Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 24, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm u tuyến yên, chúng ta cần biết bệnh lý này là gì. Tuyến yên là tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước tương tự hạt đậu. Tuyến yên giữ vai trò điều hòa bài tiết Hormone được sinh ra từ những tuyến nội tiết khác như tuyến giáp, tuyến thượng thận. Ngoài ra, tuyến yên còn sản sinh ra một số loại Hormone quan trọng khác, ảnh hưởng đến xương và vú, ví dụ như: Hormone tăng tiết sữa Prolactin, Hormone kích thích tuyến giáp, Hormone kích thích vỏ thượng thận, Hormone tăng trưởng.
U tuyến yên là tình trạng bệnh xuất hiện khối u bên trong tuyến yên, tác động đến chức năng và hoạt động của tuyến yên. Khối u phát triển, gia tăng kích thước sẽ hủy hoại dần các tế bào chức năng và tế bào sản xuất Hormone.
Hiện nay, giới y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến yên. Chỉ có một số trường hợp u tuyến yên được nhận định là do di truyền, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh khổng lồ. Mặc dù u tuyến yên thường là lành tính nhưng nó sẽ phát triển và gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Do đó, bệnh cần được phát hiện và chữa trị sớm.
Đa số bệnh nhân phát hiện bị u tuyến yên thông qua việc thăm khám, xét nghiệm khi xuất hiện dấu hiệu bất thường. Triệu chứng của bệnh u tuyến yên khá đa dạng, phụ thuộc vào vị trí, mức độ phát triển, kích thước và loại nội tiết do khối u tiết ra. Theo đó, u tuyến yên thường gây ra các nhóm 3 dấu hiệu điển hình dưới đây:
Tuyến yên nằm ở hố yên, bên dưới vị trí giao thoa thị giác. Đây là nơi hai dây thần kinh thị giác bắt chéo. Khi khối u phát triển và chèn ép sẽ gây ra tình trạng rối loạn nhìn. Người bệnh có triệu chứng nhìn mờ, bán manh (chỉ quan sát được phía ngoài hoặc trong).
Khi xuất hiện triệu chứng bán manh, bệnh nhân chỉ thấy được vật ngay trước mặt, không thể quan sát vật phía trong hoặc vùng ngoài thái dương. Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu bán manh nhưng không phát hiện ra. Bên cạnh đó, nếu u tuyến yên xâm lấn sang vùng xoang tĩnh mạch hang, dây thần kinh 3, 4, 5 bị chèn ép sẽ gây tê bì mặt, lác mắt, nhìn đôi,…
Khối u tăng kích thước khiến sọ bị chèn ép, làm gia tăng áp lực, đặc biệt là các dấu hiệu như hôn mê, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn, hôn mê,…
Xét nghiệm u tuyến yên gồm một số xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích phát hiện sự hình thành và phát triển của khối u nằm bên trong tuyến yên. Tuyến yên là tuyến nội tiết nằm ở nền sọ. Nó giữ vai trò điều hòa bài tiết của những loại Hormone do các tuyến như thượng thận, tuyến giáp sản xuất ra.
Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhất là người già. Tùy thuộc vào mức độ, vị trí, kích thước, loại nội tiết tố mà bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Trong đó, bệnh nhân nên làm xét nghiệm u tuyến yên khi gặp 3 nhóm dấu hiệu dưới đây:
Các nhóm triệu chứng này đã được Đa khoa Phương Nam chia sẻ chi tiết ở phần trên. Vậy xét nghiệm u tuyến yên để chẩn đoán bệnh như thế nào?
Thăm khám lâm sàng ghi nhận được một số vấn đề về rối loạn thị giác, điển hình như mất thị giác ở các vùng của thị trường hoặc mất thị trường ngoại vi. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ thường chỉ định những hình thức xét nghiệm u tuyến yên dưới đây:
Xét nghiệm nước tiểu và máu để đánh giá hoạt động, chức năng của tuyến yên có bình thường hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về tình trạng bệnh lý.
Lượng Corticol:
Lượng Hormone tuyến giáp: TSH, T4 tự do.
Lượng Estradiol/Testosterone máu.
Lượng Prolactin máu.
Lượng Luteinizing Hormone (LH) được tiết ra bởi thùy trước của tuyến yên, kích thích tiết Androgen ở nam giới và sự rụng trứng ở nữ giới.
Lượng yếu tố tăng trưởng Insulin.
Lượng Hormone kích thích nang noãn (FSH).
Để xác định được những tổn thương thường gặp ở vùng thị giác, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra thị lực của bệnh nhân. Chụp cộng hưởng từ để xác định kích thước, vị trí của khối u.
U tuyến yên thông thường không phải là ung thư. Do đó nó không di căn đến những bộ phận khác. Chúng có thể chèn ép lên các mạch máu não, thần kinh quan trọng khi phát triển đến một kích thước nhất định. Tùy thuộc vào tính chất và kích thước của khối u, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị khác nhau sau khi làm xét nghiệm u tuyến yên.
Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u thường rất cần thiết. Nhất là khi khối u chèn ép lên thần kinh thị giác. Để giảm thể tích khối u, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân xạ trị. Đôi khi sẽ kết hợp phẫu thuật với xạ trị hoặc chỉ xạ trị ở những ca bệnh không thể can thiệp cắt bỏ khối u.
Tình trạng mất thị lực hoàn toàn là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể gặp. Nó sẽ xảy ra khi thần kinh thị giác bị hủy hoại nặng. Việc phẫu thuật hoặc chính khối u có thể dẫn đến việc mất cân bằng nội tiết vĩnh viễn. Lúc này bệnh nhân cần được điều trị bằng liệu pháp bổ sung Hormone. Để phòng ngừa bệnh, bạn phải điều chỉnh phong cách sống và thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:
Đa phần các bệnh lý không có dấu hiệu điển hình rõ rệt ngay ở giai đoạn đầu sẽ được phát hiện thông qua các kỳ khám sức khỏe. Đối với việc xét nghiệm u tuyến yên nói riêng, bạn nên đến cơ sở y tế thực hiện khi gặp biểu hiện bất thường về thị giác, mệt mỏi, buồn nôn hoặc nôn.