Vacxin Rota Của Việt Nam Có Tốt Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vacxin Rota Của Việt Nam Có Tốt Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng tư 26, 2023

Rota là loại vắc xin dùng để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em dưới 5 tuổi đã được kiểm tra nghiêm ngặt và đưa ra sử dụng ở nước ta. Tuy nhiên nhiều cha mẹ lẫn lo lắng về lợi ích cũng như tác dụng phụ của loại vắc xin này? Vậy vacxin Rota của Việt Nam có tốt không? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết bên dưới nhé!

Tìm hiểu về vắc xin Rotavin

Rotavin – M1 là loại vắc xin sống giảm độc lực có tác dụng ngừa nguy cơ nhiễm virus Rota – nguyên nhân gây tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.

Vắc xin Việt Nam được chiết xuất dưới dạng dung dịch màu hồng, sản xuất từ dây chuyền công nghệ hiện đại, đạt các tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra về vắc xin uống.

Nguồn gốc

Vắc xin Rotavin – M1 được nghiên cứu, sản xuất bởi Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) – Việt Nam là tổ chức Khoa học Công nghệ, trực thuộc Bộ Y tế, có chức năng nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng bệnh cũng như các chế phẩm sinh học phục vụ cho công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Đường uống

  • Vắc xin Rotavin chỉ được dùng dưới dạng uống, không được tiêm.
  • Liều uống: 2 ml/liều.

Chống chỉ định

  • Trẻ quá mẫn cảm sau khi uống liều đầu tiên hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ có bệnh lý nặng, cấp tính, sốt cao, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Trẻ bị vấn đề về dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, lồng ruột hoặc đang suy giảm miễn dịch nặng.
  • Người lớn, phụ nữ có thai và đang trong quá trình cho con bú.

Lưu ý: Việc cho con bú sẽ không làm giảm hiệu quả của vắc xin, nên vẫn có thể tiếp tục sau khi trẻ đã sử dụng vắc xin.

Thận trọng khi sử dụng

  • Thận trọng đối với những trường hợp có tiền sử co giật hoặc bị dị ứng.
  • Không nên cho uống vắc xin trong trường hợp đang sốt hay điều trị có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch (như sử dụng thuốc, truyền máu hay các chế phẩm từ máu,…).
  • Chỉ nên cho trẻ uống vắc xin sau khi đã hết sốt 3 ngày và hoàn tất điều trị tối thiểu 4 tuần.
  • Nếu trẻ nôn trớ phần lớn lượng vắc xin sau khi uống thì nên cho bé liều vắc xin thay thế. Chú ý không để con yêu bú sữa mẹ trước và sau khi uống vắc xin 30 phút.

Tác dụng phụ không mong muốn

Các triệu chứng thường gặp: Nôn, sốt, đau bụng, tiêu chảy, ho, quấy khóc,… nhưng rất ít.

Tương tác thuốc

Vắc xin Rotavin – M1 có thể uống cùng lúc với những vắc xin khác như: Vắc xin phối hợp 6 trong 1, 5 trong 1, vắc xin bại liệt (IPV, OPV), vắc xin viêm gan B, vắc xin phòng các bệnh do Hib,…

Vacxin rota của Việt Nam có tốt không?

Rotavin M1 là loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp do rotavirus gây ra được sản xuất tại Việt Nam do POLYVAC nghiên cứu và phát triển.

PGS.TS Lê Thị Luân, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm y tế, Trưởng nhóm trực tiếp tiến hành “Nghiên cứu tạo chủng Virus Rota ứng cử viên cho sản xuất vắc xin Rota phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ em Việt Nam” cho biết: “Loại vắc xin Rotavin M1 mà Trung tâm đã nghiên cứu và sản xuất đều đạt hiệu quả tốt về tính an toàn cũng như tính sinh miễn dịch, đã được thử nghiệm nhiều lần trong phòng thí nghiệm, trên động vật nên rất an toàn trên cơ thể người. Khi đem so sánh kết quả 1.000 trẻ đã uống vắc xin Rotavin – M1 với vắc xin nhập ngoại Rotarix của Bỉ cho thấy, không có bất cứ biểu hiện đáng chú ý nào 30 phút sau khi uống mỗi liều. Trong vòng 7 ngày dùng liều 1, những phản ứng ngoài ý muốn như: Sốt, nôn, ho, đau bụng,… đều không đáng kể. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 30 trở đi, các triệu chứng trên đều xảy ra đồng đều ở cả hai loại vắc xin. Sau ngày thứ 30, chỉ số máu của trẻ bắt đầu trở về ở mức bình thường. Các chỉ số men gan đều ở ngưỡng giá trị bình thường, nồng độ urê cũng giảm xuống sau khi uống vắc xin Rotavin”.

Như vậy mẹ đã biết được câu trả lời về vấn đề vaccin Rota của Việt Nam có tốt không. Tuy nhiên, nếu trong liều thứ nhất phụ huynh đã chọn loại nào thì liều tiếp theo cũng phải chọn loại đó, vì cách sử dụng chung của các loại vacxin ngừa Rota virus là uống 2 liều cùng một hãng sản xuất.

Tìm hiểu về vắc xin Rotavin
Vacxin rota của Việt Nam có tốt không?

Nên uống Rota của Bỉ hay Việt Nam?

Ngoài vấn đề vacxin Rota của Việt Nam có tốt không thì nhiều cha mẹ cũng thắc mắc nên uống Rota Bỉ hay Việt Nam.

Rotavin M1 là loại vắc xin ngừa tiêu chảy cấp được sản xuất tại Việt Nam. Và Việt Nam cũng là nước thứ 4 sản xuất được vắc xin ngừa tiêu chảy do Rota virus chỉ sau Mỹ, Bỉ với Trung Quốc.

Đây là loại vaccin được nghiên cứu từ chủng virus của người Việt Nam nên hoàn toàn phù hợp với cơ địa người Việt.

Rotavin M1 đã được Bộ Y Tế công nhận đạt hiệu quả tốt về tính an toàn và tính sinh miễn dịch, đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm lẫn trên động vật nên rất an toàn trên cơ thể người. 

Chính vì vậy chúng ta dễ thấy vắc xin Rota của Việt Nam có tác dụng không kém gì so với vaccin nhập từ nước ngoài mà giá thành rẻ hơn. 

Tuy nhiên, nếu trong liều đầu tiên cha mẹ đã chọn loại nào cho trẻ thì liều thứ 2 cũng phải chọn loại đó, vì cách sử dụng chung của các loại vắc xin ngừa Rota virus là uống 2 liều do một hãng sản xuất.

Giá vacxin Rota Việt Nam

Rotavin M1 của Việt Nam có giá khoảng 300.000 đồng trong khi chi phí Rotarix nhập khẩu hơn 700.000 đồng.

Vacxin rota Việt Nam uống mấy lần?

Vacxin Rota Việt Nam uống từ 6 – 24 tuần tuổi uống 2 liều cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Như vậy Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc vacxin Rota của Việt Nam có tốt không. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 hoặc 0868 666 968.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ