Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 8, 2022
Mục Lục Bài Viết
Cortisol (Glucocorticoid) là Hormone được sản xuất tại vỏ thượng thận để thực hiện một số chức năng dưới đây:
Nồng độ Cortisol trong máu cũng góp phần cung cấp thêm những thông tin quan trọng liên quan đến chức năng của vỏ thượng thận. Thông thường, vỏ thượng thận sẽ bài xuất Cortisol thay đổi theo nhịp ngày đêm. Vào khoảng 6 – 8 giờ sáng, nồng độ trong máu sẽ đạt đỉnh điểm. Nồng độ Cortisol ở mức thấp nhất vào ban đêm.
Hầu hết Cortisol có trong cơ thể được gắn với Albumin và Globulin. Ước tính chỉ 5 – 10% Cortisol là tự do nên được thận lọc và thải qua nước tiểu. Định lượng Cortisol niệu giúp xác định hàm lượng Cortisol tự do trong nước tiểu 24 giờ và dùng để đánh giá chức năng của thượng thận.
Xét nghiệm Cortisol niệu còn góp phần cung cấp thêm bằng chứng trực tiếp và đáng tin cậy về tình trạng bài xuất Cortisol của tuyến thượng thận. Thông thường, sự gia tăng hay sụt giảm của nồng độ Cortisol niệu và trong máu sẽ tỷ lệ thuận với nhau.
Cortisol được tạo ra bởi tuyến thượng thận (hai tuyến nhỏ nằm ở phía trên của thận). Xét nghiệm Cortisol được thực hiện nhằm mục đích đo nồng độ chất Cortisol có trong máu, nước bọt hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, đo Cortisol trong máu là phương pháp phổ biến nhất. Nếu nồng độ Cortisol quá thấp hoặc quá cao, nghĩa là bệnh nhân đang gặp một vấn đề rối loạn ở tuyến thượng thận. Các rối loạn này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nồng độ Cortisol được đánh giá là bình thường trong các khoảng giá trị dưới đây:
Nếu nồng độ Cortisol trong máu gia tăng vượt quá những khoảng giá trị bình thường có thể là do:
Trường hợp nồng độ Cortisol thấp hơn so với mức bình thường có thể là do một vài nguyên nhân dưới đây:
Xét nghiệm Cortisol trong máu được tiến hành để kiểm tra mức độ sản xuất chất này liệu có đang quá thấp hay cao vượt mức bình thường hay không. Một vài rối loạn nhất định như hội chứng Cushing, bệnh Addison (suy tuyến thượng thận),… sẽ ảnh hưởng đến hàm lượng Cortisol được sản xuất ra. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm này trong việc chẩn đoán những bệnh lý trên cũng như hỗ trợ đánh giá hoạt động của tuyến yên và tuyến thượng thận.
Do đó, bạn có thể được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm Cortisol trong máu nếu gặp những triệu chứng gợi ý của hội chứng Cushing như:
Xét nghiệm này cũng được ứng dụng để chẩn đoán bệnh Addison khi bạn đối mặt với những dấu hiệu gợi ý như:
Đôi khi hiện tượng giảm sản xuất Cortisol có thể kết hợp với tình trạng stress gây ra bệnh suy tuyến thượng thận và đe dọa đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời. Một số triệu chứng điển hình gồm có:
Xét nghiệm Cortisol được dùng để chẩn đoán hội chứng Cushing: Trong trường độ nồng độ Cortisol gia tăng vào lúc 7 – 10 giờ sáng. Bên cạnh đó, Cortisol cũng tăng tương ứng thậm chí còn cao hơn vào 16 – 20 giờ cũng là một trong những gợi ý chẩn đoán.
Xét nghiệm Cortisol cũng được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh suy thượng thận. Lúc này, lượng Cortisol máu vào buổi sáng sẽ thấp. Xét nghiệm cũng giúp bác sĩ phân biệt tình trạng suy thượng thận tiên phát và thứ phát khi kết hợp cùng nồng độ ACTH.
Nồng độ Cortisol niệu gia tăng bất thường là bằng chứng gợi ý trong việc chẩn đoán bệnh cường thượng thận. Xét nghiệm Cortisol niệu cũng giữ vai trò quan trọng và hữu ích, giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả chữa trị một số bệnh lý ở tuyến thượng thận.
Mặc dù Cortisol tồn tại trong hầu hết các loại dịch của cơ thể như nước bọt, nước tiểu, máu nhưng việc định lượng nồng độ Cortisol thường được tiến hành ở dạng xét nghiệm máu. Điều dưỡng sẽ lấy bệnh phẩm tương tự như với những hình thức xét nghiệm máu khác.
Mẫu máu sẽ được lấy từ tĩnh mạch ở cẳng tay hoặc cánh tay của bệnh nhân. Sau đó điều dưỡng tiến hành cho vào ống nghiệm với chất bảo quản phù hợp. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm sẽ xếp các ống nghiệm vào máy khi đã thu thập đủ bệnh phẩm cho một lần vận hành. Toàn bộ quy trình tiếp theo sẽ được máy tự động thực hiện cho đến khi in ra kết quả.
Thời điểm lấy máu để xét nghiệm đo lường Hormone Cortisol rất quan trọng, vì nồng độ của nó trong cơ thể sẽ thay đổi tại mỗi thời điểm trong suốt cả ngày. Thậm chí còn ảnh hưởng đến những kết luận về sau. Xét nghiệm máu Cortisol thường được tiến hành 2 lần/ngày trong thực hành lâm sàng. Cụ thể là vào buổi sáng khi thức dậy với nồng độ Cortisol ở mức cao nhất. Sau đó thực hiện thêm lần nữa vào khoảng 4 giờ chiều khi mức độ Cortisol đang đạt đỉnh cao thứ 2 nhưng sẽ thấp hơn nhiều so với lần đầu tiên.
Ngoài ra, sự lo lắng, căng thẳng quá mức có thể làm Cortisol gia tăng “giả tạo”. Do đó, bệnh nhân cần được tư vấn cụ thể về quy trình xét nghiệm để có sự chuẩn bị, hợp tác tốt nhất, đặc biệt là phải nghỉ ngơi đầy đủ trước khi thực hiện. Đồng thời, để tránh làm kết quả bị nhiễu, máu phải được lấy khi bạn không mắc bệnh nặng như chấn thương, nhiễm trùng cũng như không quá no hay đói. Người bệnh cũng không nên hút thuốc lá, uống cà phê, rượu bia,… trước khi lấy mẫu.
Dưới đây là quy trình xét nghiệm Cortisol, bạn hãy tham khảo nhé:
Trước khi xét nghiệm Cortisol trong máu
Bác sĩ thường yêu cầu bạn làm xét nghiệm vào buổi sáng, không tập thể dục mạnh trong vòng 1 ngày trước lúc thực hiện. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải tạm dừng sử dụng một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả như:
Các bước lấy mẫu
Điều dưỡng sẽ lần lượt thực hiện theo các bước sau:
Sau khi thực hiện
Tay của bạn có thể bị cứng hoặc không cảm nhận được khi điều dưỡng đặt kim vào tĩnh mạch vì đang quấn băng. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi nhói khi lấy mẫu. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về quy trình xét nghiệm Cortisol, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ.
Xét nghiệm Cortisol trong máu thường được chỉ định để giúp bác sĩ phát hiện ra những bệnh lý như:
Nếu nồng độ Cortisol bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân chính xác, ví dụ như:
Bên cạnh đó, xét nghiệm Cortisol cũng được áp dụng để tìm ra những vấn đề khác ở tuyến yên hoặc thượng thận, điển hình là:
Bệnh nhân có thể được nhận định là mắc hội chứng Cushing nếu kết quả cho thấy nồng độ Cortisol trong máu cao. Ngược lại, nồng độ Cortisol thấp sẽ gợi ý bệnh Addison hoặc những vấn đề khác ảnh hưởng đến chức năng tuyến thượng thận.
Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm Cortisol không bình thường thì vẫn chưa chắn bạn đã mắc bệnh và cần phải chữa trị. Vì một vài yếu sẽ được bác sĩ xem xét thêm để biện luận như căng thẳng, nhiễm trùng và mang thai. Thậm chí, liệu pháp Hormone ngoại sinh, thuốc tránh thai,… cũng có thể làm mức Cortisol trong máu bị ảnh hưởng. Thế nên bác sĩ cần nắm rõ bệnh nhân đang dùng loại thuốc gì để đưa ra nhận định chính xác nhất.
Chi phí xét nghiệm Cortisol hiện nay dao động từ 170.000 – 200.000 đồng. Tuy nhiên mức giá này chỉ mang tính tham khảo, vì sẽ có sự khác biệt ở từng cơ sở y tế, phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:
Để nhận được tư vấn chính xác về mức giá xét nghiệm Cortisol, bạn hãy liên hệ trực tiếp với bệnh viện, phòng khám nhé.