Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 5, 2022
Mục Lục Bài Viết
Để giải đáp thắc mắc bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không, chúng ta cần tìm hiểu về bệnh lý này trước. Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani. Trực khuẩn uốn ván có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu và không bị tiêu diệt ngay cả khi bị đun sôi trong khoảng thời gian dài. Chúng sẽ tấn công vào cơ thể thông qua vết thương ngoài da, vết thương hở.
Với mẹ bầu, uốn ván có thể xâm nhập trong giai đoạn chuyển dạ thông qua đường sinh dục. Từ đó nó sẽ dẫn đến tình trạng uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh, trực khuẩn Clostridium Tetani sẽ tấn công vào cơ thể qua đường cắt rốn, gây uốn ván rốn.
Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván lên đến 90%. Trẻ sơ sinh bị uốn ván có tỷ lệ tử vong đến 95%. Trực khuẩn uốn ván sẽ tấn công vào cơ thể thông qua vết thương ngoài da, vết thương hở. Sau đó nó sẽ giải phóng độc tố vào trong máu. Độc tố sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh, khiến các cơ tê liệt, co cứng. Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp uốn ván tác động đến cơ hô hấp, người bệnh không thể trao đổi khí, dẫn đến tình trạng suy hô hấp, gây tử vong.
Bạn thấy đấy, uốn ván là bệnh lý rất nguy hiểm. Do đó chủng ngừa vaccine uốn ván cho mẹ bầu là việc làm vô cùng cần thiết. Mẹ bầu tiêm ngừa uốn ván sẽ giúp bảo vệ bản thân cũng như con yêu ngay từ khi còn nằm trong bụng cho đến những tháng đầu sau sinh. Vậy lịch chủng ngừa uốn ván cho mẹ bầu như thế nào? Bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không?
Theo WHO, tất cả mọi người từ 15 – 35 tuổi nên tiêm vaccine uốn ván. Mẹ bầu và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần tiến hành tiêm ngừa theo các mốc thời gian sau:
Mẹ bầu chỉ cần chủng ngừa 1 mũi nhắc lại vào 3 tháng giữa thai kỳ nếu lúc nhỏ đã được tiêm đủ 3 mũi vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván. Tìm hiểu những đối tượng cần tiêm phòng uốn ván
Bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Để giải đáp chính xác câu hỏi này, chúng ta cần xem xét lịch sử chủng ngừa của mẹ bầu.
Bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Không phải ai mang thai và lần có bầu nào cũng cần chủng ngừa tối thiểu 2 mũi vaccine uốn ván. Trường hợp lúc nhỏ thai phụ đã được tiêm 3 mũi vaccine DTaP thì chỉ cần chủng ngừa nhắc lại 1 mũi uốn ván trong tam cá nguyệt thứ 2. Lý do là vì lúc nhỏ miễn dịch với bệnh uốn ván đã được tạo ra khi chủng ngừa 3 mũi DTaP. Theo thời gian, nồng độ kháng thể có khả năng bị giảm đi đôi chút. Nhưng nồng độ kháng thể sẽ đạt hiệu quả trở lại khi tiêm nhắc lại 1 mũi.
Vaccine DTaP vốn nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, được tiêm miễn phí cho tất cả các bé dưới 1 tuổi từ năm 1985 đến nay. Do đó với các mẹ trẻ, nhiều khả năng bạn đã sở hữu miễn dịch từ chương trình chủng ngừa này nên chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nếu không chắc chắn về lịch sử tiêm chủng.
Trong trường hợp 2, bạn được khuyến cáo nên tiêm ít nhất 2 mũi vaccine uốn ván để nhận được hiệu quả bảo vệ tối ưu. Mũi 1 sẽ được tiêm ở tam cá nguyệt thứ 2. Mũi 2 chủng ngừa sau mũi 1 ít nhất 1 tháng và cách ngày sinh tối thiểu 1 tháng.
Bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Nếu bạn thuộc trường hợp này, chỉ tiêm 1 mũi vaccine uốn ván cũng có thể tạo ra miễn dịch để chống lại bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả mang đến vẫn chưa thật sự cao. Mẹ bầu vẫn đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván khi sinh nở. Vì vậy, để đảm bảo chắc chắn con yêu và bản thân được vaccine uốn ván bảo vệ, bạn cần chủng ngừa đầy đủ 2 mũi.
Tuy nhiên, khi quá gần ngày sinh (< 1 tháng) bạn không nên tiêm bù mũi 2. Nguyên nhân là do thai nhi có thể chịu ảnh hưởng không tốt từ vaccine. Bên cạnh đó, khoảng thời gian để vaccine phát huy công dụng cũng quá ngắn, không thể mang đến hiệu quả tốt nhất.
Bà bầu tiêm 1 mũi uốn ván có sao không? Với trường hợp này, mẹ bầu chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi vaccine uốn ván. Nếu khoảng cách giữa những lần mang thai < 1 năm thì cũng không cần tiêm nhắc lại, vì hiệu quả bảo vệ của vaccine vẫn còn.