Bên cạnh việc dự phòng dại cho người dân trước và sau khi phơi nhiễm. Tiêm ngừa dại cho chó cũng là một trong những phương pháp hữu hiệu giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh dại.
Dại là một bệnh lý viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, bao gồm tủy sống và não do virus dại gây ra. Tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua vết cắn, cào từ động vật mắc bệnh dại (phổ biến nhất là chó). Thậm chí, người ta có thể mắc bệnh dại nếu bị chó liếm vào những vết thương hở hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc với các mô tiết chất nhầy như miệng, mũi, mắt. Hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh dại. Tỷ lệ tử vong khi phát bệnh dại gần như là 100%.
Khi chưa cần thiết thì tránh khâu kín vết thương. Nên khâu mũi rời, ngắt quãng trong trường hợp vết thương quá phức tạp.
Đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và chủng ngừa tùy từng trường hợp.
Các vết thương do bị động vật cắn gần hệ thần kinh trung ương (khu vực đầu, mặt, cổ,…) và vị trí sở hữu nhiều sợi thần kinh như cơ quan sinh dục ngoài là những trường hợp có nguy cơ nhiễm bệnh dại rất cao. Do đó cần tuân thủ nghiêm ngặt các bước xử trí kể trên.
Theo dõi con vật đã tấn công bạn để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường như trở nên kích động, điên cuồng, liệt cơ hàm, chảy nước dãi lòng thòng, chỉ gầm gừ không sủa được.
Tóm lại, người bị chó đã tiêm phòng dại cắn có cần tiêm vắc-xin không? Những bước xử trí ban đầu dành cho người bị chó đã chủng ngừa dại cắn phải được thực hiện đầy đủ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ có chỉ định chủng ngừa vắc-xin phù hợp.
Lợi ích của việc tiêm vắc-xin cho người bị chó đã tiêm phòng dại cắn