Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 3, 2021
Mục Lục Bài Viết
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: Khối lượng sữa, nhiệt độ phòng khi vắt sữa, sự dao động nhiệt độ trong tủ lạnh, tủ đông,… có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ, cụ thể:
Loại sữa | Vị trí lưu trữ và nhiệt độ | ||
Nhiệt độ phòng (25°C) | Tủ lạnh (4°C) | Tủ đông (-18°C) | |
Mới vắt | 4 giờ trong điều kiện vắt sạch sẽ | Lên đến 4 ngày đối với sữa được vắt trong điều kiện sạch sẽ | Trong vòng 6 tháng là tốt nhất, nhưng vẫn có thể giữ được tối đa 12 tháng. |
Sữa rã đông | 1- 2 giờ | 1 ngày | Không nên làm đông lại sữa đã rã đông |
Sữa còn thừa từ lần bú trước | Sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi trẻ bú xong |
Sau khi tìm hiểu về sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Mẹ bỉm sữa cần nắm rõ cách vắt cũng như phương pháp bảo quản để sữa được giữ lâu mà vẫn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng như ban đầu.
Bước 1: Chuẩn bình sữa hoặc hộp đựng có nắp đã được tiệt trùng.
Bước 2: Trước khi bắt đầu vắt sữa, mẹ hãy rửa tay bằng xà phòng và bầu ngực bằng nước ấm.
Bước 3: Nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực trước khi vắt để kích thích giúp sữa chảy xuống một cách nhanh chóng.
Bước 4: Dùng một tay ôm lấy bầu ngực, tay còn lại tạo thành hình chữ “C” bằng ngón trỏ và ngón cái cách núm vú vài cm. Sau đó, bóp nhẹ nhàng, không nên bóp trực tiếp lên núm vú bởi có thể khiến mẹ bị đau.
Bước 5: Mẹ lặp đi lặp lại động tác bóp theo nhịp điệu, nhẹ nhàng, giữ ngón tay ở một vị trí duy nhất.
Bước 6: Khi có dấu hiệu có sữa, mẹ lấy giữ bình hoặc hộp đã chuẩn bị để hứng sữa chảy ra. Nếu sữa chưa chảy ra, hãy thử di chuyển ngón tay và ngón cái một chút, nhưng vẫn tránh bóp vào vùng sẫm màu gần núm vú.
Bước 7: Khi dòng chảy chậm lại, di chuyển các ngón tay theo vòng tròn đến phần khác của vú và lặp lại.
Bước 8: Khi dòng chảy từ một bên ngực đã chậm lại, mẹ hãy đổi sang bên kia và lập lại các động tác tương tự.
Bước 1: Chuẩn bình sữa hoặc hộp đựng có nắp đã được tiệt trùng.
Bước 2: Trước khi bắt đầu vắt sữa bằng tay, mẹ hãy rửa tay bằng xà phòng và bầu ngực bằng nước ấm. Sau đó, vệ sinh máy kỹ lưỡng và lau khô.
Bước 3: Nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực trước khi vắt để kích thích giúp sữa chảy xuống một cách nhanh chóng.
Bước 4: Điều chỉnh phễu chụp của máy sao cho mẹ cảm thấy thoải mái, vừa vặn và tránh để không khí lọt vào, điều này không chỉ tác động đến lực hút mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Bước 5: Tiến hành vắt sữa, nếu mẹ cảm thấy đau thì có thể điều chỉnh theo lực tay sao cho phù hợp. Thực hiện các động tác này khoảng 15 đến 20 phút, sau đó vắt ngực còn lại.
Bước 6: Sau khi vắt sữa xong, mẹ nên nhanh chóng bảo quản để không ảnh hưởng đến chất lượng của sữa.
Bước 1: Chuẩn bình sữa hoặc hộp đựng có nắp đã được tiệt trùng.
Bước 2: Trước khi bắt đầu vắt sữa bằng tay, mẹ hãy rửa tay bằng xà phòng và bầu ngực bằng nước ấm. Sau đó, vệ sinh máy kỹ lưỡng, sau đó lau khô.
Bước 3: Nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực trước khi vắt để kích thích giúp sữa chảy xuống một cách nhanh chóng.
Bước 4: Để tấm hút vào đúng vị trí của núm vú, sau đó, giữ tấm chắc để dễ dàng điều chỉnh máy hút theo ý muốn.
Bước 5: Khởi động máy hút sữa. Sữa sẽ chảy ra trong vòng 2 phút. Mẹ có thể cân chỉnh tốc độ sao cho phù hợp.
Bước 6: Mẹ nên giữ cho tinh thần thoải mái, cơ thể trong tư thế thư giãn có thể giúp cho việc hút sữa dễ dàng hơn.
Bước 7: Thực hiện các động tác này khoảng 15 đến 20 phút, sau đó chuyển sang bầu ngực còn lại.
Để bảo quản sữa mẹ sao cho đúng cách và giữ được lâu, mẹ bỉm sữa cần lưu ý các điểm sau:
Trước khi vắt: Rửa tay và tất cả các vật chứa sạch sẽ, kỹ lưỡng. Ghi nhãn ngày vắt sữa trên mỗi hộp đựng.
Bảo quản sữa mẹ theo từng phần nhỏ: Mẹ nên chia mỗi phần sữa khoảng 200ml để đảm bảo sữa được dùng hết trong một lần. Nếu sữa mẹ còn dư sau khi bé bú xong, nên được sử dụng hết trong vòng 2 giờ.
Bảo quản sữa vào tủ sau khi vắt: Sữa tươi mới vắt có thể giữ ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 ° C) trong 4 giờ, tủ lạnh (4°C) trong 4 ngày, tủ đông (-18°C) trong 6 tháng. Không để sữa tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thời gian bảo quản sữa: Tốt nhất nên dùng sữa mẹ ở ngăn lạnh trong 4 ngày và trong tủ đông khoảng 6 tháng.
Làm ấm sữa mẹ từ tủ lạnh:
Đông lạnh sữa mẹ nếu không sử dụng trong vòng 24 giờ: Sữa mẹ có thể nở ra khi làm đông, do đó, không nên đổ sữa đến gần hết bình. Nên bảo quản sữa ở phía sau của ngăn đá, không nên để ở cửa để đảm bảo nhiệt độ được ổn định.
Sau khi sữa mẹ được rã đông: Sữa có thể được bảo quản trong ngăn lạnh và phải được sử dụng trong vòng 24 giờ.
Các chuyên gia về y tế khuyến cáo, sữa đã được bảo quản đông lạnh không bổ dưỡng cho trẻ bằng sữa tươi, vì sữa mẹ đông lạnh sẽ làm mất một số vitamin tự nhiên, bao gồm cả chất chống oxy hóa quan trọng. Ngoài ra, sữa mẹ trong tủ lạnh giữ được chất lượng dinh dưỡng tốt hơn sữa đông lạnh.
Bên cạnh sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Thì cách nhận biết sữa bị hỏng cũng được nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm.
Màu sắc của sữa mẹ có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào chế độ ăn uống, ngoài ra sữa đã rã đông có thể có mùi hoặc độ đặc khác với sữa mới vắt. Vì thế, để nhận biết sữa mẹ có bị hỏng không, mẹ bỉm sữa có thể dựa trên các yếu tố sau: