Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng năm 7, 2024
Mục Lục Bài Viết
Bảng Calo các loại trái cây phổ biến (đơn vị kcal/100gram):
Táo | 52 calo |
Quả mơ | 43 calo |
Chuối | 88 calo |
Cam | 45 calo |
Việt quất | 35 calo |
Dâu đen | 43 calo |
Dưa hoàng yến | 54 calo |
Quả anh đào/cherry | 50 calo |
Nham lê (Nam việt quất) | 46 calo |
Quả sung | 107 calo |
Gừng | 40 calo |
Bưởi | 50 calo |
Nho | 70 calo |
Kiwi | 51 calo |
Chanh | 35 calo |
Vải thiều | 66 calo |
Xoài | 62 calo |
Chanh dây | 97 calo |
Quả đào | 41 calo |
Quả Lê | 55 calo |
Mận | 47 calo |
Trái thạch lựu | 74 calo |
Mộc qua | 38 calo |
Mâm xôi | 36 calo |
Cây đại hoàng | 21 calo |
Quả tầm xuân (Rosehip) | 162 calo |
Dâu tây | 32 calo |
Dưa hấu | 30 calo |
Ổi | 68 calo |
Nhìn chung, đa phần các loại trái cây đều chứa lượng calo thấp.
Tuy nhiên, mỗi loại trái cây sẽ phù hợp với từng đối tượng nhất định:
Qua chia sẻ trên phần nào giúp chúng ta biết được bảng calo trái cây, từ đó giúp bạn đọc lựa chọn được những loại trái cây phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Tiếp theo đây, mời bạn cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu lợi ích và lưu ý khi ăn trái cây.
Ăn trái cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính bao gồm:
Chúng ta thường ăn trái cây sau mỗi bữa ăn để tráng miệng, tuy nhiên các nghiên cứu đã cho thấy trong thành phần của trái cây chứa nhiều cacbonhydrat, đường mía, tinh bột, đường glucose…
Những hoạt chất này sẽ tạo thêm “gánh nặng” cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy nếu bạn ăn ngay sau bữa chính.
Thời điểm ăn trái cây tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 1 – 2 giờ.
Bạn nên hạn chế ăn trái cây ngay sau khi uống thuốc hay sử dụng những thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Ví dụ như bưởi có thể phản ứng với một số loại thuốc statin, thuốc giảm huyết áp và thuốc chống ung thư, giảm hiệu quả của thuốc đối với cơ thể.
Nên ưu tiên uống sinh tố, smoothie thay vì nước ép trái cây. Vì trong quá trình ép lấy nước, lượng vitamin và chất xơ có trong trái cây đã mất đi đáng kể.
Một số người còn bị dị ứng với các loại trái cây nhất định, những triệu chứng bao gồm ngứa, đỏ, sưng tấy, khó thở,…Nếu bạn nghi ngờ bạn dị ứng với một loại trái cây nào đó, hãy ăn thử một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của cơ thể nhé.
Lựa chọn trái cây phù hợp, ăn đúng cách sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của trái cây, đảm bảo sức khỏe. Những lưu ý trên đây giúp bạn trải nghiệm an toàn và hiệu quả khi thưởng thức trái cây.
Ở phần tiếp theo, mời bạn cùng Đa khoa Phương Nam tham khảo một số công thức nước uống lành mạnh, dễ làm tại nhà từ trái cây nhé!
Công thức nước uống lành mạnh từ trái cây khá đa dạng, bạn có thể kết hợp các loại trái cây lại với nhau để tạo ra một loại thức uống vừa ngon lại đầy đủ vitamin và dưỡng chất nhé.
Sinh tố từ các loại trái cây tươi xoài, dứa là công thức tuyệt vời giúp bạn vừa giảm cân, làm đẹp da và còn là thức uống giải khát tuyệt vời cho mùa hè oi bức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 200g xoài, 200g dứa, 1 hộp sữa chua, sữa tươi, đá viên
Cách thực hiện:
Sinh tố cam và cà rốt là loại thức uống healthy phổ biến với đầy đủ vitamin và các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ cà rốt, 1 quả cam, 1 quả chanh, đá viên.
Cách thực hiện:
Sự kết hợp tuyệt vời giữa vị chua của việt quất cùng vị ngọt thơm của đào sẽ tạo nên thức uống mang hương vị khó quên.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 100g việt quất, 300g đào, 1 ly sữa tươi, đá viên.
Cách thực hiện:
Những ai thích một loại thức uống có vị nhạt nhạt, thanh mát thì sinh tố thanh long, táo chính là sự lựa chọn tuyệt vời.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Nửa quả thanh long, 1 quả táo, 1 ly sữa, đá viên.
Cách thực hiện:
Vậy là chúng ta đã biết thêm được một số công thức nước uống rất healthy và dinh dưỡng từ trái cây. Qua những thông tin hữu ích trên, phần nào giúp người đọc biết lượng calo của từng loại trái cây phổ biến. Cũng như các loại trái phù hợp với từng đối tượng sử dụng.
Trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, chất xơ, khoáng chất và chứa ít chất béo rất tốt cho sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý không nên ăn trái cây lúc bụng quá no, ăn trái cây tốt hơn là uống nước ép trái cây cũng như không ăn trái cây cùng lúc với sử dụng các thuốc điều trị bệnh.
Ngoài ra, để tăng thêm hương vị bạn có thể kết hợp các loại trái cây lại với nhau để tạo ra những món nước vừa bổ dưỡng vừa giải khát cho mùa hè oi bức nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!