Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 3, 2022
Mục Lục Bài Viết
Virus dại lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp (qua da vết thương hở hoặc niêm mạc ở miệng, mũi, mắt) với nước bọt, mô não hoặc hệ thần kinh từ động vật đã bị nhiễm bệnh. Bệnh nhân thường bị dại từ vết cắn của động vật. Cũng có trường hợp mắc bệnh dại do phơi nhiễm mà không cần bị cắn nhưng hiếm khi xảy ra. Cụ thể là vết thương hở hoặc trầy xước tiếp xúc với nước bọt hay vật liệu có khả năng lây truyền từ động vật dại.
Hít phải virus bệnh dại ở dạng khí dung cũng là một đường phơi nhiễm tiềm ẩn. Nhưng hầu hết mọi người đều không hít phải virus này ngoại trừ nhân viên phòng thí nghiệm. Bệnh dại lây truyền qua việc ghép tạng và giác mạc đã được ghi nhận nhưng chúng cũng rất hiếm gặp.
Về mặt lý thuyết, vết cắn từ người bị nhiễm bệnh dại có thể lây truyền virus nhưng hiện chưa có trường hợp nào được ghi nhận. Hành động tiếp xúc thông thường ví dụ như chạm vào người mắc bệnh dại, tiếp xúc với mô hoặc chất lỏng (máu, nước tiểu, phân) qua da bình thường sẽ không có nguy cơ lây truyền. Virus dại sẽ không lây truyền khi nó ở dạng khô và dưới ánh sáng mặt trời. Những điều kiện môi trường khác nhau cũng tác động đến tốc độ của virus.
Thắc mắc bệnh dại lây qua đường nào đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Tuy nhiên hiện vẫn có nhiều vấn đề khác bị mọi người hiểu sai về bệnh dại. Hãy cùng nhau tìm hiểu thêm nhé.
Dưới đây là những vấn đề thường bị hiểu lầm về bệnh dại:
Bệnh dại chỉ lây truyền qua vết cắn của động vật
Bệnh dại lây qua đường nào đến nay vẫn là thắc mắc của nhiều người. Mặc dù vấn đề này vốn cần được phổ cập rộng rãi để chúng ta có thể phòng tránh thật tốt. Như đã đề cập ở phần trên, virus dại lây truyền chủ yếu thông qua việc tiếp xúc với nước bọt của động vật mang bệnh. Bị động vật cắn là cách thức lây truyền dại phổ biến nhất. Tuy nhiên, virus vẫn có thể lây lan khi nước bọt xâm nhập vào bất kỳ màng nhầy hoặc vết thương hở nào. Vì thế, hành vi cào hoặc liếm của động vật dại cũng có khả năng lây truyền virus.
Vết cắn của động vật dại sẽ rất dễ nhận biết
Tại Hoa Kỳ và Canada, đa phần các trường hợp mắc bệnh dại ở người đều có liên quan đến dơi. Vì dơi có kích thước nhỏ nên vết trầy xước hay vết cắn do chúng gây ra sẽ không đáng chú ý hoặc không rõ ràng. Thậm chí, nạn nhân còn không biết bản thân đã tiếp xúc với dơi. Dơi hoạt động mạnh nhất vào ban đêm. Lúc này, chúng sẽ cào hoặc cắn một người khi họ đang ngủ. Nếu thức dậy và thấy trong phòng mình có dơi, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
Động vật khi mắc bệnh dại sẽ có những biểu hiện không khỏe
Đa phần động vật sẽ có những dấu hiệu như mắt đỏ ngầu, cắn người, hung dữ khi chúng nhiễm bệnh dại. Tuy nhiên vẫn có động vật bị nhiễm dại không thể hiện bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào một cách rõ ràng. Nếu bạn hoặc người thân bị động vật cào hay cắn thì hãy dùng nước và xà phòng rửa vết thương thật kỹ, đồng thời đến cơ sở y tế thăm khám ngay.
Các triệu chứng của bệnh dại sẽ xuất hiện ngay sau khi bị cắn
Sau khi bị động vật dại cắn, các triệu chứng có thể phải mất khoảng vài tuần, vài tháng hoặc nhiều năm mới biểu hiện ở người. Thời kỳ này được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh cũng khác nhau tùy vào loại động vật cắn và vị trí của vết thương.
Bạn chỉ có thể tiêm vaccine bệnh dại sau khi bị cắn
Có thể tiến hành tiêm vắc xin dại trước khi bị cắn để phòng ngừa cho những đối tượng đối mặt với nguy cơ cao nhiễm virus dại. Ví dụ như người tiếp xúc với động vật nhiễm dại, động vật hoang dã hay đi du lịch đến nơi có bệnh dại.
Chúng ta đã biết bệnh dại lây qua đường nào, do đó hãy chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin nhé. Bạn hãy tham khảo ngay phác đồ chủng ngừa dại dưới đây:
Đối tượng có nguy cơ cao tiếp xúc với bệnh dại như nhân viên phòng thí nghiệm, người chăm sóc động vật, bác sĩ thú y,… nên tiến hành tiêm ngừa vắc xin. Vắc xin dại cũng được xem xét cho những đối tượng:
Lịch chủng ngừa vắc xin dại được chia thành 3 mũi vào những thời điểm sau:
Nhân viên phòng thí nghiệm hoặc những người tiếp xúc nhiều lần với virus dại cần xét nghiệm định kỳ và sử dụng thêm mũi tiêm tăng cường khi cần thiết.
Bất kỳ ai bị động vật cắn cũng cần tiến hành làm sạch vết thương và đến gặp bác sĩ thăm khám ngay. Bác sĩ sẽ quyết định xem họ có cần tiêm phòng chữa bệnh dại hay không.
Trước khi tiêm ngừa bệnh dại bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu:
Từng bị dị ứng nghiêm trọng (đe dọa đến tính mạng) với vắc xin phòng ngừa bệnh dại trước đó. Hoặc bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Có hệ thống miễn dịch suy yếu vì:
Bạn vẫn có thể tiêm vắc xin dại nếu bị bệnh nhẹ, ví dụ như cảm lạnh. Nhưng nếu bạn bị bệnh vừa hoặc nặng thì phải đợi đến khi hồi phục rồi mới chủng ngừa vắc xin. Nếu đã tiếp xúc với virus dại, bạn cần tiêm vắc xin bất kể đang mắc phải bệnh lý gì.
Ngoài việc tìm hiểu bệnh dại lây qua đường nào, chúng ta cần biết những biện pháp giúp dự phòng căn bệnh này:
Nếu bạn đã bị động vật cắn, nhất là khi không biết rõ nguồn gốc của nó thì phải:
Bên cạnh câu hỏi bệnh dại lây qua đường nào, Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn đọc giải đáp thêm một số thắc mắc có liên quan:
Người giết mổ gia súc không may tiếp xúc với não bộ, cơ quan nội tạng, hệ thần kinh của con vật nhiễm bệnh dại cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên trường hợp này ít khi gặp phải. Hiện vẫn chưa có ghi nhận về việc lây truyền bệnh dại thông qua việc ăn thịt chín của động vật mang bệnh.
Bệnh dại có thể lây truyền thông qua nước bọt, máu,… Do đó, người mắc bệnh dại quan hệ tình dục có thể lây virus sang đối phương. Vì thế, nếu đang nghi ngờ nhiễm virus dại, bạn cần thực hiện các phương pháp dự phòng đầy đủ và tránh quan hệ tình dục cho đến khi chắc chắn bản thân khỏe mạnh.
Bệnh dại có khả năng lây truyền qua vật trung gian. Như đã đề cập ở những phần trước, đường lây truyền của bệnh dại gồm có:
Việc truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép nội tạng, giác mạc có thể xảy ra nhưng tương đối hiếm. Các trường hợp được ghi chép trong y văn từ trước đến nay là 3 người ghép tạng và 8 người ghép giác mạc. Chúng ta sẽ ngăn ngừa được nguy cơ này thông qua những quy định nghiêm ngặt về việc ghép tạng và hiến giác mạc. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết nguy cơ lây truyền bệnh cũng có thể xuất phát từ vết cắn do con người gây ra. Nhưng hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào.
Bệnh dại có thể lây khi tiếp xúc với nước bọt của người mang virus. Cụ thể là thông qua vết cắn, hành động hôn, da bị tổn thương, niêm mạc, sử dụng chung vật dụng ăn uống, thực phẩm dính nước bọt của bệnh nhân,… Trường hợp lây bệnh dại từ người sang người không phổ biến. Hiện chỉ có một vài báo cáo mắc bệnh dại lây từ người sang người thông qua vết cắn. Ở người, virus dại có thể xuất hiện trong nước bọt bao lâu trước khi biểu hiện triệu chứng vẫn chưa được biết rõ.
Virus dại sẽ bị mất độc lực dưới ánh sáng và những chất sát khuẩn có nồng độ từ 2 – 5%. Virus sống được từ vài tuần đến 12 tháng trong điều kiện lạnh 4 độ C. Ở môi trường dưới 0 độ C có thể sống được từ 3 – 4 năm. Virus dại chủ yếu được bảo tồn trong cơ thể vật chủ.