Tiêm Phế Cầu Có Sốt Không? Xử Trí Tác Dụng Phụ Thế Nào?

Trang chủ > Tiêm chủng > Vắc xin phế cầu > Tiêm Phế Cầu Có Sốt Không? Xử Trí Tác Dụng Phụ Thế Nào?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Chín 19, 2022

Vắc xin phế cầu mang đến cho chúng ta nhiều lợi ích, nó đặc biệt có ý nghĩa với trẻ nhỏ. Loại vắc xin này hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm gây ra bởi phế cầu khuẩn. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn lo lắng chưa biết tiêm phế cầu có sốt không? Tiêm phế cầu 13 có sốt không? Cần xử trí thế nào khi gặp phản ứng phụ? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Tiêm phế cầu có sốt không? Tiêm phế cầu 13 có sốt không?

Tiêm phế cầu có sốt không? hay Tiêm phế cầu 13 có sốt không? Bị sốt từ 38 độ C trở lên là phản ứng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa vắc xin Synflorix, Prevenar 13 cũng như hầu hết các loại vắc xin khác. Ngoài ra, tinh thần của bé cũng có thể bị kích thích nhẹ và chán ăn. 

Nếu bé đang bị nhiễm trùng cấp tính hoặc sốt thì cần hoãn chủng ngừa vắc xin cho đến khi hồi phục. Với các bé mắc chứng rối loạn động kinh, ví dụ như co giật, động kinh, có tiền sử hoặc người thân từng bị sốt co giật thì hiện tượng sốt sau khi tiêm ngừa phế cầu sẽ phức tạp hơn. Các bé này vẫn có thể chủng ngừa vắc xin phế cầu tùy vào quyết định của bác sĩ. Tuy nhiên thường phải sử dụng thêm liều Paracetamol (Acetaminophen) để ngăn chặn nguy cơ bị sốt sau khi tiêm vắc xin. 

Tóm lại, Tiêm phế cầu có sốt không? Tiêm phế cầu 13 có sốt không? sẽ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ. Thế nhưng đa phần các trường hợp bé bị sốt sau khi tiêm vắc xin phế cầu đều tự khỏi nhanh chóng và không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Phụ huynh nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, cho con chủng ngừa đúng và đủ số mũi vắc xin được khuyến cáo.  Tìm hiểu những ai nên và không nên tiêm vắc xin phế cầu?

Tiêm phế cầu có sốt không?
Sốt là phản ứng phụ thường gặp sau khi chủng ngừa vắc xin phế cầu

Tiêm phế cầu có thể gặp những tác dụng phụ gì?

Thắc mắc tiêm phế cầu có sốt không đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy tiêm phế cầu có thể gặp những tác dụng phụ gì? Dưới đây là một số tác dụng phụ sau khi tiêm phế cầu:

  • Rất thường gặp (tỷ lệ từ 10% trở lên): Chóng mặt, chán ăn, kích thích, đau, đỏ, sưng tại vị trí tiêm, sốt từ 38 độ C trở lên (đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ < 2 tuổi).
  • Thường gặp (tỷ lệ từ 1 – 10%): Vị trí tiêm chai cứng, sốt trên 39 độ C (đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ < 2 tuổi), sốt từ 38 độ C (đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ từ 2 – 5 tuổi). 
  • Phản ứng không thường gặp (tỷ lệ từ 0,1 – 1%): Nôn mửa, tiêu chảy, trẻ quấy khóc bất thường, nơi tiêm bị u máu, chảy máu và xuất hiện nốt sưng đỏ, sốt trên 40 độ C (đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ < 2 tuổi), sốt cao hơn 39 độ C (đo nhiệt độ hậu môn ở trẻ từ 2 – 5 tuổi). Bên cạnh đó, trẻ non tháng có thể xuất hiện tình trạng ngưng thở.
  • Phản ứng hiếm gặp (tỷ lệ 0,01 – 0,1%): Giảm đáp ứng, giảm trương lực cơ, nổi mề đay, phát ban da, co giật do lên cơn sốt, chàm, viêm da không điển hình, viêm da dị ứng.

Những trường hợp này cần được theo dõi, chữa trị kịp thời tại bệnh viện để đảm bảo an toàn cho bé sau khi chủng ngừa vắc xin.

Cách xử trí khi gặp tác dụng phụ

Bên cạnh việc tìm hiểu tiêm phế cầu có sốt không, bạn đọc nên biết cách xử trí khi gặp tác dụng phụ. Người lớn và trẻ em sau khi chủng ngừa đều cần ở lại cơ sở y tế theo dõi sức khỏe tối thiểu 30 phút. Các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiêm nếu có phản ứng dị ứng. Nếu gặp biểu hiện bất thường như da mẩn đỏ, thở nhanh, khò khè hay ngắt quãng, nôn trớ,… cần thông báo ngay cho nhân viên y tế. Dưới đây là một số cách giúp hạ sốt và làm giảm đau sau khi tiêm: 

  • Nên mặc quần áo có độ thấm hút tốt, thoáng mát.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng mỗi ngày, cho trẻ bú và uống nhiều nước hơn.
  • Có thể sử dụng thuốc hạ sốt thông thường như Ibuprofen, Paracetamol với liều lượng phù hợp với cân nặng.
  • Để giảm đau có thể tiến hành chườm lạnh. Tránh xoa dầu, chạm, chườm nóng hay đắp bất kỳ thứ gì lên vị trí tiêm.
  • Không sử dụng Aspirin hoặc các loại thuốc hạ sốt, ho khác vì có thể làm tăng liều Paracetamol.

Phụ huynh cần lưu ý những phản ứng sau tiêm nghiêm trọng để nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế, cụ thể gồm có:

  • Sốt trên 39 độ C, kèm theo triệu chứng tím tái, co giật, khó thở, quấy khóc trên 3 tiếng. Trẻ bú kém hoặc bỏ bú.
  • Suy chức năng các cơ quan như gan, thận, tuần hoàn, hô hấp,…
  • Sưng quầng đỏ tại vết tiêm, phát ban kéo dài.
Cách xử trí khi gặp tác dụng phụ
Mẹ hãy cho bé bú nhiều hơn khi bị sốt, đau sau tiêm vắc xin

Có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ hay không?

Tiêm phế cầu có sốt không? Bạn thấy đấy, sốt là phản ứng phụ phổ biến sau khi chủng ngừa vắc xin phế cầu. Việc tiêm phế cầu có sốt không sẽ còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vậy phụ huynh có nên tiêm vắc xin phế cầu cho trẻ hay không? Phế cầu thường gây bệnh ở trẻ < 5 tuổi. Chủ yếu là các bệnh lý tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm mũi, viêm họng. Nghiêm trọng hơn là bệnh nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Vi khuẩn có thể phát tán trong cộng đồng rất nhanh vì lây lan thông qua đường hô hấp.

Ngoài các biến chứng nguy hiểm, hiện tượng đề kháng kháng sinh cũng là trở ngại lớn trong quá trình chữa trị bệnh do phế cầu. Thời gian chữa trị sẽ kéo dài và rất tốn chi phí. Do đó, tiêm vắc xin phế cầu là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất, phụ huynh nên cho con thực hiện.

Những lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu Synflorix

Để đảm bảo an toàn và tránh gây ra phản ứng phụ khi tiêm vắc xin Synflorix cho trẻ, bố mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây:

  • Nếu bé đang bị sốt cao cấp tính cần trì hoãn tiêm chủng.
  • Với bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được tiêm vắc xin Synflorix bằng đường tĩnh mạch hoặc trong da. 
  • Phải thận trọng khi chủng ngừa cho bé có dấu hiệu rối loạn đông máu hoặc giảm tiểu cầu.
  • Vắc xin Synflorix không có công dụng ngăn ngừa tất cả các type huyết thanh. Ngoại trừ các type đã có trong thành phần vắc xin.
  • Mặc dù thành phần của vắc xin Synflorix có giải độc tố bạch hầu, uốn ván, Hib. Nhưng việc chủng ngừa Synflorix không thể thay thế liệu trình tiêm thường quy với các loại vắc xin uốn ván, bạch hầu, Hib.
  • Trẻ đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc có hệ miễn dịch suy giảm có thể làm giảm đáp ứng kháng thể với miễn dịch chủ động do vắc xin tạo ra. 
  • Hiệu quả đáp ứng với vắc xin thường không cao ở các bé có nguy cơ mắc bệnh do phế cầu. Ví dụ như trẻ nhiễm HIV, bị bệnh mạn tính, suy lách, hồng cầu hình liềm, suy giảm miễn dịch,…
  • Lịch chủng ngừa vắc xin Synflorix nên tiến hành khi bé < 2 tuổi.
  • Sử dụng Paracetamol nhằm mục đích dự phòng sốt sau khi chủng ngừa có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của bé đối với vắc xin phế cầu. Chỉ nên cho bé dùng thuốc nếu sốt trên 38,5 độ C.
  • Phụ huynh cần theo dõi liên tục quá trình hô hấp của trẻ trong 48 – 72 tiếng sau khi tiêm ngừa và chú ý đến nguy cơ ngưng thở tiềm tàng với trường hợp con sinh non (dưới 28 tuần). Nhất là với các bé có biểu hiện chưa hoàn thiện về hệ hô hấp. Với nhóm trẻ này, lợi ích tiêm chủng đạt được là khá cao. Do đó không ngừng hoặc trì hoãn.
  • Tránh trộn lẫn vắc xin Synflorix cùng những loại vắc xin khác trong cùng 1 liều tiêm.
  • Cơ sở y tế phải đảm bảo có đủ các phương tiện đề phòng và xử lý tình trạng sốc phản vệ.
Lịch chủng ngừa vắc xin Synflorix nên tiến hành khi bé < 2 tuổi
Lịch chủng ngừa vắc xin Synflorix nên tiến hành khi bé < 2 tuổi

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiêm phế cầu có sốt không. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Phụ huynh hãy chủ động đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín tiêm ngừa nhé. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?
Bài viết trước
Tìm Hiểu Về Vắc Xin Phòng Bệnh Rubella Từ A Đến Z
Bài viết tiếp theo
Trẻ Đã Bị Viêm Phổi, Viêm Tai Giữa Tiêm Phế Cầu Được Không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1