Hay Đói Bụng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Hay Đói Bụng Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 21, 2023

Dựa theo quan niệm dân gian từ xưa thì nhiều người cho rằng hay đói bụng là triệu chứng của việc mang thai. Vậy tính chính xác của vấn đề ra sao? Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Vì sao mẹ bầu lại nhanh đói khi mang thai?

Khi qua giai đoạn ốm nghén đa số mẹ bầu sẽ tăng sức ăn và cảm thấy đói bụng thường xuyên. Có thể kể đến những nguyên nhân gây ra tình trạng này như:

  • Thay đổi nội tiết tố: Sau khi trứng đã thụ tinh thành công và làm tổ ở trong tử cung, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh một số Hormone cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi. Các Hormone này đã kích thích mẹ bầu thèm ăn nhiều hơn, luôn thấy đói bụng.
  • Thai nhi phát triển: Thai nhi ngày càng phát triển, đòi hỏi lượng dinh dưỡng cung cấp từ mẹ bầu phải nhiều hơn. Lượng thức ăn được thai phụ ăn vào sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cả hai mẹ con do đó mẹ bầu cảm thấy nhanh đói hơn.
  • Do tâm lý: Do có tâm lý phải ăn nhiều để bé mau lớn nên đa số mẹ bầu cố gắng ăn nhiều hết mức. Việc này khiến cơ thể thai phụ quen dần với lượng thức ăn lớn từ đó sẽ nhanh cảm thấy đói bụng và thèm ăn.
  • Do căng thẳng: Stress hay lo lắng quá mức khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân khiến chị em hay đói bụng và thèm ăn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Đôi khi đói bụng và thèm ăn là tác dụng phụ của những loại thuốc mà mẹ bầu đang uống.
Vì sao mẹ bầu lại nhanh đói khi mang thai?
Thai phụ thường hay đói bụng vì lượng thức ăn tiêu thụ sẽ chuyển hóa thành chất dinh dưỡng nuôi cả 2 mẹ con

Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai?

Mẹ bầu thường hay thèm ăn và hay đói bụng. Vậy triệu chứng hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai không?

Hiện tượng đói bụng là biểu hiện của nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, có thể là dấu hiệu mang thai hay không.

Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai?
Hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai không?

Tùy theo cơ địa mỗi người, có bầu thèm ăn ngay trong những đầu tiên nhưng một vài trường hợp mẹ chỉ ăn nhiều trong tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Như vậy hay đói bụng không phải là dấu hiệu điển hình của tất cả mọi mẹ bầu.

Bên cạnh đó, nếu trước đây bạn không ăn nhiều nhưng nay lại luôn cảm thấy đói và thèm ăn liên tục thì có thể cơ thể bạn đang cần cung cấp thêm năng lượng.

Do đó, để trả lời câu hỏi hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai không thì bạn cần xem xét trong hoàn cảnh cụ thể. Nếu bạn rơi vào các trường hợp dưới đây kết hợp với chứng thèm ăn thì khả năng cao là bạn đã mang bầu:

  • Bạn đang trong thời kỳ sinh hoạt vợ chồng không sử dụng biện pháp an toàn.
  • Bạn bị trễ kinh.
  • Bạn xuất hiện cảm giác đau, tức vùng ngực, núm vú nhô ra và sẫm màu hơn trước.
  • Người thường xuyên mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể tăng và luôn thấy nóng trong người.
  • Dịch nhầy tiết ra nhiều, âm đạo ẩm ướt hơn bình thường.
  • Khoang miệng tiết nhiều nước bọt.
  • Thường có cảm giác đầy bụng, ợ chua, khó tiêu.

Các triệu chứng vừa kể trên chính là các dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu tiên. Tuy nhiên để có kết luận chính xác, bạn cần sử dụng que thử thai và đến khăm thám tại bệnh viện để được siêu âm, chẩn đoán.

Một số nguyên nhân khiến bạn hay đói bụng

Bên cạnh vấn đề hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai không thì bạn cùng cần lưu ý:

Đói bụng do không ăn đủ chất trong ngày

Nếu không ăn đủ lượng Protein trong ngày, bạn sẽ cảm thấy thèm ăn. Protein đóng vai trò kiểm soát sự thèm ăn, tăng sản xuất Hormone báo hiệu cảm giác no. Bạn cần cung cấp đủ 1,25 gam Protein/kg/ngày để cơ thể có đủ năng lượng. Những thực phẩm giàu chất thường tìm thấy trong thịt, cá, trứng sữa, ngũ cốc, đậu phụ.

Khi có đủ lượng Protein cần thiết, bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn. Ngược lại, nếu tiêu thụ thực phẩm nhưng thức ăn không chứa đủ lượng Protein cần thiết bạn thường trong trạng thái đói bụng.

Một số nguyên nhân khiến bạn hay đói bụng
Đói bụng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn ăn không đủ chất

Hay đói bụng do thiếu ngủ

Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể điều hòa nồng độ Hormone Ghrelin. Đây là loại Hormone kích thích sự thèm ăn và đói bụng. Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc mỗi đêm cũng giúp duy trì nồng đồ Leptin (Hormone thúc đẩy cảm giác no) từ đó kiểm soát được sự thèm ăn.

Đói do ăn quá nhanh

Thói quen ăn nhanh, ăn không tập trung cũng khiến bạn nhanh chóng thấy đói bụng. Việc ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn sẽ giúp cơ thể nhận được đủ lượng thức ăn cần thiết và lâu đói hơn.

Đói do ăn quá nhanh
Ăn quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên cảm thấy đói bụng

Hay đói bụng do thiếu nước

Nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn luôn cảm thấy đói bụng thì có khả năng là bạn khát nước. Nước sẽ làm giảm sự thèm ăn và đem đến cảm giác no giả.

Nếu luôn đói bụng, bạn hãy thử uống một ly nước để xem đó có phải do cảm giác khát gây ra không. Bạn cần phải nạp đủ nước cho cơ thể, xen kẽ nước lọc cùng với các loại nước từ trái cây, rau quả.

Hay đói bụng do thiếu nước
Thiếu nước cũng khiến cơ thể cảm thấy mau đói và thèm ăn

Do tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc điều trị như thuốc chống trị trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc trị tiểu đường cũng có khả năng gây cảm giác đói bụng.

Do tác dụng phụ của thuốc
Một số thuốc có tác dụng phụ là gây mau đói và thèm ăn

Đói do bị stress

Căng thẳng thường xuyên cũng làm gia tăng nồng độ Cortisol, một loại Hormone được cho là có khả năng thúc đẩy cơn đói và cảm giác thèm ăn. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng người thường xuyên bị stress thường ăn nhiều hơn những người đang chịu mức độ căng thẳng thấp.

Đặc biệt, khi bị căng thẳng, bạn thường có thói quen tiêu thụ những thực phẩm không lành mạnh như thức ăn nhanh hay chứa nhiều đường.

Đói do bị stress
Stress thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cho bạn cảm thấy thường xuyên đói bụng

Ăn nhiều vẫn đói có thể do thiếu chất xơ

Nếu bạn ăn nhiều nhưng vẫn đói bụng có thể thực đơn hàng ngày của bạn đang thiếu chất xơ. Chất xơ thường làm chậm quá trình tiêu hóa từ đó kiểm soát được cơn đói tốt hơn.

Chất xơ còn giải phóng các Hormone làm giảm cảm giác thèm ăn cũng như sản xuất axit béo chuỗi ngắn có công dụng thúc đẩy cảm giác no. Một số thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, rau củ, trái cây, khoai lang.

Như vậy bạn đã biết được đáp án câu trả lời về vấn đề hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai. Đói bụng là biểu hiện của nhiều trình trạng sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên để có câu trả lời chính xác, bạn cần sử dụng những phương pháp chắc chắn hơn như siêu âm, xét nghiệm, que thử thai.

Các dấu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết

Bên cạnh vấn đề hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai thì nhiều mẹ bầu cũng quan tâm đến một số triệu chứng dễ nhận biết tại nhà. 

Sau đây là một số dấu hiệu mang thai mà chị em có thể tự nhận biết dễ dàng:

Chậm kinh và mất kinh

Đây là một trong những dấu hiệu dễ gặp nhất ở hầu hết phụ nữ mang thai. Lúc này do sự thụ thai đã hoàn thành nên nội tiết tố hCG sẽ được cơ thể tự sinh ra. Sau đó trong khoảng thời gian mang bầu bạn không còn thấy những kỳ kinh tiếp theo nữa.

Tuy nhiên, bên cạnh việc mang thai thì cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến chậm kinh như: Căng thẳng, rối loạn kinh nguyệt, chịu áp lực trong thời gian dài, chế độ sinh hoạt không hợp lý,… Chị em nếu phát hiện chậm kinh cần phải theo dõi cơ thể xem xuất hiện sự khác biệt nào nữa không.

Các dấu hiệu có thai bạn có thể tự nhận biết
Chậm kinh hay mất kinh là một trong những dấu hiệu có thai phổ biến

Ngực đau, căng tức

Sự tăng nhanh Hormone thai kỳ là Progesterone, Estrogen khiến cho ngực của mẹ bầu có những thay đổi rõ rệt. Đây là giai đoạn vùng ngực trở nên sẫm màu hơn, xuất hiện cảm giác ngứa quanh nhũ hoa, bầu ngực to dần lên. Ngoài ra, vùng này cũng sẽ trở nên nhạy cảm so với trước đây, xuất hiện cảm giác đau và căng tức.

Ngực đau, căng tức
Ngực đau căng tức cũng là một trong những dấu hiệu mang thai mà nhiều chị em thường bỏ qua

Thay đổi màu sắc âm đạo và âm hộ

Màu sắc âm đạo và âm hộ thường có những thay đổi sớm nhất từ tuần thứ 4 của thai kỳ. Hai bộ phận này sẽ chuyển từ màu hồng sang tím đỏ sẫm. Nguyên nhân là bởi bởi lượng máu được cung cấp đến mô tại đây có sự gia tăng trong thời kỳ mang thai.

Xuất hiện đốm dịch hồng hoặc thay đổi dịch tiết âm đạo

Vào thời điểm xảy ra kinh nguyệt, nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy có chút dịch màu hồng nhạt hoặc nâu trên quần lót của mình hoặc khi dùng giấy lau vùng kín. Biểu hiện này thường là dấu hiệu mang thai thời kỳ đầu. Ngoài ra, chị em cũng có thể thấy dịch từ âm đạo tiết ra nhiều hơn.

Đi tiểu nhiều

Sự xuất hiện của bào thai sẽ khiến tử cung to ra, sự thay đổi lượng Hormone thai kỳ khiến cho tốc độ máu đi qua thận tăng, bàng quang bị chèn ép và nhanh đầy nên đa số mẹ bầu trong thời kỳ đầu thường xuyên có cảm giác mắc tiểu cũng như đi tiểu nhiều lần.

Đi tiểu nhiều
Sự xuất hiện của bào thai cũng khiến mẹ bầu thường xuyên đi tiểu

Buồn nôn và nôn

Những tuần đầu tiên khi mang thai nhiều chị em thường có cảm giác buồn nôn và nôn do lượng Hormone Progesterone gia tăng làm cho dạ dày trở nên nhạy cảm hơn. Tùy vào từng trường hợp mà hiện tượng này sẽ mất dần đi từ tháng 4 của thai kỳ hoặc kéo dài hơn.

Buồn nôn và nôn
Buồn nôn là biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mang thai

Mệt mỏi, cảm giác thèm ăn thay đổi

Thời kỳ đầu mẹ bầu dễ cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm hơn do cơ thể đang chuẩn bị cho quá trình phát triển của thai nhi. Biểu hiện này thường đi kèm với tình trạng được gọi là ốm nghén.

Mệt mỏi, cảm giác thèm ăn thay đổi
Nghén cũng là một trong những dấu hiệu thường gặp ở thai phụ

Cảm giác thèm ăn của mẹ bầu lúc này cũng có sự thay đổi như: Nhanh đói, chán ăn, thèm một loại thực phẩm nào đó,… Lúc này nhiều chị em không thể chịu được những loại mùi vị thông thường vẫn thích hay là tất cả các mùi.

Thở khó, thở hụt hơi

Đây là dấu hiệu mang thai nhiều chị em thường gặp phải từ giai đoạn đầu. Mức độ thở khó ở mỗi người không giống nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể cần thêm lượng oxy để nuôi phôi thai phát triển hoặc sự gia tăng lượng Hormone Progesterone.

Tăng nhiệt độ cơ thể

Nhiều phụ nữ khi thấy nhiệt độ cơ thể mình bỗng tăng lên liền nghĩ đây là triệu chứng bị sốt nhưng trên thực tế thì đau lại là dấu hiệu của việc mang thai. Đây là tình trạng Hormone Progesterone trong thai kỳ tiết ra nhiều hơn nên sẽ khiến số đông thai phụ tăng thân nhiệt, luôn cảm thấy nóng bức.

Tăng nhiệt độ cơ thể
Trong thời gian mang thai lượng Hormone Progesterone sản sinh nhiều khiến mẹ bầu tăng thân nhiệt, luôn cảm thấy nóng bức

Bụng đau âm ỉ

Nếu bạn xuất hiện cảm giác đau bụng âm ỉ như trong kỳ kinh nguyệt thì có thể bạn đã mang thai. Biểu hiện này thường đi kèm với các hiện tượng: Cơ thể mệt mỏi, ngực căng tức, ra máu hồng ở vùng kín,…

Bụng đau âm ỉ
Đau bụng âm ỉ cũng là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Lưng đau

Sự phát triển tử cung trong suốt quá trình mang thai sẽ khiến cho phụ nữ thường xuyên cảm thấy vùng sống lưng của mình đau nhức. Đây chính là một trong những triệu chứng cho thấy có sự xuất hiện thai nhi.

Que thử thai 2 vạch

Sử dụng que thử thai là việc làm rất phổ biến được chị em lựa chọn. Nếu sau khi quan hệ tình dục khoảng 2 tuần chị em nhận thấy sự xuất hiện của những triệu chứng trên thì nên mua que thử thai về sử dụng. Nếu que có kết quả 2 vạch thì khả năng mang thai rất cao.

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc hay đói bụng có phải dấu hiệu mang thai. Để đảm bảo chắc chắn về sự xuất hiện của thai nhi bạn cần chọn cơ sở y tế uy tín khi thăm khám, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán cần thiết. Nếu có câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 .

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ