Huyết Thanh Kháng Dại Là Gì? Được Dùng Thế Nào?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Huyết Thanh Kháng Dại Là Gì? Được Dùng Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 10, 2022

Tỷ lệ tử vong gần như tuyệt đối của bệnh dại khiến chúng ta lo ngại khi phơi nhiễm với virus. Do đó, tiêm huyết thanh kháng dại để tạo miễn dịch thụ động trước khi vắc xin sản sinh ra kháng thể chủ động là việc làm vô cùng cần thiết. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu chi tiết hơn về loại huyết thanh này nhé!

Tìm hiểu về huyết thanh kháng dại

Bệnh dại là loại bệnh viêm não tủy cấp do virus gây ra. Nó lây truyền từ động vật sang người chủ yếu thông qua vết cào, cắn, liếm của con vật bị dại lên trên vùng da tổn thương. Ngoài ra, virus dại còn có khả năng lây nhiễm từ người sang người khi cấy ghép phủ tạng, mô. Bên cạnh đó cũng có thể lây qua vết cắn hoặc khi tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus dại. 

Tìm hiểu về huyết thanh kháng dại
Bệnh dại là loại bệnh viêm não tủy cấp do virus gây ra

Thời gian ủ bệnh dại ở người thường ở mức từ 1 – 3 tháng sau phơi nhiễm. Hiếm khi thời gian ủ bệnh kéo dài đến một vài năm hoặc ngắn hơn 9 ngày. Thời gian ủ bệnh sẽ còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi nhiều dây thần kinh, số lượng virus và khoảng cách từ vết cắn đến não. Vết cắn càng nghiêm trọng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh sẽ càng ngắn. 

Bệnh thường xuất hiện ở các nước thuộc khu vực châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, bệnh dại lưu hành tại nhiều địa phương, chủ yếu là các tỉnh miền núi. Nguồn truyền bệnh chính là mèo, chó. Bệnh thường có xu hướng gia tăng vào mùa nóng (tháng 5 – 8). Bệnh dại có biểu hiện lâm sàng trên người là sợ gió và nước, liệt, co giật, dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong gần như là 100% khi đã lên cơn dại (với cả động vật và người). Tuy nhiên, bệnh dại trên người có thể phòng chống, điều trị dự phòng bằng huyết thanh kháng dại và vắc xin. 

Huyết thanh kháng dại là dung dịch có màu vàng nhạt hoặc không màu. Nó có nguồn gốc từ huyết thanh hay huyết tương của người hoặc ngựa chứa kháng thể kháng virus dại. Loại huyết thanh này được chỉ định chủng ngừa để điều trị dự phòng dại khi người bệnh có vết thương độ III và trước đó vẫn chưa tiêm vắc xin dại nhằm mục đích tạo ra miễn dịch thụ động kháng virus dại. 

Kháng thể trong huyết thanh có công dụng trung hòa và làm chậm sự lan tỏa virus dại, khiến các tính chất gây bệnh bị ức chế. Qua đó, người bệnh sẽ được bảo vệ cho đến khi vắc xin phòng dại sản sinh kháng thể. 

Globulin miễn dịch kháng dại (RIG) là một dung dịch tiêm đậm đặc điều chế từ huyết thanh hoặc huyết tương của người trưởng thành mạnh khỏe đã được tạo miễn dịch bằng vắc xin dại. Loại huyết thanh hoặc huyết tương này không chứa kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B (HBsAg), kháng thể kháng HIV và kháng thể kháng HCV. Chế phẩm sẽ được cô đặc thông qua cách tách chiết phân loại trong Ethanol lạnh. Lượng kháng thể trung hòa virus sẽ được chuẩn hóa để chứa được tối thiểu 150 đơn vị quốc tế (đvqt) hay UI/ml.

Huyết thanh kháng dại (ERIG): Cứ 5 ml dung dịch tiêm chứa ít nhất 1000 đvqt kháng thể kháng dại tinh khiết có nguồn gốc từ huyết thanh ngựa, tối đa 15 mg Cresol (chất bảo quản) và tá dược. 

Tại Việt Nam, chủ yếu sử dụng huyết thanh phòng dại SAR được sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm y tế Nha Trang. Huyết thanh SAR có nguồn gốc từ ngựa và chứa kháng thể kháng virus dại tinh chế. Mỗi lọ 5 ml chứa 1000 đvqt huyết thanh kháng dại dưới dạng dung dịch. SAR có công dụng tạo ra miễn dịch thụ động, giúp trung hòa và làm chậm sự lan tỏa của virus dại. SAR được sử dụng cho các đối tượng bị phơi nhiễm với virus dại. 

Tóm tắt chỉ định điều trị dự phòng bệnh dại của Bộ Y Tế

Dưới đây là tóm tắt chỉ định điều trị dự phòng của Bộ Y Tế (theo hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh dại trên người của Bộ Y Tế ban hành kèm theo quyết định số 1622/QĐ-BYT vào ngày 08/05/2014):

Phân độ vết thương Tình trạng vết thương Tình trạng (kể cả động vật đã được chủng ngừa dại) Điều trị dự phòng
Tại thời điểm cắn người Trong vòng 10 ngày
Độ I Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành Không điều trị (có thể tiêm theo phác đồ 3 mũi dự phòng trước phơi nhiễm)
Độ II Vết xước, cào, liếm trên niêm mạc, da bị tổn thương Bình thường Bình thường Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10
Ốm, xuất hiện triệu chứng dại, mất tích Tiêm vắc xin dại ngay (đủ liều)
Có triệu chứng dại hoặc không theo dõi con vật được Tiêm vắc xin dại ngay (đủ liều)
Độ III Vết cắn, cào chảy máu ở vị trí xa thần kinh trung ương Bình thường Bình thường Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10
Ốm, xuất hiện triệu chứng dại, mất tích Tiêm vắc xin dại ngay (đủ liều)
Có triệu chứng dại hoặc không theo dõi con vật được Tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại ngay
Vết cào, cắn sâu, nhiều vết

Vết cào, cắn gần thần kinh trung ương như cổ, mặt, đầu

Vết cào, cắn ở nơi có nhiều dây thần kinh như bộ phận sinh dục, đầu chi

Bình thường

Có triệu chứng

Không theo dõi con vật được

Tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại ngay

Huyết thanh kháng dại SAR sử dụng như thế nào?

Huyết thanh kháng dại SAR được chỉ định tiêm bắp với liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể. Loại huyết thanh này sẽ giúp tạo miễn dịch thụ động nhanh chóng để bảo vệ bệnh nhân cho đến khi kháng thể kháng dại chủ động được sản sinh từ việc chủng ngừa vắc xin. 24 giờ sau khi tiêm, hiệu giá kháng thể thụ động sẽ xuất hiện. Chỉ tiến hành tiêm huyết thanh phòng dại 1 lần vào ngày đầu sau khi bị động vật cắn cùng với vắc xin ngừa bệnh dại. Tuy nhiên sẽ cần dùng bơm kim tiêm khác nhau và tiêm khác vị trí. 

Huyết thanh kháng dại SAR sử dụng như thế nào?
Huyết thanh kháng dại SAR được chỉ định tiêm bắp với liều tiêm 40 đvqt (IU)/kg trọng lượng cơ thể

Trường hợp không tiêm SAR được vào ngày đầu thì có thể tiến hành tiêm vào bất kỳ ngày nào cho đến ngày thứ 7 sau khi chủng ngừa mũi vắc xin đầu tiên. Quá ngày thứ 7, huyết thanh kháng dại sẽ không được chỉ định. Nguyên nhân là vì sau 7 – 8 ngày, vắc xin đã có khả năng giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chủ động để phòng ngừa bệnh dại. Nếu tiêm huyết thanh phòng dại ở thời điểm này có thể làm ức chế quá trình sản xuất kháng thể chủ động được tạo ra bởi vắc xin. Cách dùng huyết thanh kháng dại như sau:

  • Thử phản ứng mẫn cảm: Sau khi tiêm huyết thanh phòng dại khoảng 15 phút cần theo dõi đường kính quầng đỏ xung quanh vùng tiêm. Nếu nó nhỏ hơn 1 cm là phản ứng âm tính và ngược lại. 
  • Có thể pha loãng huyết thanh kháng dại với nước muối sinh lý để tiêm phong bế lại toàn bộ vết thương. Phần còn dư sẽ tiêm bắp khác chi với chi chủng ngừa vắc xin.
  • Phải theo dõi bệnh nhân tại chỗ từ 30 phút – 1 giờ sau khi tiêm. 
  • Khi tiêm huyết thanh, bệnh nhân cũng cần chủng ngừa vắc xin dại đúng theo phác đồ được khuyến cáo. 
  • Nếu cần thiết phải tiêm ngừa thêm vắc xin uốn ván và kháng sinh nhằm mục đích chống bội nhiễm. 

Chỉ định và chống chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại SAR

Chỉ định và chống chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại SAR
Người bị động vật dại cắn, cào rách vùng da trên cơ thể được chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại

Huyết thanh kháng dại được dùng cùng với vắc xin ngừa dại để điều trị dự phòng trong những trường hợp dưới đây:

  • Người bị động vật dại cắn, cào rách vùng da trên cơ thể.
  • Niêm mạc (miệng, mắt, bộ phận sinh dục,…) bị dính nước dãi súc vật nghi mắc bệnh dại. Hoặc súc vật liếm vào vùng da chảy máu, trầy xước của con người.

Huyết thanh phòng dại chống chỉ định với các đối tượng như:

  • Người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm.
  • Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của huyết thanh.
  • Người quá mẫn cảm với huyết thanh có nguồn gốc từ ngựa.

Cần thận trọng trong các trường hợp:

  • Người có tiền sử dị ứng phải được bác sĩ theo dõi trực tiếp.
  • Khi phản ứng mẫn cảm dương tính mà phải sử dụng huyết thanh kháng dại thì phải tiến hành giải mẫn cảm bằng biện pháp Besredka. Cụ thể là tiêm bắp với liều 0,1 ml rồi theo dõi 30 phút. Nếu không xuất hiện phản ứng thì tiếp tục tiêm 0,25 ml và theo dõi tiếp 30 phút. Trường hợp vẫn không có phản ứng thì tiêm hết phần huyết thanh còn lại.
  • Có thể dùng thuốc giảm đau và kháng Histamine nếu người bệnh gặp phản ứng phụ nhẹ.
  • Thận trọng với đối tượng bị giảm tiểu cầu hoặc rối loạn đông máu có thể chảy máu khó cầm trong lúc tiêm bắp.
  • Tuyệt đối không trộn lẫn kháng huyết thanh và vắc xin dại với nhau. Trong lúc dùng phải sử dụng bơm kim tiêm riêng và tiêm ở vị trí khác. 
  • Không được tiêm huyết thanh phòng dại qua đường tĩnh mạch.

Tác dụng phụ của huyết thanh kháng dại SAR

Nhiều bạn đọc thắc mắc tiêm huyết thanh phòng dại có ảnh hưởng gì không? Trên thực tế, huyết thanh kháng dại được đánh giá là an toàn. Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện một số phản ứng phụ ngoài ý muốn, ví dụ như: 

  • Tại chỗ: Vị trí tiêm bị tổn thương loét hay căng cứng cơ. Trong vòng 3 ngày những phản ứng này có thể tự khỏi.
  • Toàn thân: Có thể bị đau khớp, phù nề, nổi ban đỏ, mề đay, sốt nhẹ và mệt mỏi.
  • Hiếm gặp: Viêm thận, viêm khớp, sốc phản vệ, choáng.
  • Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức sau khi tiêm huyết thanh sau vài giờ, vài ngày, thậm chí sau 10 ngày. 
  • Hội chứng thận hư cũng từng được ghi nhận. Tuy nhiên chưa có đủ cơ sở để khẳng định là do huyết thanh phòng dại gây ra. 

Tóm lại, để huyết thanh kháng dại mang đến hiệu quả tối ưu, người phơi nhiễm với virus dại phải tiêm đúng thời điểm và tuân thủ phác đồ chủng ngừa vắc xin theo khuyến cáo của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần tiến hành vệ sinh, xử lý vết thương đúng cách sau khi phơi nhiễm. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Đa khoa Phương Nam qua Hotline hoặc 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ