Trạm Y Tế Có Làm Giấy Khám Sức Khỏe Không? Vì Sao?

Trang chủ > Dịch Vụ Y Tế > Trạm Y Tế Có Làm Giấy Khám Sức Khỏe Không? Vì Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 3, 2022

Trạm y tế có làm giấy khám sức khỏe không? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp khi người dân cần xác nhận về việc khám sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp thêm thông tin về các cơ sở y tế có thể thực hiện việc khám sức khỏe cho người lao động.

Trạm y tế có làm giấy khám sức khỏe không? 

Việc thăm khám sức khỏe được thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Theo đó, tại điểm g, khoản 1, điều 48 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, Trạm y tế là một trong những hình thức tổ chức của cơ sở khám chữa bệnh. 

Trạm y tế có làm giấy khám sức khỏe không?
Trạm y tế có làm giấy khám sức khỏe không? Trạm y tế chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ y tế để khám và cấp giấy khám sức khỏe.

Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung trong giấy khám sức khỏe cho người đủ 18 quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục số XXIV ban hành đính kèm trong thông tư Thông tư 32/2023/TT-BYT và Danh mục trang thiết bị tối thiểu của Trạm Y tế xã quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BYT, những Trạm Y tế trang bị thiết bị y tế ở mức tối thiểu chưa đủ điều kiện về trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất để thực hiện thăm khám đầy đủ các hạng mục như mẫu giấy khám sức khỏe số 1.

Vì vậy, với câu hỏi Trạm Y tế có làm giấy khám sức khỏe xin việc không, câu trả lời là trạm y tế không được khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lao động. Lý do là vì trạm y tế chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y bác sĩ để thực hiện.

Thay vào đó, người lao động có thể tới các cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên để khám và lấy giấy khám sức khỏe. Ngoài ra, có nhiều cơ sở y tế tư nhân cũng đã được Bộ Y tế cấp phép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe và cấp giấy chứng nhận sức khỏe giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế. 

Tìm hiểu về khám sức khỏe

Khám sức khỏe ở đâu?

khám sức khỏe tổng quát ở đâu?
Những cơ sở khám chữa bệnh có thể thăm khám để lấy giấy khám sức khỏe

Khi có nhu cầu khám sức khỏe tổng quát, bạn có thể lựa chọn một trong số những cơ sở khám chữa bệnh sau:

  • Bệnh viện công lập: Hầu hết các bệnh viện công lập đều có khoa khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, các bệnh viện công lập luôn trong tình trạng quá tải nên người dân khi khám sức khỏe tại đây thường phải chờ đợi lâu. 
  • Bệnh viện tư nhân: Các bệnh viện tư nhân thường có trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chăm sóc tốt và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Đây cũng là một trong những địa chỉ khám sức khỏe uy tín mà người lao động có thể lựa chọn. 
  • Phòng khám đa khoa: Nhiều phòng khám đa khoa cũng có dịch vụ khám sức khỏe tổng quát. Chi phí khám chữa bệnh tại các phòng khám đa khoa hợp lý, dịch vụ chu đáo, hỗ trợ khám ngoài giờ hành chính, cuối tuần và cả ngày lễ để người dân dễ dàng tiếp cận với dịch vụ y tế mà không ảnh hưởng đến công việc.

“Phòng khám Đa khoa Phương nam là địa chỉ khám sức khỏe uy tín tại Đà Lạt đã được Sở Y tế cấp phép. Với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chu đáo, Đa khoa Phương Nam đáp ứng đa dạng nhu cầu khám sức khỏe của người dân. Để đặt lịch thăm khám hoặc nhận tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ hotline 1900 633698. Đa khoa Phương Nam hoạt động xuyên suốt từ 7h00 – 18h00 từ Thứ 2 – Chủ nhật, luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bệnh nhân.”

Những trường hợp cần giấy khám sức khỏe

Trên thực tế, có nhiều trường hợp người dân buộc phải chứng minh sức khỏe của bản thân. Lúc này, giấy khám sức khỏe là một trong những giấy tờ quan trọng có giá trị pháp lý để chứng minh. Một số trường hợp cần có giấy khám sức khỏe bao gồm:

  • Xin việc: Người lao động thường được công ty yêu cầu cung cấp giấy khám sức khỏe xin việc để chứng minh bản thân đủ điều kiện về thể trạng, sức khỏe đảm nhận công việc tại doanh nghiệp. 
  • Đi học: Một số trường học yêu cầu học sinh phải có giấy khám sức khỏe trước khi nhập học, điển hình như các trường quân đội, công an,…
  • Nhập ngũ: Tất cả những công dân khi nhập ngũ đều phải đáp tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, thể trạng,… và cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe để đánh giá. 
  • Xin cấp giấy phép lái xe: Khi xin cấp mới hoặc gia hạn giấy phép lái xe hạng A, B, C, người dân cần phải cung cấp giấy khám sức khỏe dành cho lái xe.
  • Xuất cảnh lao động, du học: Các cơ quan di trú thường yêu cầu giấy khám sức khỏe để đảm bảo người nhập cảnh không mang theo các bệnh truyền nhiễm.
  • Kết hôn: Một số địa phương yêu cầu người kết hôn phải khám sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn.
  • Tham gia các hoạt động thể thao chuyên nghiệp: Các vận động viên chuyên nghiệp thường phải trải qua kiểm tra sức khỏe để đảm bảo họ đủ điều kiện tham gia thi đấu.

Lợi ích của việc khám sức khỏe 

Khám sức khỏe mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là với những người đang gặp các vấn đề và những người có nhu cầu lấy giấy chứng nhận sức khỏe. Dưới đây là một số lợi ích khi khám sức khỏe:

Lợi ích của việc khám sức khỏe tổng quát
Một số lợi ích khi khám sức khỏe
  • Phát hiện sớm bệnh lý: Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn, bao gồm cả ung thư, tim mạch, tiểu đường,… Việc phát hiện sớm các bệnh lý này giúp bạn có thể điều trị kịp thời và hiệu quả, từ đó ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm và nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh
  • Đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe: Qua việc khám sức khỏe, bạn sẽ được kiểm tra tổng thể các chức năng cơ thể, bao gồm tim mạch, huyết áp, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh,… Điều này giúp bạn đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân một cách chính xác, từ đó có thể chủ động điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức khỏe.
  • Phòng ngừa bệnh tật: Qua khám sức khỏe, bạn sẽ được tư vấn về các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, chẳng hạn như tiêm phòng, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh.
  • Củng cố hồ sơ sức khỏe cá nhân: Giấy khám sức khỏe là một phần của hồ sơ sức khỏe cá nhân giúp bạn theo dõi sự thay đổi của sức khỏe theo thời gian và cung cấp thông tin cần thiết khi đi khám tại các cơ sở y tế khác.
  • Chứng minh tình trạng sức khỏe cá nhân: Nhiều công việc, chương trình học,… yêu cầu có giấy khám sức khỏe để đảm bảo bạn đủ điều kiện về mặt sức khỏe để tham gia.
  • Tăng cường nhận thức về sức khỏe: Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân một cách chủ động hơn.

Quy trình và chi phí khám sức khỏe

Quy trình khám sức khỏe

Căn cứ theo Thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024, quy trình khám chữa bệnh cơ bản như sau: 

Quy trình khám sức khỏe tổng quát
Quy trình khám sức khỏe cơ bản gồm 3 bước
  • Bước 1: Đăng ký khám và làm thủ tục. Đăng ký khám và làm thủ tục theo hướng dẫn, nộp hồ sơ và đóng phí khám, cung cấp thông tin cá nhân, tiền sử bệnh lý cho nhân viên y tế.
  • Bước 2: Thực hiện khám Tiến hành thăm khám, bao gồm: Thăm khám ban đầu, khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, khám chuyên khoa,… 
  • Bước 3: Nhận kết quả thăm khám. Bác sĩ sẽ tổng hợp kết quả khám và xét nghiệm, sau đó tư vấn về tình trạng sức khỏe, các biện pháp điều trị (nếu cần) và lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, luyện tập. Nhận giấy khám sức khỏe có chữ ký của bác sĩ và dấu của cơ sở y tế.

Chi phí khám sức khỏe

Chi phí khám sức khỏe tổng quát phụ thuộc vào nhu cầu khám bệnh và quy định của mỗi cơ sở y tế. Tùy thuộc vào nhu cầu, bạn có thể lựa chọn gói khám sức khỏe phù hợp. Một số gói khám sức khỏe có thể bao gồm các dịch vụ đi kèm như: đưa đón tận nhà, phục vụ ăn uống, nghỉ dưỡng,… Người có nhu cầu khám sức khỏe nên liên hệ trực tiếp đến các cơ sở y tế để được tư vấn. 

Các loại giấy khám sức khỏe

Theo Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BYT, hiện nay có 3 loại giấy khám sức khỏe có giá trị pháp lý bao gồm:

  • Giấy khám sức khỏe dành cho người từ đủ 18 tuổi trở lên, theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
  • Giấy khám sức khỏe dành cho người chưa đủ 18 tuổi, theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
  • Sổ khám sức khỏe định kỳ, theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT. Mẫu này đã được thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BYT.

Lưu ý khi làm giấy khám sức khỏe

Để quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả chính xác, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

1. Nên lựa chọn địa chỉ khám sức khỏe phù hợp

Nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao. Điều này không chỉ giúp bạn nhận được kết quả chính xác mà còn đảm bảo các dịch vụ y tế được thực hiện an toàn và hiệu quả. 

Khám sức khỏe tại địa chỉ uy tín
Nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao

2. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

Trước khi đi khám sức khỏe, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết, bao gồm các giấy tờ cá nhân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hoặc giấy khai sinh (đối với trẻ em). Ngoài ra, nếu bạn có các kết quả xét nghiệm, hồ sơ bệnh án trước đó, hãy mang theo để bác sĩ có thể tham khảo và đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.

Khám sức khỏe tổng quát cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Trước khi đi khám sức khỏe nên cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết

3. Thông báo tiền sử bệnh

Khi khám sức khỏe, việc thông báo chính xác về tiền sử bệnh của mình là rất quan trọng. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý, các phương pháp điều trị đã thực hiện và tình trạng sức khỏe hiện tại. Những thông tin này giúp bác sĩ có đánh giá chính xác hơn về sức khỏe của bạn và đưa ra các chỉ định hợp lý.

thông báo tiền sử bệnh khi khám sức khỏe tổng quát
Thông báo chính xác về tiền sử bệnh lý khi đi khám bệnh

4. Tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế

Trong quá trình khám sức khỏe, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế một cách nghiêm túc, bao gồm việc thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra theo yêu cầu và tuân thủ các quy định về vệ sinh, an toàn. Việc tuân thủ hướng dẫn giúp quá trình khám sức khỏe diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho bản thân và nhân viên y tế, đồng thời cũng đảm bảo độ chính xác của kết quả thăm khám. 

Tuân thủ hướng dẫn khi khám sức khỏe tổng quát
Tuân thủ các hướng dẫn của nhân viên y tế một cách nghiêm túc

5. Bảo quản giấy khám sức khỏe cẩn thận

Sau khi hoàn thành quá trình khám sức khỏe, giấy khám sức khỏe của bạn cần được bảo quản cẩn thận. Đây là tài liệu quan trọng, có thể cần sử dụng trong nhiều tình huống như xin việc, nhập học hoặc khi cần khám và điều trị bệnh sau này. Giấy khám sức khỏe khi đã bị rách, ướt, mờ chữ,… không còn hiệu lực pháp lý. 

bảo quản giấy khám sức khỏe
Bảo quản giấy khám sức khỏe cẩn thận

Qua bài viết trên, có lẽ bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc Trạm y tế có làm giấy khám sức khỏe không và các quy định, hướng dẫn liên quan. Theo đó, các Trạm y tế trang bị thiết bị y tế ở mức tối thiểu chưa đủ điều kiện để thực hiện khám và cấp giấy khám sức khỏe cho người lao động. Thay vào đó, người lao động có thể tới các cơ sở y tế cấp quận, huyện trở lên hoặc các cơ sở y tế tư nhân đã được Bộ Y tế cấp phép.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ