Giải Đáp: Đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > Giải Đáp: Đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Leong Yuet Cheng | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 19, 2020

Đau bụng dưới là hiện tượng bình thường ở phụ nữ, xảy ra do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là 2 nguyên nhân chính: Bạn đã có thai hoặc đang trong thời kỳ kinh nguyệt. Vậy đau bụng dưới có phải mang thai không? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.

dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-khong

Đau bụng dưới có phải mang thai không?

Đau bụng dưới dễ bị nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt hoặc các bệnh lý khác. Vì thế, bạn cần căn cứ vào các dấu hiệu sau đây để biết đau bụng dưới có phải mang thai hay không:

Dấu hiếu bạn đã mang thai

  • Vòng một thay đổi rõ rệt: To hơn, núm vú sẫm màu, sưng và ngứa ngáy,… Ngoài ra, vòng một sẽ bị rạn trong những tháng thai kỳ tiếp theo.
  • Ốm nghén: Nôn ói khi ngửi mùi lạ, chán ăn/thèm ăn, chóng mặt, đau đầu,… Là các triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu.
  • Máu bào thai: Là những đốm máu nhỏ do quá trình tạo phôi thai gây ra các vết thương, chảy máu. Máu bào thai màu hồng nhạt, xuất hiện thành từng đốm nhỏ trong vòng 1 – 2 ngày.
  • Chậm kinh: Nếu phụ nữ kinh nguyệt đều thì chậm kinh là dấu hiệu của việc mang thai. Đối với người kinh nguyệt không đều thì nên mua que thử để có kết quả chính xác.
  • Đau lưng: Phụ nữ mang thai chịu sự thay đổi về cơ thể, tác động mạnh tới vùng lưng khiến nữ giới rất dễ bị đau lưng, thậm chí là chuột rút.
  • Nhạy cảm: Nữ giới mang thai sẽ thấy tâm trạng thay đổi và nhạy cảm hơn do ảnh hưởng của hormone thai kỳ.
dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-khong
Cần nắm rõ các dấu hiệu mang thai để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý khác

Nguyên nhân thai phụ bị đau bụng dưới khi mang thai

  • Phôi thai làm tổ: Trứng được thụ tinh, trong quá trình đi qua niêm mạc tử cung  làm tổ có thể khiến bạn bị đau râm ran vùng bụng.
  • Tử cung lớn dần: Khi tử cung có sự thay đổi sẽ khiến bụng hơi trướng và có dấu hiệu đau bụng dưới.
  • Giãn dây chằng: Tử cung phát triển to làm giãn các dây chằng khiến bạn khó chịu, đau bụng dưới.
  • Táo bón và đầy hơi: Đây là vấn đề không thể thiếu trong giai đoạn thai kỳ, do các hormone tăng lên làm thức ăn bị tiêu hóa chậm.
  • Nguy cơ sảy thai: Đau bụng kèm theo ra máu tươi là báo hiệu nguy cơ sảy thai bạn cần chú ý.
  • Thai ngoài tử cung: Thai phụ gặp các vấn đề như nôn ói, choáng váng, đau bụng và ra máu đen có thể đang bị thai ngoài tử cung

Đau bụng dưới có phải mang thai không? sẽ được giải đáp rõ ràng khi bạn trực tiếp tới thăm khám tại chuyên khoa sản ở các địa chỉ y tế uy tín.

Cách giảm đau bụng dưới khi mang thai

  • Bổ sung cho cơ thể nhiều thực phẩm chứa vitamin, dưỡng chất.
  • Hạn chế dùng rượu, chất kích thích.
  • Tắm nước ấm và mặc quần áo thoải mái.
  • Vận động nhẹ nhàng, đều đặn.
  • Masasge nhẹ nhàng vùng bụng.
  • Nghỉ ngơi nhiều và hợp lý.
  • Đi tiểu thường xuyên.

Các trường hợp đau bụng dưới do nguyên nhân khác

Nếu đã áp dụng biện pháp thử thai nhưng kết quả không có thì tình trạng đau bụng dưới có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Chu kì kinh nguyệt

Khi nữ giới bước vào chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để đẩy máu ra ngoài, gây đau bụng dưới. Cơn đau này tùy thuộc vào từng thể trạng mỗi người, có người đau dữ dội nhưng có người lại đau râm ran.

Hội chứng ruột kích thích

Sau khi giải đáp được thắc mắc: Đau bụng dưới có phải mang thai không? mà vẫn còn thấy dấu hiệu trên, thì có lẽ bạn đang bị rối loạn tiêu hóa. Nhất là những ai hay bị táo bón, đầy hơi sẽ dễ bị hội chứng ruột kích thích.

dau-bung-duoi-co-phai-mang-thai-khong
Hội chứng ruột kích thích

Sỏi thận

Khi bị sỏi thận giai đoạn đầu, bạn sẽ chỉ thấy đau bụng dưới nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và lan sang các vùng khác thì bạn nên tới các địa chỉ chăm sóc sức khỏe để được hỗ trợ ngay.

Nhiễm trùng đường tiểu

Dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu đó chính là những cơn đau bụng râm ran và tiểu tiện liên tục. Đây là căn bệnh dễ gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được thăm khám kịp thời.

Bệnh phụ khoa

Phụ nữ thường là đối tượng mắc bệnh, nhất là những căn bệnh phụ khoa: Viêm buồng trứng, u xơ tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư buồng trứng… Ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và gây ra những cơn đau bụng dưới. Tìm hiểu ý nghĩa của gói khám phụ khoa tổng quát

Bệnh xã hội

Những người mắc bệnh lậu và Chlamydia thường bị đau bụng dưới, vùng chậu kèm theo các dấu hiệu khác như chảy dịch âm đạo.

Đau bụng dưới có phải mang thai không? đã được giải đáp một phần qua bài viết sau. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 2222 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY. Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ