Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 4, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi tìm hiểu về kết quả âm tính giả và dương tính giả, chúng ta hãy cùng khám phá xem độ nhạy, đặc hiệu là gì? Độ nhạy của một xét nghiệm là tỷ lệ các trường hợp thực sự có bệnh và nhận kết quả dương tính trong toàn bộ những ca nhiễm bệnh. Độ nhạy được tính bằng công thức như sau:
Độ nhạy = Số ca dương tính thật/(số trường hợp dương tính thật + âm tính giả).
Độ đặc hiệu của một xét nghiệm là tỷ lệ các trường hợp thực sự không nhiễm bệnh và nhận kết quả âm tính trong toàn bộ những ca không mắc bệnh. Độ đặc hiệu được tính bằng công thức như sau:
Độ đặc hiệu = Số trường hợp âm tính thật/(số ca âm tính thật + dương tính giả).
Khi đề cập đến độ nhạy, đặc hiệu sẽ có hai khái niệm là âm tính giả và dương tính giả. Vậy âm tính giả và dương tính giả là gì?
Dương tính giả là kết quả xét nghiệm dương tính nhưng người được kiểm tra thực sự không mắc bệnh. Âm tính giả là kết quả xét nghiệm âm tính trong khi người được kiểm tra thực sự đã bị nhiễm bệnh. Như vậy, âm tính giả và dương tính giả là trường hợp kết quả xét nghiệm không phản ánh chính xác tình trạng bệnh.
Mọi quy trình sẽ đều có lỗ hổng. Do đó ngay cả những xét nghiệm có độ chính xác cao nhất thì cũng chỉ cho ra kết quả đúng khoảng 99%. Kết quả âm tính giả và dương tính giả xuất phát từ một số nguyên nhân nhất định. Đơn cử vài trường hợp cụ thể dưới đây:
Trường hợp thứ nhất
Việc khai thác tiền sử bệnh lý, thời gian mắc bệnh chưa chính xác cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân tuân thủ không đúng quy định trước khi lấy mẫu cũng có thể khiến kết quả bị sai lệch.
Trường hợp thứ hai
Tình trạng sức khỏe, cơ địa của bệnh nhân và thời điểm lấy mẫu cũng đóng vai trò rất quan trọng, ví dụ như: Xét nghiệm HIV trong giai đoạn “cửa sổ” sẽ cho ra kết quả âm tính giả. Lý do là vì cơ thể chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại virus HIV.
Một số trường hợp khác lại cho ra kết quả dương tính giả. Nghĩa là dù có kết quả dương tính nhưng bệnh nhân thực sự không bị nhiễm HIV. Nguyên nhân là do quá trình xét nghiệm có sự nhầm lẫn. Hoặc bệnh nhân khi xét nghiệm đang bị lao, suy gan, xơ gan,… hoặc dùng thuốc ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể HIV.
Trường hợp thứ ba
Sốt xuất huyết có ba giai đoạn là sốt, sốc và hồi phục. Thông thường sẽ rất khó nhận ra bệnh ở giai đoạn sốt. Bên cạnh đó, dù đã có xét nghiệm sốt xuất huyết để chẩn đoán sớm nhưng vẫn còn trường hợp âm tính giả. Thời điểm lấy mẫu khác nhau là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng âm tính dù bệnh nhân vẫn đang bị sốt xuất huyết.
Tiến hành xét nghiệm công thức máu trong 1 – 2 ngày đầu tiên có thể cho ra kết quả âm tính vì lượng virus nhiều. Nếu bệnh nhân làm xét nghiệm ở ngày thứ 5 – 6 thì cũng có khả năng nhận kết quả âm tính do virus trong máu đã giảm.
Trường hợp thứ 4
Chỉ số Beta hCG trong nước tiểu và máu có vai trò quan trọng để chẩn đoán mang thai từ sớm. Dùng que thử thai là cách thức tiện lợi và cho ra kết quả nhanh chóng, thông qua việc tìm sự biến đổi nồng độ Beta hCG trong nước tiểu. Đây được xem là phương pháp định tính (thử nghiệm cho ra kết quả dương tính hoặc âm tính).
Xét nghiệm định lượng nồng độ Beta hCG trong máu là phương pháp cho ra kết quả chính xác. Từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán việc mang thai và tầm soát những vấn đề liên quan khác như thai ngoài tử cung, hội chứng Down, tính tuổi thai, xác định nguy cơ sảy thai,…
Mặc dù cả hai phương pháp trên được đánh giá cao về tính chính xác, nhưng vẫn tồn tại nhiều trường hợp cho ra kết quả âm tính giả và dương tính giả. Nếu loại trừ tình huống que thử có chất lượng kém hoặc sai số thì trường hợp âm tính giả và dương tính giả cũng còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác.
Thực hiện xét nghiệm quá sớm khi cơ thể chưa có đủ thời gian để sản xuất Beta hCG sẽ dẫn tới kết quả âm tính giả. Ở thời kỳ đầu mang thai, nồng độ Beta hCG thay đổi rất nhanh chóng. Do đó nên lặp lại xét nghiệm định lượng Beta hCG trong 48 – 72 tiếng để quan sát sự thay đổi của nồng độ Hormone.
Một số loại thuốc như an thần, kháng dị ứng, lợi tiểu cũng có thể cho ra kết quả xét nghiệm Beta hCG âm tính giả. Nếu mẫu xét nghiệm chứa máu, Protein hoặc Gonadotropin tuyến yên dư thừa cũng có khả năng làm kết quả bị dương tính giả. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi xuất hiện loại kháng thể chứa mảnh vỡ của phân tử hCG.
Cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây khi thực hiện lâm sàng:
Khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ nên kiểm tra, đối chiếu với bệnh sử, tiền sử, triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân xem có phù hợp hay không. Nếu nhận thấy có nhiều điểm không phù hợp thì khả năng cao kết quả cho ra bị âm tính giả hoặc dương tính giả.
Khi thấy tiền sử, bệnh sử, triệu chứng lâm sàng không phù hợp với kết quả xét nghiệm, bác sĩ lâm sàng phải trao đổi với khoa để đánh giá, kiểm tra lại cũng như phân tích nguyên nhân. Nếu cần sẽ tiến hành xét nghiệm lại. Ví dụ: Nên kiểm tra lại sau 1 – 3 tháng trong trường hợp chưa chắc chắn với kết quả xét nghiệm HIV.
Xét nghiệm HBsAg dùng để quyết định chẩn đoán viêm gan B. Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp dương tính giả. Lúc này cần tiến hành xét nghiệm khẳng định bằng cách thử nghiệm với một test chuẩn khác hoặc xét nghiệm trung hòa. Nếu bệnh nhân gặp tình huống này, hãy trao đổi với nhân viên phòng xét nghiệm để được tư vấn cụ thể.
Ngược lại, một số trường hợp cho ra kết quả âm tính giả. Nguyên nhân có thể là do lỗi kỹ thuật hoặc dùng test độ nhạy thấp. Lúc này, test không có khả năng phát hiện nồng độ HBsAg thấp của bệnh nhân. Để nhận kết quả chính xác hơn, cần dùng các xét nghiệm cao hơn để thử lại.
Để làm giảm tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả, một số biện pháp đã được đề xuất, cụ thể gồm có: