Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 28, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để tìm hiểu về việc siêu âm thai nhi bị thông liên thất được đầy đủ và rõ ràng hơn. Chúng ta hãy cùng xem thông liên thất là gì và nguy hiểm như thế nào trước.
Thông liên thất (VSD) là một dạng bệnh tim bẩm sinh phổ biến hàng đầu hiện nay. Trong cơ thể, hai ngăn ở phần dưới của tim được gọi là hai tâm thất chính và được phân cách bởi vách ngăn. Bên trái của tim có nhiệm vụ bơm máu với áp lực mạnh ra động mạch chủ, chứa nhiều Oxy hơn nếu so với bên phải, giúp nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể. Tồn tại một hay nhiều lỗ nằm trên vách ngăn giữa hai tâm thất được gọi là thông liên thất. Nếu chẳng may lỗ thông quá lớn có thể làm tổn thương phổi không hồi phục, gây suy tim, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trường hợp thông liên thất lỗ nhỏ rất thường gặp, kể cả người trưởng thành và có khả năng tự đóng lại. Ở trẻ em, tỷ lệ thông liên thất lỗ nhỏ tự đóng lại đến 75%. Trong khi đó, hệ hô hấp sẽ chịu ảnh hưởng khi bị thông liên thất lỗ lớn, áp lực động mạch phổi cũng tăng lên rất sớm một cách cố định từ 6 – 9 tháng.
Bệnh nhân hiếm khi sống qua 40 tuổi nếu sức cản mạch phổi tăng cố định (còn gọi là hội chứng Eisenmenger). Nhóm bệnh nhân này sẽ gặp những biến chứng như viêm nội tâm mạc, chảy máu phổi, rối loạn nhịp thất, áp xe não và các biến chứng của đa hồng cầu. Trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện ho ra máu, suy tim xung huyết, ngất tiên lượng sẽ rất xấu.
Nhờ sự phát triển của nền y học hiện đại cũng như được hỗ trợ từ các máy móc, trang thiết bị siêu âm tân tiến. Bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện những bất thường của tim, thông qua việc khảo sát tim thai trong thời gian mang thai. Chuyên gia cần xác định các dị tật khác đi kèm khi phát hiện tình trạng thông liên thất. Bên cạnh đó, nếu nghi ngờ thai nhi gặp những bất thường về mặt di truyền, phải tiến hành chọc ối thử Karyotype, xét nghiệm tầm soát. Vì có đến 20% trường hợp thai nhi mắc hội chứng Down bị dị tật tim, thường nhất là thông liên thất.
Bác sĩ khuyến cáo thai phụ nên thăm khám định kỳ và siêu âm thai nhi bị thông liên thất (nếu có). Để xác định một cách chính xác và nhanh chóng tình trạng sức khỏe của bé, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Theo một khảo sát y khoa, vào quý 2 và 3 của thai kỳ, siêu âm tim để khảo sát bệnh tim bẩm sinh có độ đặc hiệu rất cao đến 99%, độ nhạy cảm đạt 61%. Trong đó, bệnh tim bẩm sinh thường gặp nhất ở thai nhi là thông liên thất. Đặc biệt là thông liên thất phần cứng.
Lỗ thông liên thất phần cơ được quan sát rõ nhờ mặt cắt ngang 4 buồng tim. Thông liên thất phần buồng nhận sẽ được khảo sát ở mặt cắt 4 buồng từ mỏm. Trong khi đó, mặt cắt 5 buồng giúp đánh giá thông liên thất phần quanh màng. Cần quan sát kỹ vùng thân, nón động mạch khi có thông liên thất phần quanh màng, do hay xuất hiện bất thường.
Thắc mắc siêu âm thai nhi bị thông liên thất như thế nào đã được giải đáp xong. Vậy cần xử lý ra sao khi siêu âm thai nhi bị thông liên thất?
Theo dõi và chờ đợi
Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiên nhẫn chờ đợi và theo dõi dị tật có tự sửa chữa hay không, nếu lỗ thông nhỏ cũng như chưa gây ra bất kỳ triệu chứng đáng ngại nào. Để chắc chắn bệnh đã cải thiện, bác sĩ sẽ theo dõi cẩn thận sức khỏe của em bé và mẹ bầu. Đa phần lỗ thông dưới 3 mm sẽ tự đóng lại tự nhiên trong hai năm đầu sau sinh, không cần can thiệp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định để sửa chữa tổn thương trong trường hợp nghiêm trọng. Phẫu thuật tim hở được áp dụng nhiều nhất. Lúc này, trẻ sẽ được đặt máy tim phổi và gây mê. Bác sĩ sẽ tìm vá lỗ thông liên thất thông qua một đường rạch ở ngực. Để vá lỗ thông, cần đưa một ống nhỏ từ mạch máu ở đùi luồn đến tim. Có thể phối hợp cả hai thủ thuật này trong cùng một phương pháp phẫu thuật. Để kiểm soát triệu chứng trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ dùng thuốc như Digoxin, lợi tiểu nếu lỗ thông lớn.
Tiên lượng
Những trẻ không xuất hiện triệu chứng và có lỗ thông nhỏ, bác sĩ sẽ theo dõi cho đến khi lỗ thông tự đóng. Các triệu chứng cũng cần được đảm bảo không phát triển thêm. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật cao và hiệu quả phát huy trong thời gian dài. Thời gian hồi phục sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vấn đề sức khỏe, tim mạch và kích thước của lỗ thông.
Tóm lại, khi siêu âm thai nhi bị thông liên thất, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị sớm ngay khi trẻ chào đời, nhằm hạn chế những rủi ro nguy hiểm.