi phát triển đến một kích thước nhất định. Tùy thuộc vào tính chất và kích thước của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị khác nhau sau khi làm xét nghiệm u tuyến yên. 

Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u thường rất cần thiết. Nhất là khi khối u chèn ép lên thần kinh thị giác. Để giảm thể tích khối u, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân xạ trị. Đôi khi sẽ kết hợp phẫu thuật với xạ trị hoặc chỉ xạ trị ở những ca bệnh không thể can thiệp cắt bỏ khối u.

Các biến chứng có thể gặp và biện pháp phòng ngừa bệnh u tuyến yên là gì?

Tình trạng mất thị lực hoàn toàn là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gặp. Nó sẽ xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng. Việc phẫu thuật hoặc chính khối u có thể dẫn đến việc mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Lúc này bệnh nhân cần được điều trị bằng liệu pháp bổ sung Hormone. Để phòng ngừa bệnh, bạn phải điều chỉnh phong cách sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:

  • Để kịp thời phát hiện bệnh, bạn cần thăm khám định kỳ thường xuyên. Nếu đã mắc bệnh, bạn cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ.
  • Không tự ý dùng một số loại thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi có bất kỳ triệu chứng nào, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín thăm khám ngay.

Đa phần các bệnh lý không có dấu hiệu điển hình rõ rệt ngay ở giai đoạn đầu sẽ được phát hiện thông qua các kỳ khám sức khỏe. Đối với việc xét nghiệm u tuyến yên nói riêng, bạn nên đến cơ sở y tế thực hiện khi gặp biểu hiện bất thường về thị giác, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn.

xet-nghiem-u-tuyen-yen-5
Bạn nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm khi gặp biểu hiện bất thường

Tóm lại, xét nghiệm u tuyến yên mang đến nhiều công dụng hữu ích. Nếu bạn đang gặp phải một số triệu chứng của bệnh u tuyến yên thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán nhé. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ