Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 18, 2022
Mục Lục Bài Viết
Phế cầu khuẩn là loại vi khuẩn thuộc chi Streptococcus pneumoniae. Chúng sẽ trú ngụ trong mũi họng và gây ra bệnh khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Phế cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đi vào máu, phổi, não và gây bệnh. Phế cầu có khả năng lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng thông qua đường hô hấp.
Bé dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch kém nếu chưa được chủng ngừa vắc xin và đi học tại nhà trẻ sẽ dễ bị nhiễm phế cầu khuẩn. Loại vi khuẩn này là tác nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm tai giữa,… Trẻ có khả năng gặp một số di chứng nguy hiểm như chậm phát triển, mù, điếc,… Trường hợp không chữa trị kịp thời, trẻ có thể tử vong. Vì thế, tiêm phế cầu cho trẻ khi đủ tuổi là phương pháp phòng bệnh vô cùng cần thiết và hiệu quả.
Vắc xin phế cầu giúp ngăn ngừa vi khuẩn Streptococcus pneumoniae. Vắc xin phế cầu hiện được chỉ định tiêm cho bé từ 6 tuần – 5 tuổi với những phác đồ khác nhau tùy vào từng giai đoạn phát triển. Tại Việt Nam hiện đang có 2 loại vắc xin phế cầu, bao gồm:
Một số bệnh do phế cầu khuẩn gây ra rất khó phát hiện, ví dụ như viêm màng não có triệu chứng ban đầu ở trẻ em dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Ngoài ra, phế cầu khuẩn còn có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa, viêm phổi,…
Vào bất kỳ thời điểm nào, phế cầu khuẩn cũng có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ và gây bệnh. Nhất là các bé có hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe yếu thì càng dễ mắc bệnh và tiến triển nghiêm trọng hơn. Trẻ nhỏ không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó khi đủ tuổi bắt buộc phải tiêm phế cầu cho trẻ.
Để biết tiêm phế cầu cho trẻ khi nào, bạn hãy tham khảo những thông tin cụ thể dưới đây:
Synflorix là loại vắc xin được chọn dùng rộng rãi để chủng ngừa cho trẻ. Vắc xin được sử dụng để tiêm cho bé từ 6 tuần – 5 tuổi. Trẻ sẽ bác sĩ tiêm ở vùng cơ delta cánh tay hoặc mặt trước bên của đùi tùy vào từng độ tuổi. Phác đồ chủng ngừa cho trẻ như sau:
Trẻ sinh non (lớn hơn hoặc bằng 27 tuần tuổi): Tiêm ngừa Synflorix khi bé được 2 tháng tuổi và dùng phác đồ cơ bản 3 + 1 ở trên.
Vắc xin phế cầu 13 ngăn ngừa các bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn gây nguy hiểm cho người trưởng thành và trẻ nhỏ. Điển hình là bệnh viêm tai giữa cấp tính, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết,… do phế cầu.
Trẻ em từ 6 tuần – 6 tháng tuổi:
Lịch tiêm 3 liều cơ bản:
Lưu ý: Mũi tiêm thứ nhất của phác đồ có thể bắt đầu từ khi bé được 6 tuần tuổi.
Trẻ em từ 7 – 11 tháng tuổi (chưa từng được chủng ngừa trước đó):
Lịch tiêm 2 mũi cơ bản:
Lưu ý: Tiêm mũi nhắc lại cách mũi 2 ít nhất 2 tháng.
Trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi (chưa từng chủng ngừa vắc xin trước đó):
Trẻ từ 24 tháng tuổi và người lớn: Chủng ngừa 1 mũi duy nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần đưa trẻ đi chủng ngừa vắc xin đúng lịch. Trì hoãn lịch tiêm có thể làm nguy cơ nhiễm bệnh đã được loại trừ gia tăng hoặc khiến các bệnh bội nhiễm, truyền nhiễm như viêm phổi, viêm họng, thủy đậu, sởi, cúm,… trở nặng và khó chữa trị hơn. Trẻ cần khoảng 5 năm đầu đời để xây dựng một hệ miễn dịch hoàn thiện. Do đó, tiêm vắc xin đầy đủ là phương pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ hiệu quả.
Tiêm phế cầu cho trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ như sau:
Một vài tác dụng phụ hiếm gặp khác bao gồm: Phát ban, nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc bất thường, tụ máu hoặc chảy máu ở vết tiêm, sốt cao trên 39 độ C,… Lúc này, phụ huynh nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám để có giải pháp can thiệp kịp thời.
Vắc xin phế cầu cần được chủng ngừa đúng liều lượng và độ tuổi theo quy định. Tuy nhiên cũng có trường hợp cần cân nhắc khi tiêm ngừa. Trẻ sinh non < 28 tuần, bị suy lách, nhiễm HIV, rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch, giảm bạch cầu,… cần được bác sĩ tư vấn để chọn phương pháp chủng ngừa an toàn.
Chống chỉ định tiêm vắc xin phế cầu cho phụ nữ đang cho con bú, thai phụ, người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin và những đối tượng có sức khỏe không ổn định ở thời điểm chủng ngừa. Phải tiêm phế cầu cho trẻ đúng theo độ tuổi, liều lượng được khuyến cáo để tối ưu hóa công dụng của vắc xin. Phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng sức khỏe của con sau khi chủng ngừa để kịp thời xử trí nếu xuất hiện phản ứng phụ nặng nề.
Giá tiêm phế cầu khuẩn cho trẻ hiện nay dao động từ 1.300.000 – 1.600.000 đồng/liều. Mức giá này sẽ có sự chênh lệch ở mỗi cơ sở y tế. Những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến mức giá trên gồm có loại vắc xin, chất lượng dịch vụ tiêm chủng, trình độ của bác sĩ,… Để được báo giá chính xác, bạn hãy liên hệ trực tiếp với cơ sở y tế nhé.