Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 22, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh quai bị cần kiêng gì và thực hiện trong bao lâu. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu tổng quát về quai bị nhé. Quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm thường gặp. Sưng các tuyến nước bọt là biểu hiện đặc trưng. Trẻ nhỏ từ 2 đến 14 tuổi rất dễ mắc bệnh quai bị. Ngoài ra, nhóm trẻ lớn, người cao tuổi, thanh niên cũng có thể bị bệnh nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Nguy cơ mắc quai bị của nữ giới thấp hơn so với nam giới.
Tại Việt Nam, bệnh quai bị thường xảy ra ở khu vực Tây Nguyên và miền Bắc. Tỷ lệ mắc mỗi năm dao động từ 10 đến 40 ca trên 100.000 dân. Những ca bệnh nặng có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não, viêm nhiều tuyến khác. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong do quai bị chỉ ở mức thấp, không vượt quá 1 ca trên 100.000 dân.
Tiêm ngừa vacxin là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa bệnh quai bị, giúp bảo vệ sức khỏe chính mình và người thân yêu. Trong trường hợp mắc bệnh, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách. Quá trình hồi phục tại nhà cũng rất quan trọng, bạn phải có kiến thức trong cách sinh hoạt, ăn uống, nên biết bệnh quai bị cần kiêng gì và phải thực hiện trong bao lâu?
Bệnh quai bị cần kiêng những gì? Để giúp quá trình điều trị, hồi phục khi mắc quai bị diễn ra nhanh chóng, hạn chế các biến chứng nguy hiểm, việc kiêng cữ là điều người bệnh cần làm, cụ thể như sau:
Hai yếu tố khiến vùng mắc quai bị sưng đau hơn là gió và nước lạnh. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ khiến tình trạng quai bị thêm trầm trọng, người bệnh cần che chắn gió cẩn thận khi ra ngoài bằng cách mặc quần áo dài. Bên cạnh đó, dù phải kiêng nước nhưng bạn vẫn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Đặc biệt khi mắc quai bị, việc tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng là điều cần thiết. Bệnh nhân nên tắm bằng nước ấm, tránh dùng nước lạnh và ngâm mình quá lâu.
Nhằm nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật, người mắc quai bị nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn, thông qua việc sắp xếp thời gian sinh hoạt hợp lý. Ngoài ra, có khá nhiều nam giới vì vận động mạnh đã gặp biến chứng sưng đau tinh hoàn. Nếu không điều trị kịp thời, phát hiện muộn có thể dẫn đến vô sinh.
Quan hệ tình dục cũng không được khuyến khích trong lúc mắc quai bị. Vì quá trình quan hệ sẽ mất nhiều năng lượng khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí gia tăng biến chứng như sưng đau tinh hoàn ở nam giới, đau rát với phái nữ. Ngoài ra, nếu “đối tác” chưa được tiêm vacxin hoặc nồng độ kháng thể không đủ có thể bị lây nhiễm.
Người bệnh không được chủ quan tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Hãy đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để bác sĩ theo dõi và đưa ra phác đồ phù hợp. Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh quai bị.
Việc chữa bệnh chủ yếu dựa trên các nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân, an thần, hạn chế vận động, điều trị viêm tụy, viêm não, viêm màng não, chống viêm tinh hoàn, buồng trứng. Trong những trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh. Có thể dùng Globulin miễn dịch với các thể bệnh nặng.
Đồ ăn chua cay là một trong những thực phẩm mà người mắc bệnh quai bị không nên ăn. Thời gian điều trị sẽ bị kéo dài, tình trạng bệnh thêm tồi tệ, nếu bạn sử dụng quá nhiều thực phẩm chua cay. Vì khi thưởng thức các món này, tuyến nước bọt đang bị viêm sưng sẽ bị kích thích và hoạt động mạnh hơn, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.
Trong thời gian mắc quai bị, bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên ăn thịt gà. Mặc dù là món tủ của nhiều người, nhưng sau khi dùng thịt gà, bệnh nhân sẽ dễ cảm thấy khó tiêu, đầy bụng. Lúc này, cơ thể lại thêm phần mệt mỏi, uể oải. Ngoài ra, thịt gà cũng khá dai, nếu cố gắng nhai, tuyến nước bọt đang bị viêm sưng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Tốt nhất khi mắc quai bị, bạn nên tránh dùng các món được chế biến từ nếp như bánh trôi, bánh chưng, xôi,… Vì vùng sưng viêm sẽ càng to hơn, thời gian điều trị và hồi phục bị kéo dài.
Bên cạnh những vấn đề cần kiêng cữ vừa được liệt kê ở trên. Bệnh quai bị ở trẻ em kiêng gì thêm không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Bệnh quai bị kiêng bao lâu để mang đến hiệu quả cao nhất? Trên thực tế, bác sĩ khuyến khích tất cả mọi người nên kiêng cữ cho đến khi khỏi quai bị và các biến chứng hoàn toàn biến mất. Tốt hơn nữa, hãy kiêng thêm khoảng 10 ngày sau khi khỏi bệnh.
Thắc mắc bệnh quai bị cần kiêng gì đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp xong. Vậy nên chăm sóc bệnh nhân quai bị như thế nào đúng cách và khoa học nhất?
Thế bệnh quai bị nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục, nâng cao sức đề kháng hiệu quả?
Ưu tiên thực phẩm mềm và dạng lỏng
Khi mắc quai bị, việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn do bệnh nhân thường sốt cao, tuyến nước bọt sưng đau. Vì vậy, những thức ăn ở dạng lỏng nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng như canh trứng, gạo tẻ, ngó sen,… nên được người thân ưu tiên cho bệnh nhân dùng. Bên cạnh đó, cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp, hạn chế nhai mạnh. Tốt nhất thực đơn trong ngày nên được chia nhỏ ra.
Bổ sung những món ăn chế biến từ rau xanh
Rau xanh là thực phẩm được khuyến khích hàng đầu khi mắc bệnh quai bị. Do trong rau xanh có nhiều Vitamin A rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động miễn dịch chống nhiễm trùng, nhất là các bạch cầu lympho B, lympho T, bạch cầu đa nhân trung tính về cả chất lượng lẫn số lượng.
Bên cạnh thắc mắc bệnh quai bị cần kiêng gì, Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giải đáp thêm cho bạn hai câu hỏi thường gặp khác, cụ thể như sau:
Về mặt lý thuyết, người bệnh quai bị nên kiêng gió. Tuy nhiên, nếu thời tiết quá nóng bức vẫn có thể sử dụng quạt, nhưng hãy bật ở chế độ thấp và đừng dùng quá lâu. Do tình hình sức khỏe của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời gia tăng khả năng lây truyền virus quai bị cho người khác.
Rượu bia vốn dĩ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Đối với người bệnh quai bị, nguy cơ gặp biến chứng sẽ tăng cao nếu tiêu thụ rượu bia. Vì cảm giác đau đớn, bỏng rát trong khoang miệng sẽ càng trầm trọng hơn. Do đó, bệnh nhân mắc quai bị cần tuyệt đối kiêng cữ rượu bia.