Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 9, 2022
Mục Lục Bài Viết
Bệnh dại gây ra bởi một loại virus dại. Bệnh lý này chủ yếu xảy ra ở động vật. Khi bị động vật nhiễm virus dại cắn con người sẽ mắc bệnh dại. Trong thời gian đầu có thể không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng vài tuần đến vài tháng sau khi bị động vật cắn, bệnh dại có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, đau đớn, sốt, khó chịu. Tiếp theo là triệu chứng tê liệt, ảo giác, co giật. Bệnh dại ở người đa phần sẽ gây tử vong.
Vắc xin ngăn ngừa dại được tạo ra từ virus dại đã chết và nó không có khả năng gây bệnh. Vắc xin phòng dại được dùng để bảo vệ người trước và sau khi phơi nhiễm. Vắc xin này hoạt động thông qua cách để con người tiếp xúc với một lượng nhỏ virus, giúp cơ thể tạo ra khả năng miễn dịch với bệnh. Vắc xin dại được dùng ở cả trẻ em và người lớn.
Vắc xin dại được chủng ngừa cho người có nguy cơ cao nhiễm bệnh nhằm mục đích bảo vệ họ nếu chẳng may bị phơi nhiễm. Tuy nhiên, nhiều người hiện vẫn lo lắng, băn khoăn tiêm phòng dại có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không. Điều này khiến việc tiêm ngừa dại chưa được thực hiện phổ biến.
Với những người có nguy cơ cao tiếp xúc với virus dại như nhân viên xử lý động vật, bác sĩ thú y, làm việc trong phòng thí nghiệm bệnh dại,… nên thực hiện tiêm chủng theo đúng phác đồ được khuyến cáo. Vắc xin cũng cần được xem xét dùng cho những đối tượng sau:
Nhân viên phòng thí nghiệm và những đối tượng khác có thể tiếp xúc liên tục với bệnh dại nên tiến hành xét nghiệm miễn dịch định kỳ cũng như sử dụng thêm liều tăng cường khi cần thiết. Bất kỳ ai bị động vật dại cắn nên vệ sinh thật sạch vết thương và đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ xác định xem họ có cần phải chủng ngừa hay không.
Tương tự như bất kỳ loại thuốc nào, vắc xin dại cũng có thể gây ra các phản ứng phụ sau tiêm, ví dụ như phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, vắc xin dại được tạo ra từ virus dại đã chết và nó không có khả năng gây bệnh. Vì thế, nguy cơ vắc xin gây hại nghiêm trọng, dẫn đến tử vong là cực kỳ nhỏ. Các phản ứng nghiêm trọng đến từ vắc xin dại là rất hiếm gặp.
Dưới đây là một số phản ứng thường gặp sau khi chủng ngừa vắc xin dại:
Quay lại với câu hỏi tiêm phòng dại có nguy hiểm, ảnh hưởng gì không? Nhìn chung loại vắc xin này được xem là khá an toàn với người dùng. Nó chỉ gây ra một số phản ứng phụ thông thường tương tự như ở các loại vắc xin khác. Để tránh gặp những tác dụng ngoài ý muốn kể trên, bạn hãy lưu ý 5 điều dưới đây sau khi chủng ngừa nhé:
Đối với những trường hợp này cần lựa chọn tiêm bắp và phải được theo dõi lượng kháng thể kháng virus dại có trong máu sau khi chủng ngừa để tránh gặp biến chứng nguy hiểm ngoài ý muốn. Nếu đang mắc bệnh cấp tính thì nên trì hoãn việc tiêm vắc xin dại.
Bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sau khi tiêm phòng. Tuyệt đối không dùng các loại thức uống có cồn, rượu bia, chất kích thích. Vì chúng có thể khiến phản ứng phụ nghiêm trọng hơn, khó theo dõi về sau. Người bệnh nên đến cơ sở y tế thăm khám ngay nếu thấy có những phản ứng lạ sau tiêm như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
Người bệnh cần tránh làm việc quá sức sau khi tiêm vắc xin dại. Tuyệt đối không dùng chất kích thích, rượu bia. Bên cạnh đó, không sử dụng những loại thuốc làm giảm miễn dịch như Corticoid, ACTH (Hormone kích thích vỏ thượng thận) trong vòng 6 tháng. Nguyên nhân là vì lúc này hệ miễn dịch sẽ bị ảnh hưởng, cơ thể không thể sản xuất đủ kháng thể sau khi chủng ngừa dại. Bạn có thể ăn uống bình thường như một người mạnh khỏe. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi.
Mông là khu vực có nhiều mô mỡ sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ vắc xin vào trong cơ thể. Một số trường hợp không nên chủng ngừa trong da như người bệnh đang dùng các nhóm thuốc chữa sốt rét vì sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch không hiệu quả.
Bạn nên tiêm đủ 3 mũi với cùng 1 loại vắc xin cho một đợt dự phòng và chữa trị dự phòng trước hoặc sau khi phơi nhiễm. Việc đổi sang loại vắc xin khác ở những mũi tiêm sau không được khuyến khích, trừ trường hợp thiếu vắc xin hoặc khoảng cách giữa các lần chủng ngừa bị kéo dài. Trong các trường hợp này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cho vắc xin và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.