[Giải Đáp] Mắc Bệnh Quai Bị Có Được Tắm Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Nội khoa > Bệnh truyền nhiễm > [Giải Đáp] Mắc Bệnh Quai Bị Có Được Tắm Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 19, 2021

Bạn đã thật sự biết cách nhận ra bệnh quai bị chưa? Khi mắc bệnh quai bị có được tắm không? Cần kiêng cữ gì để quá trình chữa trị và hồi phục bệnh thêm thuận lợi, nhanh chóng? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nhận biết mắc bệnh quai bị

Trước khi giải đáp thắc mắc bệnh quai bị có được tắm không. Chúng ta cần biết cách nhận biết khi mắc bệnh quai bị. Cụ thể như sau:

benh-quai-bi-co-duoc-tam-khong-1
Sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai là triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của bệnh quai bị thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi bị lây nhiễm virus, trong những tuần tiếp theo sẽ giảm dần. Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết là sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (ở vùng hàm và má). Tình trạng sưng đau này nếu diễn biến nặng có thể đến mức không còn nhìn thấy được phần góc của xương hàm. Khoảng 25% người bệnh quai bị chỉ bị sưng một bên. Ngoài ra, một bên mang tai có thể sưng trước bên kia. Trong một số trường hợp ít gặp, dưới lưỡi và các tuyến nước bọt ở hàm dưới cũng có thể sưng đau.

Thường nhầm lẫn triệu chứng của bệnh quai bị với sưng tuyến nước bọt do cúm hay sưng hạch bạch huyết. Ngoài những dấu hiệu điển hình, một số triệu chứng khác có thể xảy ra trước đó như mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu, sốt nhẹ kéo dài 3 – 4 ngày,… Một số bệnh nhân chỉ xuất hiện triệu chứng không đặc hiệu, thậm chí hoàn toàn chẳng có dấu hiệu nhận biết nào.

Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết bệnh quai bị nếu chẳng may gặp phải. Vậy mắc bệnh quai bị có được tắm không?

Mắc bệnh quai bị có được tắm không?

Quai bị vốn được xem là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus có tên Paramyxovirus, lây trực tiếp qua đường hô hấp. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là trẻ em ở độ tuổi 13 đến 14. Thỉnh thoảng người bệnh có thể rơi vào độ tuổi 18 đến 20. Đối tượng ít khi mắc bệnh này là người già và trẻ dưới 2 tuổi. Những dấu hiệu ở tuyến nước bọt sau mang tai sẽ cho bạn biết có bị bệnh hay không, cụ thể là viêm tuyến tụy, viêm màng não, viêm tuyến sinh dục và tại một số cơ quan khác.

benh-quai-bi-co-duoc-tam-khong-2
Có thể tắm khi bị bạch hầu, nhưng không được dùng nước lạnh và tắm quá lâu

Quai bị thường tự khỏi và lành tính, cơ thể sẽ miễn dịch suốt đời sau khi mắc bệnh. Hiện nay, quai bị chưa có thuốc đặc trị. Bác sĩ chỉ chữa được những biến chứng do quai bị gây ra. Có một số thông tin cho rằng mắc bệnh quai bị không được tắm. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, bệnh nhân vẫn có thể tắm, nhưng thời gian thực hiện phải nhanh và không được sử dụng nước lạnh.

Nhằm giúp quá trình chữa trị bệnh thêm nhanh chóng, bạn hãy cung cấp thêm Vitamin C để nâng cao sức đề kháng, điển hình như uống 1 ly nước cam mỗi ngày. Đồng thời, tránh dùng những loại trái cây có Axit, vị chua như sấu, cóc, me, xoài, bưởi, dứa,… vì sẽ kích thích tuyến nước bọt, khiến bệnh lâu hồi phục hơn. Nhiều bạn thắc mắc cam có vị chua nhưng cam lại nâng cao sức đề kháng vậy “bị quai bị có nên uống nước cam?” Bạn vẫn có thể uống nước cam nhưng hãy uống nước cam ngọt.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong câu hỏi mắc bệnh quai bị có được tắm không. Và vấn đề được đặt ra tiếp theo là bệnh quai bị có được gội đầu không? Theo bác sĩ, bệnh nhân đang mắc quai bị vẫn có thể gội đầu, để giúp giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày, đừng vì quá kiêng cữ mà tuyệt đối không tắm gội gì. Tuy nhiên, quá trình gội đầu phải diễn ra nhanh chóng hết mức có thể. Đồng thời nhất định phải sử dụng nước ấm, tuyệt đối không dùng nước lạnh khi gội đầu lúc mắc bệnh quai bị.

Lưu ý giữ vệ sinh môi trường sống

Ngoài giữ vệ sinh cơ thể tốt, người bị bệnh quai bị cần chú ý vệ sinh phòng ngủ và nhà cửa cẩn thận. Đặc biệt bạn nên giặt giũ ga trải giường, gối nệm sạch sẽ để tạo môi trường thoải mái từ đó giúp người bệnh thoải mái và mau khỏi bệnh hơn.

Ngoài ra, bệnh quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm, có tính lây nhiễm trong cộng đồng rất cao qua đường ho, hắt hơi, sử dụng chung đồ vật, ăn uống chung với người nhiễm bệnh, hôn. Vì thế giữ gìn vệ sinh chính là phương pháp phòng ngừa lây nhiễm quai bị tốt nhất.

Lưu ý bệnh quai bị cần kiêng gì?

Sau khi đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bệnh quai bị có được tắm không. Bạn cần kiêng cữ một số điều sau để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng hơn:

bệnh quai bị kiêng gì

  • Tránh dùng các món có vị chua vì sẽ gây đau hơn do tuyến nước bọt bị kích thích.
  • Hạn chế vận động quá sức. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì việc vận động mạnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, dẫn đến vô sinh ở nam giới. (Tham khảo: Tại sao bị quai bị lại hạn chế đi lại?)
  • Để bảo vệ sức khỏe cho cộng động, người bệnh cần tránh đến nơi đông người, tốt nhất nên cách ly tại nhà.
  • Tuyệt đối không mua thuốc một cách tùy tiện để dùng, khi vẫn chưa có chỉ định của bác sĩ. (Tham khảo: Khám quai bị ở bệnh viện nào?)
  • Kiêng ăn các món chế biến từ nếp, vì có khả năng làm quai hàm thêm sưng đau.
  • Đồ ăn tanh, cay nóng cũng không được khuyến khích. Vì các món này làm tăng áp lực của hệ tiêu hóa, chất dinh dưỡng ít được hấp thụ, khiến cơ thể thêm phần mệt mỏi.
  • Trành chọn ăn những thực phẩm cứng, dai vì cơ hàm phải hoạt động nhiều, thêm đau đớn. Một trong những món ăn cứng dai nhưng khá phổ biến là thịt gà. Vậy bị quai bị có ăn được thịt gà không? Theo các chuyên gia, bạn không nên ăn thịt gà khi bị quai bị.
  • Hạn chế ra nơi có gió nhiều, tiếp xúc với nước lạnh thường xuyên vì làm cho vùng mắc bệnh quai bị sưng và đau hơn.

Mong rằng thông qua bài viết này, bạn đã nhận đáp án đầy đủ cho câu hỏi mắc bệnh quai bị có được tắm không. Đồng thời, tiếp thu thêm những thông tin hữu ích như dấu hiệu nhận biết bệnh và cách kiêng cữ đúng nhất. Từ đó, giúp quá trình hồi phục nếu chẳng may nhiễm bệnh trở nên nhanh chóng hơn. Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ