Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 23, 2020
Mục Lục Bài Viết
Khi siêu âm phát hiện dị tật ống thần kinh, bác sĩ sẽ xác định mức độ tình trạng của não và tủy sống. Thai nhi bị dị tật bẩm sinh khi sinh ra có thể thay đổi hình dạng hoặc chức năng của một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể.
Ống thần kinh của em bé thường bắt đầu như một dải băng nhỏ và phát triển thành ống vào cuối tháng đầu tiên của thai kỳ. Nếu ống không phát triển hoàn thiện trong khoảng thời gian này, NTDs có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, bao gồm cả tử vong.
Hai bệnh lý phổ biến nhất của dị tật ống thần kinh là nứt đốt sống và thiếu não:
Tùy vào tình trạng bệnh, thông thường trẻ bị nứt đốt sống có thể bị liệt chân (không thể di chuyển) và các vấn đề trong việc kiểm soát bàng quang và ruột (đi vệ sinh).
Thiếu não là một trong những bệnh NTD nặng nhất. Trẻ sơ sinh mắc chứng này bị thiếu các bộ phận chính của não, hộp sọ và da đầu. Trẻ sơ sinh mắc chứng bệnh này, thường sẽ tử vong vài giờ khi sinh ra. Trẻ em gái có nguy cơ mắc bệnh não cao gấp 3 lần trẻ em trai.
Để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi, mẹ bầu nên siêu âm phát hiện dị tật ống thần kinh ở tuần 8-14 của thai kỳ
Ở tuần 8 đến 14 của thai kỳ, các tế bào xương phát triển thay thế những phần sụn mềm trước đó, não bộ và hệ thống thần kinh cũng đang dần hoàn thiện nhanh chóng. Vì thế, thời điểm này hoàn toàn thích hợp để xác định các vấn đề về tổn thương cột sống và sọ của thai nhi.
Bên cạnh siêu âm, xét nghiệm dị tật ở tuần thứ 19 – 20 của thai kỳ còn giúp xác định các vấn đề liên quan đến thể chất của thai nhi, khi xét nghiệm tật hở tủy sống sẽ được phát hiện.
Xét nghiệm nồng độ AFP ở tuần thai thứ 16-20 là xét nghiệm cần thiết phải làm để hỗ trợ phát hiện loại dị tật ống thai thần kinh hiệu quả. Khoảng 98% thai nhi được chẩn đoán chính xác trong thời gian này. Qua đó, bác sĩ sẽ định hướng điều trị phù hợp.
Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm phát hiện dị tật ống thần kinh khi người nữ mang thai có những dấu hiệu như:
Bạn đã từng sinh con bị NTDs:
Nếu bạn đã từng sinh con với NTDs, có khoảng 2-3% khả năng sinh con bị NTD trong những lần mang thai tiếp theo.
Tiền sử gia đình (Bố hoặc mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc NTDs):
Để hiểu về nguy cơ mắc NTDs của thai nhi, mẹ bầu hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để giúp bạn hiểu về gen, dị tật bẩm sinh và các tình trạng y tế khác xảy ra trong gia đình, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và thai nhi như thế nào.
Mẹ bầu dùng một số loại thuốc chưa có sự chỉ định của bác sĩ:
Nếu bạn dùng thuốc để ngăn ngừa co giật, động kinh,… hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bạn mang thai.
Mẹ bị béo phì:
Một số nghiên cứu cho thấy rằng béo phì làm tăng nguy cơ sinh con bị NTD. Bởi nếu bạn bị béo phì, bạn có lượng mỡ thừa và chỉ số khối cơ thể (BMI) của bạn là 30 hoặc cao hơn.
Mẹ bầu bị tiểu đường:
Bệnh tiểu đường là tình trạng có quá nhiều đường (glucose) trong máu. Điều này có thể làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể bạn, bao gồm mạch máu, dây thần kinh, mắt và thận.
Nếu bệnh tiểu đường của bạn không được kiểm soát, bạn có thể có nhiều nguy cơ sinh con bị NTD.
Mẹ có thân nhiệt cao trong thời kỳ đầu mang thai:
Nếu bạn đang mang thai, hãy tránh xa bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi khô. Nếu bạn sử dụng chúng, hãy giới hạn thời gian dưới 10 phút. Bởi đây là nguyên nhân gây nên tình trạng thân nhiệt cao của mẹ bầu.
Để giúp ngăn ngừa NTD ở thai nhi, trước khi mang thai, bạn nên bổ sung vitamin với 400 mcg axit folic mỗi ngày và bắt đầu khoảng 1 tháng trước khi mang thai cho đến hết 12 tuần đầu của thai kỳ.
Mẹ bầu nên cân nhắc dùng thực phẩm bổ sung như vitamin tổng hợp,…để bù đắp lượng chất dinh dưỡng không có đủ trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Tuy nhiên, không chỉ phụ nữ mang thai, nữ giới nên uống bổ sung vitamin với 400 mcg axit folic mỗi ngày.
Gói chăm sóc sức khỏe thai kỳ tại Đa khoa Phương Nam ra đời nhằm giúp thai phụ có kế hoạch chăm sóc thai nhi toàn diện để con yêu của bạn được phát triển khỏe mạnh.
Khi chọn gói thai sản, thai phụ không chỉ nhận được kế hoạch siêu âm phát hiện dị tật ống thần kinh, mà thai phụ còn được những lợi ích sau:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Đồng thời lên kế hoạch siêu âm theo từng giai đoạn để theo dõi sức khỏe thai nhi và thai phụ.
Bác sĩ chuyên khoa nhi tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng thai phụ.
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường.
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ.
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện.
Chi phí gói chăm sóc sức khỏe thai kỳ phù hợp, và không thu thêm phụ phí.